Sự khác nhau giữa Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học là ở đâu?

nhuongnv

Senior Member
Sự khác nhau giữa Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại cả học vị Tiến sĩ (TS) và Tiến sĩ khoa học (TSKH). Thực sự tôi chưa hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai loại học vị này lắm! Nếu nói như thế thì TS là không khoa học hả? ?:lol:

Mọi người nhà ta có ai thông thạo chuyện này có thể giải thích giùm tôi cái được không nhỉ?
 
Đúng :D mình cũng đã từng thắc mắc vấn đề này và có một anh trả lời rằng:Trước kia theo hệ đầo tạo của Liên Xô thì Có PTS, TS chứ không phải ThS, TS sau đó Nhà nước phong học vị nhữngng người PTS là TS còn TS thì được phong là tiến sĩ khoa học.
 
Cái này là do ảnh hưởng của hệ thống bằng cấp ở Châu Âu: Ở Nga hồi xưa có TS và PTS, ở Đức có Dr và Dr ha-bin...v.v. Khoảng cách về trình độ giữa hai bằng cấp này khá xa: một TS có thể hướng dẫn vài PTS. Ví dụ xếp của một số anh em làm tiến sĩ ở Đức hiện này là Dr Ha-bin.

Ở VN hồi xưa theo hệ thống của Nga. Sau này chuyển sang hệ thống của Mỹ thì PTS trở thành TS. Thế thì TS thì sao? Nhà nước mới nghĩ ra danh hiệu tiến sĩ khoa học = Ha-bin của Đức để phong cho những người này. Chính vì vậy chữ khoa học không phải theo nghĩa đen của nó mà chỉ là một danh hiệu riêng, kiểu như Ha-bin vậy.

Ngày nay làm tiến sĩ ở Mỹ, Úc còn có một định hướng mới là đào tạo TS cho các ngành kỹ thuật. Các TS này chỉ cần học một số chứng chỉ nào đó và được cấp bằng thay vì phải nghiên cứu khoa học.

Học Thạc sĩ ở nước ngoài cũng đã có course-work từ lâu: học viên chỉ học một số tín chỉ và được cấp bằng thạc sĩ. Thời gian học thường là 1 năm. Ví dụ MBA = thạc sĩ quản trị kinh doanh.
 
Anh Lương giải thích về TS và TSKH nói chung là đúng rồi, tuy nhiên Vinh muốn giải thích thêm 1 chút nữa về hệ thống ở Đức. Sau khi học xong đại học thường là 5 năm, sinh viên sẽ được cấp 1 bằng gọi là diploma, tương đương với thạc sỹ (master) ở các nước khác như Anh, Mỹ hay Việtnam (một số trường bây giờ chia 5 năm thành 3 năm đại học và 2 năm thạc sỹ). Nếu sinh viên tiếp tục làm nghiên cứu tiến sỹ trong vòng khoảng từ 3 đến 5 năm (có trường hợp cả 10 năm, nhưng trung bình là 4 năm), họ sẽ được cấp 1 bằng tiến sỹ (Dr.). Sau khi có bằng Dr. họ có thể tiếp tục làm việc trong trường đại học, tuy nhiên tổng thời gian làm tiến sỹ và thời gian làm việc sau tiến sỹ không được quá 12 năm (người Đức đang xem xét lại luật này). ?Sau đó, để tiếp tục ở lại trong trường đại học họ phải xin được một vị trí phó giáo sư (C3) hoặc giáo sư (C4). Bình thường, để xin được PGS hay giáo GS sau thời gian làm TS họ phải làm 1 loại bằng khác gọi Dr. habin trong vòng từ 2-5 năm. Tuy nhiên, bây giờ người ta cũng không phân biệt Dr. và Dr. habin nhiều nữa, mà phân biệt chủ yếu dựa vào những nghiên cứu mà người đó làm được. Cho nên, sau khi làm tiến sỹ nếu bạn có một thời gian làm ở trường đại học hoặc viện nghiên cứu (postdoc), bạn có đủ số giờ giảng dạy và công trình nghiên cứu khoa học, bạn có thể xin vào các vị trí PGS và GS được.


Nguyễn Ngọc Lương said:
Ngày nay làm tiến sĩ ở Mỹ, Úc còn có một định hướng mới là đào tạo TS cho các ngành kỹ thuật. Các TS này chỉ cần học một số chứng chỉ nào đó và được cấp bằng thay vì phải nghiên cứu khoa học.
Cái này thì Vinh chưa nghe nói bao giờ, bác Lương cho anh em một ví dụ đi???
 
Cái này tôi cũng không biết nói làm sao. Đây là nhớ mang máng có vài bài báo giáo dục bên Úc hồi xưa và một ông thầy nào đó không nhớ ở môn nào nói cái đó. Bây giờ mà tìm lại thì không biết bắt đầu từ đâu :oops:
 
Lê Sỹ Vinh said:
Sau khi học xong đại học thường là 5 năm, sinh viên sẽ được cấp 1 bằng gọi là diploma, tương đương với thạc sỹ (master) ở các nước khác như Anh, Mỹ hay Việtnam (một số trường bây giờ chia 5 năm thành 3 năm đại học và 2 năm thạc sỹ). Nếu sinh viên tiếp tục làm nghiên cứu tiến sỹ trong vòng khoảng từ 3 đến 5 năm (có trường hợp cả 10 năm, nhưng trung bình là 4 năm), họ sẽ được cấp 1 bằng tiến sỹ (Dr.).


Như các Bác tranh luận vấn đề này mà đâm ra tôi suy nghĩ: vậy các vị PTS trước đây (Tương đương ThS. hiện đang được đào tại tại VN) sau một đêm của năm 1996 ngủ dậy nghiễm nhiêm trở thành TS và họ lại đi đào tạo ThS!? Tôi suy nghĩ cho giáo dục Việt Nam trong một tương lai không mấy tốt đẹp trong những năm tới?

Một vấn đề nữa mà tôi thật sự không hiểu, tôi có một anh bạn là sinh viên của Trường DHKH TN đang về MT xin việc nhưng người ta bảo với anh rằng ở đây họ chỉ nhận KS CNSH được đào tạo 5 năm thôi chứ không nhận anh đó vào làm việc với 2  lý do: i) bằng TNĐH CNSH chỉ được đào tạo 4 năm, ii) Các môn học ở nơi anh ta đang học thì được đào tạo theo hệ TÍN CHỈ mà họ lại cần BẢNG ĐIỂM chứ không chấp nhận tín chỉ???????

Như Bác Vinh nói ở trên thì KS CNSH 5 năm mà ở VN đang đào tạo thì tính năm (chưa tính kiến thức) bằng ở các nước khác học tới diploma rồi, rồi đào tạo thêm ThS 2-3 năm, TS 2-8 năm nữa, hèn chi mà các GS của ta được phong chức danh có tuổi đời lớn đến thế.  8)  :lol:
 
Huỳnh Văn Kiệt said:
Lê Sỹ Vinh said:
Sau khi học xong đại học thường là 5 năm, sinh viên sẽ được cấp 1 bằng gọi là diploma, tương đương với thạc sỹ (master) ở các nước khác như Anh, Mỹ hay Việtnam (một số trường bây giờ chia 5 năm thành 3 năm đại học và 2 năm thạc sỹ). Nếu sinh viên tiếp tục làm nghiên cứu tiến sỹ trong vòng khoảng từ 3 đến 5 năm (có trường hợp cả 10 năm, nhưng trung bình là 4 năm), họ sẽ được cấp 1 bằng tiến sỹ (Dr.).


Như các Bác tranh luận vấn đề này mà đâm ra tôi suy nghĩ: vậy các vị PTS trước đây (Tương đương ThS. hiện đang được đào tại tại VN) sau một đêm của năm 1996 ngủ dậy nghiễm nhiêm trở thành TS và họ lại đi đào tạo ThS!? Tôi suy nghĩ cho giáo dục Việt Nam trong một tương lai không mấy tốt đẹp trong những năm tới?

Bạn Kiệt thân mến, mình nghĩ bạn nên đọc kĩ lại cái đoạn mình viết (và bạn cũng trích dẫn). Không có chuyện PTS = Ths được!

Huỳnh Văn Kiệt said:
Một vấn đề nữa mà tôi thật sự không hiểu, tôi có một anh bạn là sinh viên của Trường DHKH TN đang về MT xin việc nhưng người ta bảo với anh rằng ở đây họ chỉ nhận KS CNSH được đào tạo 5 năm thôi chứ không nhận anh đó vào làm việc với 2 ?lý do: i) bằng TNĐH CNSH chỉ được đào tạo 4 năm, ii) Các môn học ở nơi anh ta đang học thì được đào tạo theo hệ TÍN CHỈ mà họ lại cần BẢNG ĐIỂM chứ không chấp nhận tín chỉ???????
Bạn viết tắt nhiều cái mình không hiểu (MT?, TNDH?). Việc đào tạo chứng chỉ ở nước ngoài là phổ biến. Để tốt nghiệp thì bạn phải hoàn thành một số chứng chỉ chuyên ngành, và một số không chuyên ngành. Những chứng chỉ chuyên ngành thì thường có điểm kèm theo. Những chứng chỉ kô chuyên ngành thì thường chỉ nghi "Đỗ" hay "Trượt". Cho nên nói đào tạo theo chứng chỉ kô có bảng điểm cần phải xem xét lại?????

Huỳnh Văn Kiệt said:
Như Bác Vinh nói ở trên thì KS CNSH 5 năm mà ở VN đang đào tạo thì tính năm (chưa tính kiến thức) bằng ở các nước khác học tới diploma rồi, rồi đào tạo thêm ThS 2-3 năm, TS 2-8 năm nữa, hèn chi mà các GS của ta được phong chức danh có tuổi đời lớn đến thế. ?8) ?:lol:

Việc đào tạo 3,4, 5 năm thì phụ thuộc vào từng hệ thống giáo dục và từng trường đại học. Nếu Vinh nhớ kô sai thi DHKH TN Hà nội đào tạo cũng có 4 năm thôi.
 
Ở trong cuốn sách in kỷ niệm 45 năm khoa Sinh học trường ĐH KHTN Hà Nội tôi thấy trong phần lý lịch về quá trình đào tạo của một số thầy có :
Tiến sĩ: [trường, nước], [năm]
Tiến sĩ khoa học: [trường, nước], [năm]

Như vậy thì rõ ràng để có bằng TSKH thì phải học/nghiên cứu thêm nữa?
 
Lê Sỹ Vinh said:
Anh Lương giải thích về TS và TSKH nói chung là đúng rồi, tuy nhiên Vinh muốn giải thích thêm 1 chút nữa về hệ thống ở Đức. Sau khi học xong đại học thường là 5 năm, sinh viên sẽ được cấp 1 bằng gọi là diploma, tương đương với thạc sỹ (master) ở các nước khác như Anh, Mỹ hay Việtnam (một số trường bây giờ chia 5 năm thành 3 năm đại học và 2 năm thạc sỹ). Nếu sinh viên tiếp tục làm nghiên cứu tiến sỹ trong vòng khoảng từ 3 đến 5 năm (có trường hợp cả 10 năm, nhưng trung bình là 4 năm), họ sẽ được cấp 1 bằng tiến sỹ (Dr.). Sau khi có bằng Dr. họ có thể tiếp tục làm việc trong trường đại học, tuy nhiên tổng thời gian làm tiến sỹ và thời gian làm việc sau tiến sỹ không được quá 12 năm (người Đức đang xem xét lại luật này).  Sau đó, để tiếp tục ở lại trong trường đại học họ phải xin được một vị trí phó giáo sư (C3) hoặc giáo sư (C4). Bình thường, để xin được PGS hay giáo GS sau thời gian làm TS họ phải làm 1 loại bằng khác gọi Dr. habin trong vòng từ 2-5 năm. Tuy nhiên, bây giờ người ta cũng không phân biệt Dr. và Dr. habin nhiều nữa, mà phân biệt chủ yếu dựa vào những nghiên cứu mà người đó làm được. Cho nên, sau khi làm tiến sỹ nếu bạn có một thời gian làm ở trường đại học hoặc viện nghiên cứu (postdoc), bạn có đủ số giờ giảng dạy và công trình nghiên cứu khoa học, bạn có thể xin vào các vị trí PGS và GS được.

Bằng cấp Dr. Habil đúng là như Vinh nói. Bạn nào muốn tham khảo kỹ có thể xem ở

http://en.wikipedia.org/wiki/Habilitation

Theo tôi được biết thì bằng Dr. habil được trao cho các Dr. rer.nat sau khi ông/bà này tập trung các publication (khoảng 20) vào thành 1 cuốn sao cho chứng minh là những nghiên cứu của mình là liền mạch và tạo thành 1 chủ điểm riêng. Có nghĩa là các Dr. đã định hình về hướng nghiên cứu và có chỗ đứng trong giới khoa học. Tuy nhiên ko cần bằng Dr. habil vẫn kiếm được ghế Prof. C3 nếu "chinh chiến" tốt.


Như các Bác tranh luận vấn đề này mà đâm ra tôi suy nghĩ: vậy các vị PTS trước đây (Tương đương ThS. hiện đang được đào tại tại VN) sau một đêm của năm 1996 ngủ dậy nghiễm nhiêm trở thành TS và họ lại đi đào tạo ThS!? Tôi suy nghĩ cho giáo dục Việt Nam trong một tương lai không mấy tốt đẹp trong những năm tới?

Bạn Kiệt nhầm lẫn rồi. Trước đây, hệ thống GD mình cấp học vị Phó TS cho các Dr. rer. nat và TS cho Dr. habil. Sau đó, lại thấy rằng nếu gọi là PTS thì thấy mình thấp hơn so với hệ thống học vị của EU và USA nên bỏ PTS mà chuyển thành TS (Dr. rer. nat) và Dr. habil được gọi là TSKH để cho thấy "có nhiều ... khoa học" hơn :D.

Chưa bào giờ ThS được gọi là PTS cả.

MT = ngành môi trường
KS CNSH  = kỹ sư CNSH
TNĐH CNSH  = bằng tốt nghiệp Đại học CNSH

Nội dung trong chữ màu đỏ là sai.
 
Qua việc trao đổi với các Bác tôi mới thấy rõ ra ThS, PTS và Tiến sỹ. Trước đây tôi cũng đã từng thắc mắc ở Việt Nam PTS (giờ gọi là Tiến sỹ) có lẽ họ không phải cần làm nghiên cứu khoa học vì không có gắn chữ khoa học phía sau còn cái tên gọi TSKH chắc muốn có học vị này cần phải làm khoa học thực thụ. :roll:.


Nhân đây tôi cũng muốn xin hỏi là ở nước ngoài sao lại có chuyện có người học Master lại chỉ có 1 năm , học cái này không cần làm luận văn (thesis) hay sao?
 
Master nước ngoài có học 1 năm vì họ có nhiều kiểu học. Ngoài ra bằng Master không có giá trị lắm trừ phi làm tiếp lên tiến sĩ nên họ không tập trung vào master nhiều.
Master học một năm gồm các loại:
- Thuần túy đi học xong các tín chỉ để lấy bằng (Master by coursework)
- Nghiên cứu nhỏ + đi học các tín chỉ để lấy bằng (Master by coursework + minor thesis)
- Nghiên cứu + một vài tín chỉ (ít hơn nhiều so với bên coursework)-thường thì kéo dài từ 1 năm đến 1,5 năm tùy vào đề tài mình làm (Master by research)

Ngoài ra một số trường có dự bị Master 1 năm trước khi vào học master: đối tượng là những ai không đủ tiêu chuẩn vào học ngay master hoặc những ai đến từ các nước mà trường không chấp nhận bằng cấp của mình. Thông thường sinh viên VN mà học thì mất khoảng 1,5 đến 2 năm, gồm học tiếng, học bổ sung các môn...trước khi học thạc sĩ.
 
Nếu như các nhà quản lý và hoạch định giáo dục của ta mà áp dụng hình thức đào tạo Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh như các nước khác đã làm thì có lẽ nền giáo dục của ta khỏi phải nói tốn nhiều thời gian, giấy mực và công sức như lâu nay.

Nói như Bác Lương theo tôi hiểu Master thực ra chỉ là bước đệm để làm nghiên cứu sinh mà ở các nước khác trên thế giới đang làm?
 
Huỳnh Văn Kiệt said:
Qua việc trao đổi với các Bác tôi mới thấy rõ ra ThS, PTS và Tiến sỹ. Trước đây tôi cũng đã từng thắc mắc ở Việt Nam PTS (giờ gọi là Tiến sỹ) có lẽ họ không phải cần làm nghiên cứu khoa học vì không có gắn chữ khoa học phía sau còn cái tên gọi TSKH chắc muốn có học vị này cần phải làm khoa học thực thụ. :roll:.

Tôi xin lỗi vì đã phát biểu sai về học vị PTS hồi xưa ở VN thực chất là nó ko tương đương với Dr. rer. nat (TS) được mà chỉ là ?kandidat nauk (hệ Liên Xô cũ). Một vài nước Đông Âu cũng có cấp bậc này mà có thời gọi là Tiến sĩ chuyên ngành (thấp hơn so với Dr. rer. nat).

Xem thêm:

http://en.wikipedia.org/wiki/Kandidat_Nauk

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Giáo_sư

Ngoài ra một vài topic trên Edu.Net cũng bàn luận về vấn đề này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top