Lạc vào thế giới cây "ăn thịt"

00792

Moderator
Staff member
Cây "ăn thịt" hay đúng hơn là cây bắt mồi (carnivorous plant) là những loại cây nhận một phần hoặc hầu hết các chất dinh dưỡng (nhưng không phải năng lượng) cho chúng từ việc bẫy và tiêu hóa động vật hoặc sinh vật đơn bào, tiêu biểu như côn trùng và các động vật chân đốt khác. Các loài cây "ăn thịt" dường như đã phải biến đổi để thích với việc sinh trưởng tại những nơi đất mỏng hoặc nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ, như đầm lầy axit và lớp đất trồi lên trên bề mặt đá.
Hãy cùng trang Livesciences điểm lại một số loại cây bắt mồi "nổi tiếng" nhất:
anthit1.jpg
Cho đến nay, vẫn còn một vài bí ẩn về các loài cây bắt mồi, ví dụ như việc cây trong ảnh đánh bẫy một con ếch cây Thái Bình Dương. Cây bẫy ruồi Venus là một trong số ít các cây bắt mồi có thể di chuyển đủ nhanh để tóm gọn các côn trùng và đôi khi cả những động vật có vú nhỏ để tiêu hóa.
anthit2.jpg
Được tìm thấy trên hầu hết các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực, cây gọng vó gài bẫy để các con mồi dính vào lông tuyến màu hồng, chứa chất nhầy dính của chúng và sau đó hấp thụ các chất dinh dưỡng của côn trùng.
anthit3.jpg
Một con nhện đang bò tiến theo hướng nguy hiểm vào "dạ dày" một cây bắt mồi.
anthit5.jpg
Cây bắt ruồi Venus phát triển mạnh trên đất bạc màu vì chúng có thể thu thập thêm các chất dinh dưỡng từ thịt côn trùng và nhện. Những chiếc lông nhỏ bé trên các bẫy giống như vỏ sò của chúng khiến bẫy sập lại khi kích hoạt. Các enzym sau đó tiêu hóa con mồi và quá trình này mất tới vài ngày.Ngoài các xúc tu màu hồng sáng, cây gọng vó còn sản sinh ra những bông hoa nhỏ màu trắng.
anthit4.jpg
Giống như cây bắt ruồi Venus, cây gọng vó có thể di chuyển các phần phụ giống như xúc tu của chúng để đối phó với với sự kích thích của con mồi. Tuy nhiên, so với cây bắt ruồi ruồi Venus, cây gọng vó di chuyển tương đối chậm hơn, vì vậy họ phụ thuộc vào chất nhờn dính bẫy côn trùng.
anthit6.jpg
Các côn trùng bị mùi ngọt ngào của mật hoa thu hút vào phần lá hình cái ấm và bị lạc trong một mê cung các lồi ra giả mạo. Chẳng mấy con mồi sống sót thoát ra ngoài. Thay vào đó, đa phần chúng bị trượt qua chiếc ống trơn xuống một vũng nước đầy vi khuẩn, nơi con mồi bị biến thành thức ăn của cây.
anthit8.jpg
Loài cây nắp ấm Sarrancenia minor thường mọc ở các vùng ven biển từ Florida tới Bắc Carolina, Mỹ. Các miếng nắp ấm để hé cho ánh sáng lọt vào, có lẽ nhằm để thu hút côn trùng tiến sâu vào trong.
anthit7.jpg
Băng giá hiếm hoi ở hạt Hillsborough, bang Florida, Mỹ đã phủ băng lên các xúc tu của cây gọng vó này.
anthit9.jpg
Một loại cây nắp ấm khác, Nepenthes rafflesiana elongata, đã phát triển thành một chỗ ngủ lý tưởng các con dơi nhỏ. Mối quan hệ này khiến đôi bên cùng có lợi: Dơi có chỗ nghỉ ngơi vào ban ngày và cây nắp ấm nhận chất dinh dưỡng từ phân chim.
anthit10.jpg
Một số cây bắt mồi có một cách tương đối sáng tạo trong việc điều chỉnh nguồn cung dinh dưỡng. Cấy nắp ấm Nepenthes lowii ở Borneo thu hút chuột cây bằng mùi mật ngọt ngào. Nếu cần đi đại tiện trong lúc ăn, các con chuột cây sẽ chọn vị trí hoàn hảo trên cây nắp ấm. Tổng cộng, các cây nắp ấm đã nhận được từ 57% - 100% lượng nitơ của chúng từ phân chuột.
anthit11.jpg
Bẫy của cây rong bắt mồi Utricularia vulgaris khép lại nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus, theo một nghiên cứu năm 2011 của Philippe Marmottant và các cộng sự. Các bẫy của loài cây này chỉ dài một vài milimét nhưng tạo ra một lực hút gấp 600 lần so với trọng lực, tóm bẫy các động vật giáp xác nhỏ dưới nước và những con mồi không may mắn khác.
Theo Vietnamnet
 
Nhật lại phát hiện phóng xạ trong 11 loại rau, sữa


Bộ Y tế Nhật Bản sáng ngày 23/3 cho biết chất phóng xạ vượt giới hạn cho phép đã được phát hiện trong sữa tươi chưa qua xử lý và 11 loại rau củ, trong đó có bông cải xanh (broccoli) và cải bắp tại các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân bị hư hại do thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản.
Sữa bị nhiễm phóng xạ được phát hiện tại tỉnh Ibaraki, trong khi bông cải xanh được phát hiện ở Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, tin của Kyodo không cho biết thêm chi tiết.
food2.jpg

Đo phóng xạ trong thực phẩm tại Tokyo. Ảnh: AP.
Trong khi đó, Pháp đã thúc giục Ủy ban Châu Âu áp đặt việc "kiểm soát mang tính hệ thống" đối với việc nhập khẩu các sản phẩm tươi sống từ Nhật Bản vào EU trong bối cảnh có những quan ngại về thực phẩm nhiễm phóng xạ ở quốc gia Châu Á này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22/3, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã khẳng định,không hề có mây phóng xạ trong khí quyển Trái Đất sau khi xảy ra tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản. Theo tổ chức này, chỉ có mức phóng xạ cao hơn bình thường ở tầng không khí thấp so với mặt đất.
Chuyên gia của WMO khẳng định: "Đây là tình huống hoàn toàn khác so với tai nạn hạt nhân tại Chernobyl. Không hề có xạ khí trong khí quyển trái đất phát tán từ tai nạn hạt nhân của nhà máy điện Fukushima".
Chuyên gia WMO cũng cho biết thêm, sự phát tán phóng xạ được hạn chế tại tầng rất thấp của khí quyển. Theo đó, các đợt gió từ phía Bắc tiếp tục đẩy lượng phóng xạ bị phát tán ra ngoài đại dương. Tuy nhiên, tình hình thời tiết có thể biến đổi trong những ngày tới.
Theo TTXVN
 
Cùng xem các “quái vật” của Biển Trắng


Một nhà sinh vật học đã dũng cảm thâm nhập vào môi trường khắc nghiệt ở Biển Trắng để chụp hình ảnh những "quái vật" với vẻ đẹp mê hồn nhiều màu sắc .
Nhiều người cho rằng khu vực đáy biển băng giá ở miền tây bắc nước Nga có rất ít sinh vật có thể tồn tại. Nhà sinh vật học Alexander Semenov dành hai năm nghiên cứu tại Trạm sinh vật học Biển Trắng với nền nhiệt độ có lúc xuống tới -30 độ C để có được bộ ảnh độc đáo dưới đây.
bientrang1.jpg

Con tôm trong tới mức nhìn thấy cả bộ xương khoe đôi càng và râu. Rất có thể đây là tôm đực vì
nó có cái đầu thon dài.
bientrang2.jpg

Một con sâu cát (ragworm) là loài giun đốt sống ở biển. Chúng đào hang trên cát ướt và bùn
bằng các chi bên.
Semenox đã tìm thấy những khác biệt đáng kể giữa những sinh vật sống ở khu vực lạnh giá này với đồng loại ở những môi trường ấm áp hơn.
Semenov nói rằng, hệ động vật bờ biển ở vùng nước lạnh này hoàn toàn khác với tất cả sinh vật ông từng thấy trước đó. “Đây là nơi độc nhất đối với các nhà sinh vật học bờ biển. Lần đầu tiên xuống nước, tôi thật sự choáng. Biển Trắng đưa tôi đến một thế giới hoàn toàn khác với những sinh vật kỳ lạ”, Semenov nói.
bientrang3.jpg

Đây là một con ốc sên biển ăn thịt. Chân của chúng phát triển dài ra trông như hai cánh để giúp
chúng bơi liên tục trong nước.
bientrang4.jpg

Một chú hải sâm nhỏ đang bơi trong nước lạnh -20C.
bientrang5.jpg

Con sâu biển di chuyển bằng lông cứng
bientrang6.jpg

Giun nhiều tơ cũng là loài giun đốt. Mỗi đốt có một cặp chi phụ, giúp chúng dễ dàng di chuyển
Biển Trắng là một trong những nơi xa xôi nhất trên trái đất chưa bị con người can thiệp. Nằm ở phía đông bắc của Đại Tây Dương, Biển Trắng gần đây mới được các thợ lặn khám phá nhờ làn nước trong tới mức có thể nhìn thấy mọi vật dưới độ sâu 40m.
bientrang7.jpg

Cấu trúc có xúc tu của một động vật thuộc lớp thủy tức, loài sinh vật liên quan tới san hô và cỏ
chân ngỗng
bientrang8.jpg

Loài giáp xác với nhiều xúc tu này thuộc lớp thủy tức
Trạm nghiên cứu sinh học của Semenov cách khu làng gần nhất gần 20km và chưa có con đường nào được mở. “Việc giao tiếp với ngôi làng gần nhất phải trông chờ vào thuyền vào mùa hè và xe chạy trên tuyết vào mùa đông”, Semenov nói.
bientrang9.jpg

Con giun nhiều tơ với thân mình chia làm nhiều khúc phát ra ánh sáng xanh kỳ lạ
bientrang10.jpg

Loài động vật thân mềm phát ra ánh sáng kỳ lạ và màu sắc nổi bật
Theo Đất Việt
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top