Có hơn 4.000 chất khác nhau trong máu

00792

Moderator
Staff member



Sau ba năm tiến hành phân tích, các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta đã liệt kê được hơn 4.000 chất khác nhau có trong máu.
mau.jpg

Nhà hóa sinh học David Wishart và nghiên cứu của mình. (Ảnh: ScienceDaily)
Tờ ScienceDaily cho hay, nhiều người thường nghĩ trong máu chỉ có khoảng 10 - 20 chất, nhưng nhà hóa sinh học David Wishart cho biết nhóm của ông đã xác định được 4.229 chất có trong máu.
Các bác sĩ thường sử dụng kết quả phân tích thành phần hóa học của máu để chuẩn đoán bệnh tiểu đường và suy thận. Kết quả từ nghiên cứu này mở ra khả năng chuẩn đoán hàng trăm bệnh khác nhau.
Trưởng nhóm Wishart cùng hơn 20 nhà nghiên cứu đến từ sáu trường đại học đã sử dụng các công nghệ hiện đại để xác nhận những kết quả nghiên cứu trước đây và tìm thêm những thành phần hóa học khác trong máu.
Đây là công trình xác định thành phần của máu hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay. Qua đó chúng ta biết được hầu hết các chất có trong máu. Các bác sĩ có thể dùng nó làm tham chiếu để theo dõi sức khỏe của người bệnh ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, vì hóa chất trong máu là dấu hiệu đầu tiên nói lên tình trạng sức khỏe của một người.
Cơ sở dữ liệu thu được từ nghiên cứu này là một nguồn mở, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó và bổ sung thêm khi thu được những dữ liệu mới.
Việc ứng dụng cơ sở dữ liệu mới này sẽ xảy ra một cách từ từ, các bệnh viện và các bác sĩ sẽ thực hiện các giao thức tìm kiếm mới, ban đầu có thể chỉ với vài trăm trong số hơn 4.000 thành phần đã được tìm thấy.
Wishart và các đồng nghiệp đã đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về thành phần hóa học của máu.
Theo Vietnamnet
 
Dùng nhiều vitamin D để ngừa ung thư vú


Lượng vitamin D trong máu cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo hiện nay có thể giúp ngăn ngừa hoặc cắt giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh khác.
vitamin.jpg

Mô hình phân tử Vitamin D3. Ảnh: ScienceDaily.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California và Đại học Creighton (Mỹ) vừa mới công bố kết quả nghiên cứu này trên tạp chí Anticancer Research (Chống ung thư).
Giáo sư Cedric Garland thuộc trung tâm ung thư Moores, đại học California nói, lượng vitamin D hàng ngày cần cho người lớn là 4.000 - 8.000 IU, đó là lượng cần thiết để duy trì nồng độ chất chuyển hóa trong máu, nó cũng giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết, đa xơ cứng và tiểu đường typ 1. Ông rất ngạc nhiên khi thấy lượng vitamin D cần thiết giúp phòng bệnh cao hơn nhiều so với lượng vitamin tối thiểu 400 IU/ngày mà từ trước tới nay vẫn được khuyên dùng để chống bệnh còi xương.
Hầu hết, các nhà nghiên cứu giờ đây tin rằng hàm lượng vitamin D đạt 40 - 60 ng/ml giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D và các bệnh liên quan. Hiện nay chỉ 10% số người Mỹ, chủ yếu là những người làm việc ngoài trời dùng đủ liều lượng này.
Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 12 năm ngoái thì lượng vitamin D an toàn đối với trẻ em từ chín tuổi trở lên và người lớn là 4.000 IU/ngày, con số này với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới chín tuổi là 1.000 - 3.000 IU/ngày.
Theo Garland thì cơ quan quản lý cần xem xét lại giới hạn vitamin D an toàn và lương 10.000 IU/ngày cần được lấy làm giới hạn rủi ro và liều lượng đó đem lại lợi ích đáng kể đối với sức khỏe.
Heaney khuyên, mọi người nên sử dụng vitamin D nhiều hơn để ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, bệnh xương và một số bệnh nghiêm trọng khác.
Theo Vietnamnet
 
Phát hiện được cơ chế gây bệnh hô hấp ở trẻ em

Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Texas vừa xác định được cơ chế gây ra một trong những sự lây nhiễm nguy hiểm và phổ biến nhất ở trẻ em, đó là các bệnh về đường hô hấp.
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine số ra tháng 3.
hohap.jpg
Bằng việc phân tích các mẫu máu thu được từ các trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh hô hấp và các dữ liệu từ các thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học xác định được rằng loại virus hợp bào hô hấp (RSV) đã cản trở khả năng của các tế bào đường hô hấp trong việc sản xuất ra các enzymes giúp kiểm soát các phân tử dễ bị ảnh hưởng (các loại oxy phản ứng).
RSV cản trở quá trình trên bằng cách ngăn cản sự kích họat của một loại protein đơn lẻ có vai trò đối với sự họat động của các loại enzymes khử độc. Các oxy phản ứng sau đó tích lũy, gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm ở các tế bào đường hô hấp chưa bị ảnh hưởng.
Tiến sỹ Antonella Casola nói rằng vai trò của căng thẳng oxy hóa đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa viêm nhiễm phổi với sự lây nhiễm virus.
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Sức khỏe quốc gia Do Thái ở Denver cũng đã phát hiện thấy một hợp chất lipid POPG có tự nhiên trong niêm dịch các phế nang của phổi người. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng của POPG trên tế bào phổi người và chuột bị nhiễm RSV.
Kết quả cho thấy, những tế bào được bảo vệ bởi POPG trước khi tiếp xúc với virus thì ít bị nhiễm hơn, các tế bào bị viêm cũng ít xâm nhập vào phổi hơn. Phát hiện này cũng có thể mở ra hướng mới trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm RSV.
Virus hợp bào hô hấp là một loại ẩn náu và chờ cơ hội tấn công trở lại giống như virus HIV và virus gây ra bệnh gan. Virus hợp bào hô hấp khá phổ biến, hầu hết trẻ bị nhiễm bệnh trong năm đầu tiên. Khoảng 40% trẻ phát triển bệnh viêm tiểu phế quản có thể trở lại và hơn 1/3 có thể phát triển bệnh hen suyễn.
Theo Vietnam+
 
Cholesterol HDL giúp giảm nguy cơ ung thư ruột

Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Gut, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nồng độ cao cholesterol tốt (HDL) có thể giúp cắt giảm nguy cơ bị ung thư ruột.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phân tích các dữ liệu về những người tham dự vào một nghiên cứu điều tra về dinh dưỡng và ung thư ở châu Âu (EPIC), nhằm xem xét tác động lâu dài của chế độ ăn uống đối với việc phát triển các triệu chứng ung thư ở hơn một nửa triệu người ở châu Âu.
ungthu.jpg
Có khoảng 1.200 những người bị các chứng bệnh ung thư ruột và trực tràng đã nhất trí tham gia vào nghiên cứu EPIC để đối chiếu so sánh với 1.200 người khỏe mạnh khác ở cùng độ tuổi, giới tính và quốc tịch.
Các nhà khoa học đã lấy các mẫu máu của cả hai nhóm này khi tham gia nghiên cứu và hoàn thành các câu hỏi điều tra về chế độ ăn uống nhằm xác định những sự khác nhau giữa hai nhóm. Kết quả phân tích cho thấy, những người có nồng độ cholesterol tốt và một loại mỡ trong máu khác được gọi là apolipoprotein A (apoA - một nhân tố của cholesterol HDL) cao nhất thì có nguy cơ thấp nhất bị ung thư ruột.
Cụ thể, nếu nồng độ cholesterol HDL cứ tăng thêm 16,6mg/dl và/hoặc nồng độ mỡ apoA tăng 32mg/dl thì nguy cơ bị ung thư ruột giảm tương ứng 22% và 18%. Kết quả này sau khi đã tính đến các yếu tố chế độ ăn, lối sống và trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, cholesterol HDL và mỡ apoA không có tác động đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
Cholesterol tốt là một thứ chất đạm béo vận chuyển Cholesterol về gan cho gan phá huỷ đi. Chất đạm béo nầy nặng, có tỷ trọng cao, tên tắt là HDL. Những người có nhiều HDL thì giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Nếu HDL ít quá, thì rủi ro đứng tim và tai biến mạch máu não nhiều lên. HDL trong máu bị thấp, có thể là do di truyền, nhưng nếu tập luyện thể lực nhiều, thì HDL sẽ tăng cao.
Ung thư ruột là cụm từ được dùng để chỉ chung cho bệnh ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Đây là hai bộ phận "cửa ngõ" cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn nên bất cứ một sai sót gì của hệ tiêu hóa cũng dễ gây nên những bất thường trong sự phát triển tế bào ở những nơi này.
Khi bộ máy tiêu hóa gặp rắc rối, đa phần các khối u sẽ dễ phát triển ở ruột kết và trực tràng hơn các bộ phận khác. Ngoài ra, khi tế bào ung thư xuất hiện và phát triển ở hai bộ phận này, có rất nhiều triệu chứng tương tự nhau. Ung thư ruột là căn bệnh có số người mắc cao thứ hai, chỉ xếp sau ung thư phổi, nhưng tỷ lệ chữa trị thành công lên đến 90% nếu phát hiện sớm.
Theo Vietnam+:cuchuoi:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top