Thông tin mới về Y học!

00792

Moderator
Staff member
Thuốc giảm đau từ nọc độc sên nón biển:

Nọc độc của sên nón biển là dược liệu tuyệt vời để phát triển thuốc giảm đau thần kinh...Giáo sư Baldomera Olivera thuộc đại học Utah đã tiến hành nghiên cứu những hợp chất hóa học có trong nọc độc của sên nón biển để phát triển thuốc Prialt - một loại thuốc giúp giảm đau kinh niên được FDA phê chuẩn vào năm 2004.
sen.jpg

Sên nón biển (Ảnh: Animals)
Có hơn 100.000 loài ốc sên đại dương, trong đó có khoảng 100 loài đã tiến hóa thành những kẻ săn mồi bằng nọc độc và chuyên săn cá. Những con sên biển Conus săn cá bằng những chiếc răng giống kim tiêm và tiết ra nọc độc gây tê liệt có chứa 100 thành phần hóa học.
Giáo sư Olivera cho biết, mục tiêu lâu dài của ông là nghiên cứu chất độc để tìm ra những phân tử then chốt tác động đến hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế chính xác trong hoạt động sinh học của phần lớn các chuỗi axit amin hiện diện trong nọc độc của sên biển vẫn chưa được xác định.:hoanho:
Dạng tự nhiên của chất Prialt được tìm ra trong phòng thí nghiệm của Olivera vào năm 1979 bởi J.Michael McIntos. Ông hiện là giáo sư tâm thần học của ĐH Utah.
Được biết, Prialt được tiêm vào tủy sống để điều trị những chứng đau kinh niên ở những người bị ung thư, AIDS, chấn thương, thất bại trong phẫu thuật lưng và những chứng rối loại thần kinh nhất định.
Theo Đất Việt
 
Chất diệt khuẩn sinh học giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả


Các nhà khoa học thuộc viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chất diệt khuẩn sinh học nisin và enterocin P để ứng dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm vừa cho hiệu quả bảo quản cao, lại an toàn cho người sử dụng.
Theo PGS.TS Trương Nam Hải, viện Công nghệ sinh học thì hiện nay hầu hết các loại nông sản thực phẩm tươi sống ở Việt Nam thường được bảo quản bằng các hóa chất hóa học, như muối, thuốc tím… nhằm ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây hại, hạn chế sự ôi thiu của thực phẩm. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm.
sinhhoc.jpg

Tinh sạch Enterocin tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Minh Cường)

TS. Đỗ Thị Huyền, Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài cho biết ưu điểm nổi bật của công nghệ này là đã tạo ra chế phẩm diệt khuẩn có nguồn gốc sinh học có khả năng diệt khuẩn bằng cách tấn công vào thành tế bào của một số vi khuẩn đích có hại nhưng không diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi dùng trong công nghệ lên men và trong hệ tiêu hóa của người và không độc đối với người.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nisin và enterocin P có hoạt tính diệt khuẩn thích hợp cho các loại thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ phòng. Ngoài ra, enterocin P còn có thể sử dụng để bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Đây là lần đầu tiên Nisin, enterocin P được sản xuất và thử nghiệm để bảo quản nhiều loại thực phẩm như bánh phở, nước hoa quả, tôm trên qui mô nhỏ tại Việt Nam. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm khả năng sử dụng enterocin P trong bảo quản các loại thịt, đặc biệt là các sản phẩm lên men từ thịt như xúc xích, nem chua …:rose:
Do mới sản xuất ở quy mô nhỏ và nguyên liệu dùng cho sản xuất enterocin P đều là nguyên liệu tinh, nhập ngoại nên giá thành chế phẩm còn cao. Nếu được đầu tư nghiên cứu ở quy mô lớn và thay thế nguyên liệu sản xuất bằng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên trong nước thì chắc chắn sẽ giảm giá thành đáng kể”, TS Đỗ Thị Huyền khẳng định.
Khi sử dụng nisin để bảo quản bánh phở đã làm hạn chế nấm men, nấm mốc 6.000 lần và kéo dài thời gian bảo quản từ 45 ngày lên 60 ngày so với các phương pháp bảo quản thông thường.
Đối với bún, thời gian bảo quản kéo dài từ 1 ngày (không có nisin) lên 2 ngày (có bổ sung nisin). Khi sử dụng nisin và enterocin đã làm kéo dài thời gian bảo quản tôm, cá từ 20 ngày lên 26 ngày. Giảm hẳn nhiều loại vi khuẩn có hại cho người như coliform, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kị khí.
Nisin cũng có khả năng bảo quản tốt đối với các loại nước hoa quả như nước nhuyễn na, ổi, dứa, cà chua...
Theo Đất Việt:chuan:
 
Quả mọng nước giúp giảm nguy cơ mắc Parkinson

:yeah: Các bạn ăn nhiều trái cây vào nhé!

Ăn nhiều các loại quả mọng nước như dâu tây, táo, nho, ... có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, theo một nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc Trường Y tế công Harvard (Mỹ).
qua.jpg

Các loại quả mọng như dâu tây, nho, … rất giàu hợp chất flavonoid, vitamin P
và các vi chất khác có lợi cho sức khỏe.
Các nhà khoa học phát hiện, những người thường xuyên ăn các loại quả mọng như dâu tây, nho, táo, cam, ... ít có nguy cơ bị mắc bệnh Parkinson. Lí do vì những loại thực phẩm này rất giàu hợp chất fla-vonoid, vitamin P và các vi chất khác có lợi cho sức khỏe.
Tờ Daily Mail đưa tin, các nhà khoa học thuộc Trường Y tế công Harvard đã tiến hành nghiên cứu với 49.281 đàn ông và 80.336 phụ nữ. Nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa lượng flavonoid đưa vào cơ thể và nguy cơ mắc bệnh Parkinson, dựa trên các loại thực phẩm giàu flavonoid, như trà, quả mọng, táo, rượu vang, cam quýt. Những người tình nguyện được theo dõi từ 20 - 22 năm.
Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện có 805 người mắc bệnh Parkinson. Cụ thể, 20% đàn ông ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều flavonoid ít có nguy cơ mắc bệnh Parkinson hơn 40% so với 20% không nạp thường xuyên thực phẩm giàu flavonoid.
Trong khi đó, ở phụ nữ, không có mối quan hệ giữa việc tiêu thụ flavonoid tổng thể và sự phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên, khi phân tích flavonoid có trong các loại quả mọng, nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở cả nam giới và phụ nữ.:dance:
Tiến sĩ Xiang Gao, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người để kiểm tra sự liên quan giữa chất flavonoid và nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hợp chất flavonoid có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson rất hiệu quả”.
Theo Vietnamnet
 
Đã tự chủ giống khoai tây sạch bệnh

Viện Sinh học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh, hạn chế tình trạng đất nước thường xuyên phải nhập khẩu giống cây trồng.
Khoai tây là loại cây nhân giống bằng củ, rất dễ bị lây nhiễm vi rút, vi khuẩn gây bệnh dẫn tới thoái hóa giống, giảm năng suất, chất lượng sau mỗi vụ trồng. Việc hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bằng nuôi cấy mô đã cho phép Việt Nam chủ động nguồn khoai tây giống đạt tiêu chuẩn quốc gia.
khoaitay.jpg

Thu hoạch khoai tây (Ảnh Viện cây lương thực và cây thực phẩm)
Củ giống sản xuất trong nước không chỉ cho chất lượng sạch bệnh tương đương với củ giống nhập ngoại mà giá thành chỉ bằng từ 50 -70% so với khoai tây giống nước ngoài (khoai tây giống nhập từ châu Âu giá không dưới 1USD/kg).
Hiện, viện Sinh học nông nghiệp đã tiến hành triển khai quy trình nuôi cấy mô giống khoai tây sạch bệnh cho nhiều địa phương như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang…Hiện nay, cả nước đã có khoảng 1000 ha đất nông nghiệp áp dụng quy trình này trong sản xuất lương thực vụ đông, với năng suất trung bình đạt từ 18 - 20 tấn/ha.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch cho biết với việc sản xuất thành công giống khoai tây sạch bệnh đã góp phần chứng minh ngành nông nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhân giống nhiều loại cây trồng khó. Đồng thời, tự mình làm chủ công nghệ, đẩy lùi tình trạng đất nước thường xuyên phải nhập khẩu giống cây trồng
Theo Đất Việt
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top