Cho mình xin ý kiến về khoa Công Nghệ Sinh Học của ĐH Quốc Tế

hiepsi_heo_vodich

Junior Member
Mình đang là học sinh lớp 12,chuẩn bị làm hồ sơ ĐH rồi,mong mọi người giúp mình 1 số thông tin nha.:thom:

Mình có nguyện vọng thi CNSH nhưng còn phân vân trường:???:.
Khoa CNSH của ĐH QT chất lượng học có tốt như ở KHTN với BK(HCM) không?
Ngoài chuyện học bằng giáo trình tiếng Anh thì nội dung học có còn khác gì nhiều ko?Cơ hội học bổng thì như thế nào.
Mình thấy học phí cũng khá cao,có hợp lí với điều kiện vật chất của trường,giáo viên,phòng thí nghiệm,thư viện,....
So với các trường khác thì sv ĐHQT sau khi tốt nghiệp thì có lợi thế gì hơn không?

Mong mọi người,nhất là các anh chị học ĐHQT chỉ giúp :rose:
 
Đại học Quốc tế trực thuộc ĐHQG

Công nghệ thực phẩm - Chuyên ngành: Kỹ sư CNTP theo hướng kỹ nghệ-sản xuất, Kỹ sư CNTP theo hướng quản lý và dịch vụ
- Ngành học đào tạo các kỹ sư có khả năng nghiên cứu phát minh ra những sản phẩm thực phẩm mới có lợi cho sức khỏe con người; ứng dụng; tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm; tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ và thiết kế, lắp đặt, vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm.
- Khi tốt nghiệp sinh viên ngành có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,... các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất thực phẩm, các tập đoàn trong nước và quốc tế có hoạt động kinh doanh và sản xuất thực phẩm.

Trường đào tạo khá tốt:), SV ra trường thường có việc làm ngay do trình độ AV chuẩn luôn. Các bạn fai có tiếng anh thật tốt thì mới học đc vì đa số giảng dạy bằng tiếng anh nhé!

 
Chuẩn đầu ra
3.1. Kiến thức chuyên môn


  • Kiến thức về lí luận chính trị: hoàn tất 10 tín chỉ về giáo dục lí luận chính trị.
  • Trình độ ngoại ngữ: đạt TOEFL > 575 khi tốt nghiệp
  • Trình độ tin học: có khả năng khai thác thông tin một cách hiệu quả qua mạng internet, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu trực tuyến do Đại học Quốc gia TPHCM cung cấp; sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng (MS Office) cho mục đích báo cáo, trình bày seminar và tính toán đơn giản; sử dụng được 01 phần mềm thống kê thông dụng để xử lí số liệu và tối thiểu 01 phần mềm ứng dụng có liên quan đến công nghệ gene hoặc tin sinh học.
  • Kiến thức chuyên môn:
Người học có kiến thức cơ bản vững về

  • Hóa sinh, sinh học phân tử, vi sinh vật học
  • Kỹ thuật di truyền (biến đổi gene, chuyển đổi gene)
  • Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, động vật
  • Miễn dịch học, sinh tổng hợp và biến đổi protein
Có khả năng triển khai tối thiểu một trong số các ứng dụng quan trọng của công nghệ sinh học đã được đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế

  • trong y dược (chẩn đoán bệnh bằng phương pháp phân tử, tạo nguồn dược liệu và đánh giá chất lượng),
  • sản xuất nông nghiệp (tạo giống cây trồng vật nuôi, cải thiện năng suất bằng công nghệ cao),
  • sản xuất công nghiệp và làm sạch môi trường bằng công nghệ sinh học vi sinh
hoặc tiếp cận nhanh với công nghệ mới thuộc những lĩnh vực trên.

3.2. Kỹ năng


  • Có kỹ năng cơ bản về công nghệ sinh học phân tử (làm việc trong phòng thí nghiệm, sử dụng thiết bị thông dụng và đảm bảo an toàn) và khả năng tổ chức hoặc triển khai nghiên cứu ở mức cơ bản.
  • Có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc hoặc học tập
  • Biết cách thu thập, xử lí thông tin và ra quyết định
  • Biết phối hợp nhóm hoặc tổ chức công việc
3.3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp

  • tuân thủ kỷ luật công việc, tôn trọng và thực thi luật pháp
  • hiểu các thông lệ quốc tế về: bản quyền tác giả, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm.
3.4. Khả năng công tác: kỹ sư tốt nghiệp ngành CNSH tại Trường Đại học Quốc tế có khả năng làm việc như là

  • Cán bộ chuyên môn cho các doanh nghiệp ứng dụng CNSH trong sản xuất như dược phẩm, nông lâm ngư, công nghiệp thực phẩm hoặc chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường.
  • Kỹ thuật viên tại các trung tâm phân tích kiểm nghiệm, khám bệnh ứng dụng công nghệ cao
  • Cán bộ nghiên cứu, quản l‎í phòng thí nghiệm thuộc các trường đại học, các viện nghiên cứu về công nghệ sinh học, sinh học phân tử, sinh học cơ bản hoặc ứng dụng
  • Giảng viên tham gia giảng dạy về công nghệ sinh học, sinh học ứng dụng, sinh học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học …
  • Theo học các chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước.
4. Cơ hội nghề nghiệp

  • Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh, kiểm nghiệm, cơ quan quản lý … ở trong và ngoài nước
  • Nghiên cứu viên hoặc giảng viên công nghệ sinh học.
  • Chuyển tiếp học cao học hoặc nghiên cứu sinh ở nước ngoài
:rose: Học bổng tuyển sinh: xét cấp học bổng cho 5% sinh viên trúng tuyển nguyện vọng 1 có điểm đầu vào cao nhất (không tính điểm thưởng) tính từ trên xuống.

Học bổng khuyến khích học tập
: từ học kỳ hai năm học thứ nhất trở đi trường sẽ cấp học bổng khuyến khích cho những sinh viên đạt kết quả học tập tốt nhất trong học kỳ trước đó.

Học bổng khuyến khích kỹ thuật, công nghệ
: trường xét cấp học bổng cho sinh viên năm thứ nhất các ngành: Công nghệ Thông tin, Khoa học máy tính, Điện tử - Viễn thông, Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y Sinh, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản.

  • Trị giá 100% học phí cả năm cho 5% thí sinh có tổng điểm thi cao nhất và chưa nhận các học bổng khác của trường.
  • Trị giá 75% học phí cả năm cho 5% thí sinh có tổng điểm thi cao kế tiếp và chưa nhận các học bổng khác của trường.
  • Trị giá 50% học phí cả năm cho 5% thí sinh có tổng điểm thi cao kế tiếp và chưa nhận các học bổng khác của trường.
 
Lợi thế!

Các lợi thế sau khi các bạn ra trường + đi tìm việc là các bạn có tiếng anh tốt, đầu ra bằng AV cao - đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Trường có nhiều phòng thí nghiệm hiện đại được xây dựng cùng đang dự kiến tiếp tục đầu tư:dance:. Liên hệ với bộ phận trong trường cũng có thể đc hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp tại IU. Bạn có thể lên trường, chui vào tham quan trước để hiểu thêm & tiếp xúc với SV ở đây! Sau đó, nếu đc phép vào lớp mừ hok bị kt thẻ SV thì hãy bỏ ra 1 buổi làm thử SV tại đây. Chúc bạn thi tốt!
 
Thanks:rose:
Mình hơi thắc mắc.Trên web của IU,có ghi là sv CNSH sẽ có kỹ năng về sản xuất nông nghiệp(tạo giống cây trồng vật nuôi, cải thiện năng suất bằng công nghệ cao),nhưng chỉ ghi là có 4 phân ngành đào tạo là:

  • Công nghệ Sinh học phân tử
  • Công nghệ sinh học Y sinh
  • Công nghệ Sinh học Công nghiệp
  • Công nghệ sinh hoc Biển
Vậy thì những kĩ năng về nông nghiệp sẽ được học lúc nào nhỉ :???:

Vì điểm tuyển đầu vào của ĐHQT thấp hơn nhiều so với KHTN và BK nên bằng tốt nghiệp của ĐHQT cấp có bị cho là "gà" hơn 2 trường anh chị kia ko?:???:
Với mình nghe nói,ở ĐHQT thì trong quá trình học không được thực hành,thí nghiệm,ứng dụng thực tế nhiều như trg` khác.cái này có đúng ko ạh.
Rất mong chỉ "chỉ giáo" của các anh chị CNSH ĐHQT
 
hi

@: Lần sau bạn có thể dùng chức năng Thanks của dđ nhé!
:)
TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC
Ngành Công nghệ Sinh học

01. Sinh học đại cương (3,1): Khóa học giới thiệu các thuật ngữ sinh học. Các chủ đề bao gồm cấu trúc và chức năng tế bào đến các quá trình trao đổi chất, tín hiệu tế bào, sinh học động, thực vật đến gen và ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học. Tiến hóa sinh học và đa dạng sinh học cũng sẽ được đề cập với các quy luật tiến hóa chi phối tất cả sinh vật. Những kỹ thuật và phương pháp khoa học cần thiết để tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực này cũng sẽ được hướng dẫn suốt khóa học.

02. Hóa hữu cơ (3,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 1 khoa công nghệ sinh học. Môn học được chia thành 2 phần chính. Phần đầu chuyên về các nguyên lý cơ bản về hoá học, hoá hữu cơ và tính chất của các hợp chất hữu cơ. Kiến thức này cần thiết để có thể hiểu được các kiến thức ở các phần và các môn học tiếp theo, như hóa học hữu cơ của tế bào sống, hoá phân tích, sinh lý và hoá sinh. Phần còn lại chuyên sâu về hoá hữu cơ của tế bào sống, bao gồm hoá học carbohydrate, lipid, amino acid và nucleic acid.

03. Hóa phân tích (3,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học giới thiệu các nguyên lý cơ bản về hoá phân tích và các phương pháp phân tích kinh điển như chuẩn độ acid-base, chuẩn độ oxi hoá khử. Các phương pháp phân tích và kỹ thuật tiên tiến cũng được giới thiệu trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra còn giới thiệu các ứng dụng trong phân tích hoá sinh.

04. Nhập môn Công nghệ Sinh học (2,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 1. Môn học giới thiệu đến sinh viên 6 lĩnh vực chính của công nghệ sinh học được chia trình bày trong 7 bài học: giới thiệu chung, sinh hoc phân tử, miễn dịch, vi sinh, công nghệ sinh học động vật và thực vật, genomic. Các bài được cấu trúc từ kiến thức tổng quát đến ứng dụng cụ thể trong công nghiệp. Các seminar được cấu trúc trong mỗi bài học lý thuyết và được trình bày bởi các giảng viên có kinh nghiệm trong khoa về vấn đề liên quan. Sinh viên tham gia khóa học sẽ làm một bài luận để tự mình nghiên cứu những vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm và yêu thích có sự hướng dẫn của giảng viên.

05. Hóa sinh (3,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành công nghệ sinh học. Môn học giới thiệu cấu trúc và chức năng phân tử, các phản ứng trao đổi chất, và sự điều hòa các quá trình sinh hóa. Môn học tập trung đến các nội dung chuyển hóa sinh hóa của các chất căn bản sự sống như đường, chất béo, nitơ và mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất giữa chúng. Đặc biệt, các enzyme tham gia vào các quá trình cũng sẽ được trình bày bao gồm cấu trúc, chức năng và phân loại học. Ngoài ra, môn học một lần nữa đề cập đến quá trình sinh hóa của tiến trình sao mã, dịch mã và sinh tổng hợp protein. Đặc biệt lý thuyết kỹ thuật xác định trình tự gen cũng sẽ được đề cập lần này. Trong phần thực hành, sinh viên sẽ nắm vững cách chuẩn bị dung dịch mẫu, dung dịch hoá chất chuẩn, biết cách thiết kế một thí nghiệm sinh hóa, và cơ sở các phương pháp sinh hóa ứng dụng.

06. Thống kê Sinh học (2,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học trình bày lý thuyết thu mẫu, các dạng phân phối, phương thức đo đạc quần thể, phương pháp chuyển dạng và trình bày số liệu, nguyên tắc kiểm định thống kê và các kiểm định thường dùng (phân tích tần suất, phân tích tương quan, so sánh trung bình nhóm, phân tích hồi qui tuyến tính). Việc giảng dạy lý thuyết được minh họa với các ví dụ cụ thể và bài thực hành sử dụng phần mềm thống kê.

07. Sinh lý học thực vật (3,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2. Sinh lý học thực vật là môn học nền cho những môn học chuyên sâu hơn về Công nghệ sinh học Thực vật. Môn học nhằm cung cấp kiến thức chung về sinh lý thực vật bao gồm các quá trình trao đổi chất, phát triển và điều kiện cần thiết cho phát triển của thực vật, các tác động của môi trường, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp và thực vật biến đổi gen.

08. Nhập môn Kỹ thuật Sinh học (2,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về khoa học và công nghệ cho ngành kỹ thuật sinh học bao gồm: cảm ứng sinh học, thiết bị và tín hiệu sinh học, cơ sinh học, vật liệu sinh học, kỹ thuật mô, công nghệ sinh học, hình ảnh, sử dụng tia laser và thấu kính trong y học, kỹ thuật thần kinh, kỹ thuật tế bào và protein, thiết bị sinh học phân tử. Ví dụ sẽ được chọn lọc từ các công trình đã được công bố, đang nghiên cứu và thăm quan thực tiễn sản xuất. Thông quan đó sinh viên có thể tiếp cận và định hướng nghề nghiệp cho mình.

09. Phương pháp Nghiên cứu Khoa học (2,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3, ngành CNSH. Thông qua môn học này sinh viên sẽ được tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như phương pháp xác định vấn đề cần nghiên cứu, phương pháp thiết kế thí nghiệm/thu mẫu, ứng dụng phần mềm thống kê để xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. Ngoài giảng dạy lý thuyết, môn học còn tổ chức cho sinh viên làm một bài tập lớn xuyên suốt trong thời gian học nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn nghiên cứu.

10. Kỹ năng viết Luận văn yốt Nghiệp (2,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học nhằm giúp sinh viên viết được những luận văn theo đúng chuẩn mực chung. Trước tiên là phần đề cương nghiên cứu dài tối thiểu 20 trang, sử dụng khoảng cách kép giữa các dòng. Sau đó là phần chính của luận văn, với nửa đầu trình bày phần kiến thức chung và tổng quan tài liệu, nửa sau dành cho phần thiết kế và thực hiện đề tài. Sinh viên sẽ được yêu cầu viết đề cương nghiên cứu theo đúng mẫu được trình bày chi tiết trong chủ đề “Làm thế nào để viết một đề cương nghiên cứu”. Mỗi sinh viên sẽ lựa chọn một đề tài thích hợp, tự xác định vấn đề và đặt ra giả thuyết cho đề tài của mình. Sau đó sinh viên sẽ được yêu cầu thực hiện phần Tổng quan tài liệu, bao gồm cả việc xem xét các luận văn khác có liên quan. Tiếp theo sinh viên sẽ thiết kế và lên kế hoạch cho việc thực hiện đề tài, trong đó bao gồm phương pháp thực hiện, các trang thiết bị cần dùng, xác định nguồn dữ liệu và quá trình thu thập dữ liệu. Cuối cùng là phần xử lý, phân tích dữ liệu và nhận định về tầm quan trọng cũng như những mặt hạn chế của đề tài.

11. Sinh học phân tử tế bào (3,0): Môn học Sinh học phân tử tế bào cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tế bào sống ở mức phân tử. Môn học tập trung mô tả cấu trúc, chức năng của từng đại phân tử trong tế bào. Môn học cung cấp kiến thức về vai trò của các đại phân tử trong sự tăng trưởng, phân chia tế bào, trong sự vận chuyển vật chất ra vào tế bào, trong sự nhận tín hiệu và truyền tín hiệu giữa các tế bào trong cơ thể đa bào. Việc áp dụng một số hóa chất trong điều trị bệnh ở người dựa vào sự kích thích hay ức chế tế bào ở mức phân tử cũng được thảo luận trong môn học này.

12. Di truyền (3,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về di truyền học, mối liên hệ giữa kiểu gene (genotype) và kiểu hình (phenotype), Di truyền Mendel, liên kết gene, Linkage và Gene mapping, Chromosome variation, Mutations. Giới thiệu về di truyền phân tử, cấu trúc gene, biểu hiện tính trạng của gene, cũng như cung cấp kiến thức về di truyền quần thể và sự tiến tiến hoá. Môn học được thiết kế sao cho học viên có điều kiện vận dụng ngay các kiến thức thu được từ bài giảng lý thuyết vào các bài thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như tự tìm hiểu, tự nghiên cứu một chuyên đề có liên quan đến chương trình học.

13. Sinh lý người và động vật (3,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Sinh lý học giải thích các yếu tố hóa học và vật lý là nguyên nhân của nguồn gốc, phát triển và tiến triển của đời sống. Lĩnh vực rộng lớn của sinh lý học được phân chia thành sinh lý học tế bào, sinh lý học thực vật, sinh lý học người và động vật. Sinh lý học người và động vật giải thích các cơ chế và đặc điểm riêng biệt của người và động vật mà nó tạo nên sự sống, sinh lý học người và động vật giải thích các chức năng của các mô, cơ quan và hệ thống cùng với các cơ chế điều hòa và kiểm soát của cơ thể.

14. Vi Sinh (3,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Môn học nhằm cung cấp kiến thức nền về Vi sinh vật, từ cấu trúc và đặc tính tế bào đến dinh dưỡng và hoạt động tăng trưởng. Đồng thời, sự đa dạng của thế giới vi sinh và sự tương tác của vi sinh vật với thực vật, động vật cũng sẽ được đề cập. Thêm vào đó, môn học sẽ giới thiệu khái quát vai trò của vi sinh trong công nghệ sinh học hiện đại và các ứng dụng cụ thể trong công nghiệp.

15. Công nghệ Sinh học chế biến (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học gồm có 3 phần chính: (i) phân loại các sản phẩm lên men, sơ đồ quy trình sản xuất trong công nghệ lên men, (ii) kỹ thuật lên men: giới thiệu phương pháp nuôi cấy tĩnh, nuôi cấy tĩnh có bổ sung cơ chất và nuôi cấy liên tục trong công nghiệp lên men; các quá trình kỹ thuật tiền (upstream) và hậu (downstream) lên men (iii) công nghệ lên men: giới thiệu nguyên tắc của phương pháp sản xuất sinh khối, các chất trao đổi bậc 1, bậc 2 và enzyme từ vi sinh vật.

16. Di truyền phân tử (3,1): Là môn học cơ sở, tạo nền cho các môn học chuyên sâu. Môn học cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về di truyền, di truyền phân tử, kỹ thuật DNA, kỹ thuật tái tổ hợp DNA, công nghệ di truyền và dòng hoá gene cũng như sự thể hiện gene và các biến tính mang lại. Những tiếp cận cơ bản ở mức độ phân tử về DNA, dòng hoá gene, đến nghiên cứu từng gene, trình tự gene trong genome. Những nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật di truyền hiện đại trong một vài lĩnh vực chính như nông nghiệp, y sinh học cũng như trong công nghiệp và môi trường. Môn học được thiết kế sao cho bài giảng lý thuyết gắn liền với thực hành thí nghiệm cũng như học viên có thể tự tìm hiểu, tự nghiên cứu một chuyên đề có liên quan đến chương trình học.

17. Công nghệ Sinh học Phân tử (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học này giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học phân tử, một lĩnh vực khoa học ra đời từ sự kết hợp các thành tựu của kỹ thuật tái tổ hợp ADN và công nghệ sinh học. Sinh viên sẽ được học các kỹ thuật tái tổ hợp ADN cơ bản như PCR, tạo dòng, giải trình tự ADN; nguyên tắc sinh tổng hợp protein tái tổ hợp trện prokaryot and eukaryot; các phương pháp để nâng cao sản lượng protein tái tổ hợp. Công nghệ sinh học phân tử có đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống từ tăng cường và bảo vệ sức khỏe của con người đến nâng cao sản lương nông nghiệp và góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường. Khóa học sẽ phân tích một số ứng dụng đặc sắc trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, khía cạnh đạo đức của việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học phân tử cũng sẽ được đề cập đến trong môn học.

18. Miễn dịch học (2,1): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2 ngành CNSH. Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ, như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất gây dị ứng, các độc tố. Miễn dịch học nghiên cứu các tế bào, cơ quan của hệ miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể, các phân tử trong tương tác tế bào và sự tạo thành kháng thể. Hiện nay, miễn dịch học có nhiều áp dụng trong nghiên cứu vaccin, điều trị bệnh lý tự miễn, ung thư, kháng thể đơn dòng, và trong ghép các cơ quan, mô.

19. Dược lý học ở người (2,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Quá trình khám phá thuốc mới thì cần thiết để điều trị những căn bệnh nghiêm trọng đang đe dọa đến tính mạng con người. Sàn lọc thuốc mới và có hiệu quả tác dụng là bược quan trọng trong quá trình khám phá thuốc mới. Khóa học này giới thiệu dược lý học và các độc tính học của thuốc. Dược lý học được định nghĩa rộng rãi như là tác dụng của thuốc và hóa chất trên sinh vật sống. Khóa học này cung cấp những kiến thức về việc đưa thuốc vào cơ thể, cách di chuyển của thuốc đi qua màng tế bào, chuyển hóa và đào thải thuốc ra khỏi cơ thể, những tương tác thuốc và cách thức phối hợp thuốc. Khóa học cũng cung cấp cách sàn lọc thuốc mới theo Hiệp Hội Thuốc và Thực phẩm của Mỹ, cơ chế tác động của thuốc tác động lên hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ thống tuần hoàn và các tác nhân kháng khuẩn như vaccine, các protein được dùng làm thuốc, các chất kháng ung thư như những kháng thể đơn dòng.

20. Công nghệ sinh học thực vật (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về sử dụng các công cụ sinh học phân tử trong công tác chọn tạo giống mới, cải thiện giống cây trồng, nhân giống cũng như tạo ra các sản phẩm sinh học có giá trị đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế. Môn học còn giới thiệu những phương pháp truyền thống và kỹ thuật sinh học hiện đại áp dụng trên thực vật. Môn học cũng được thiết kế sao cho học viên có điều kiện gắn kế giữa lý thuyết với thực hành và thực tiển sản xuất, tạo điều kiện cho học viên tự nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến luận trình tốt nghiệp và nghề nghiệp sau này.

21. Quá trình tách sinh-hóa (3,0): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát vế công nghệ tách, chiết các hợp chất sinh- hóa liệu. Trong thực tế, kỹ thuật kỹ nghiệ gen, kỹ thuật sinh sản vô tính tạo ra nhiều phức-hợp chất với số lượng lớn. Do vậy, đòi hỏi phải có quá trình tách chiết, tinh lọc các hợp chất này ra khỏi sản phẩm chính. Trong thực tế, việc tách chiết, tinh lọc sản phẩm thường rất khó và mất nhiều thời gian cũng như yêu cầu kỹ thuật cao và chi phí cho quá trình này thường cao. Song dù thế nào thì vẫn cứ phải tiến hành tách, lọc mới có được sản phẩm chất lượng cao. Đây là môn học đì hỏi sinh viên phải có kiến thức cơ bản về khoa học và kỹ thuật mới có thể học tốt được.

22. Nhập môn Tin - Sinh học (2,0): Là môn học cơ sở, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH, làm nền cho các môn học và hoạt động nghiên cứu có liên quan tiếp theo. Tin sinh học là ngành khoa học ra đời từ sự kết hợp của sinh học với khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Mục đích của môn học là cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bản về tin sinh học, cơ sở dữ liệu sinh học, các phương pháp và kỹ năng cần thiết để phân tích các thông tin sinh học.

23. Công nghệ sinh học Protein (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát vế công nghệ protein nói chung và Công Nghệ sinh học Protein nói riêng, bao hàm: di truyền học phân tử, hóa sinh, các dạng và hình thái biểu hiện của protein ở các dạng và mức độ khác nhau; các phương pháp tách chiết và tinh chế protein từ các nguồn khác nhau- với mục đích ứng dụng khác nhau. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên các phương pháp tinh lọc protein phục vụ cho công nghệ dược liệu.

24. Công nghệ sinh học (ứng dụng trong) môi trường (2,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Nội dung chính của môn học được phân bổ trong 3 chương chính: (1) chương 1 giới thiệu tổng quát về môn học và cung cấp những thông tin cơ bản về vai trò của các quá trình sinh học trong công nghệ môi trường và những ứng dụng thực tế; (2) chương 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Thông qua chương này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn tại sao các quá trình sinh học lại đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải và dựa trên cơ chế nào các quá trình này phát huy tác dụng; (3) chương 3 cung cấp kiến thức cơ bản về xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học. Ứng dụng của các quá trình sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học sẽ được thảo luận chi tiết trong chương này. Hy vọng rằng sau khi được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học (ứng dụng trong) môi trường, sinh viên có khả năng áp dụng những kiến thức đã học về công nghệ sinh học để cải tiến và nâng cao hiệu quả các quá trình xử lý sinh học ứng dụng trong ngành môi trường. Phần thí nghiệm (1 tín chỉ) đi kèm với môn học lý thuyết này sẽ giới thiệu cho sinh viên cách áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.

25. Vi sinh ứng dụng (3,0): Là môn học nền cho các môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học đề cập đến các đặc điểm sinh học phân tử của vi sinh vật, các ứng dụng của vi sinh vật trong khoa học và đời sống: Vi sinh vật y học, vi sinh vật môi trường và vi sinh học công nghiệp. Đặc biệt các ảnh hưởng của vi sinh vật đến con người và cách theo dõi, khống chế tác hại của vi sinh vật.

26. Công nghệ sinh học Động vật (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viê năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học động vật và những tiềm năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống như trong lĩnh vực y học, sản xuất vắcxin, thực phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoá học tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong công nghệ sinh học động vật hiện nay như kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào động vật, cấy chuyền và tạo dòng tế bào; thụ tinh trong ống nghiệm ở người và động vật, gieo tinh nhân tạo trong động vật nuôi; kỹ thuật nuôi cấy phôi và chuyển nhân; kỹ thuật tạo ra động vật biến đổi gen (chuyển gen, bất hoạt gen, thay thế gen, gây đột biến).

27. Công nghệ sinh học vi sinh (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đã và đang phát triển nhanh chóng trên thế giới. Ngành công nghệ này đã mang về cho thế giới một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Việc học và nghiên cứu ứng dụng vi sinh trong sản xuất công nghệ đã và đang được xem là một lảnh vực quan trọng trong các trường đaị học công nghệ sinh học. Môn học đề cập đến những kiến thức cơ bản, những ứng dụng khác nhau của vi sinh trong công nghệ. Đặc biệt môn học nhấn mạnh vào các ứng dụng của công nghệ vi sinh trong lảnh vực y sinh học.

28. Công nghệ Sinh học Công nghiệp (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 ngành CNSH. Môn học trang bị sâu cho sinh viên kiến thức về việc ứng dụng vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm công nghệ có giá trị kinh tế-xã hội cao, cải thiện môi trường sống. Công nghệ sinh học công nghiệp, như nó đã từng được khai thác sử dụng, tập trung chủ yếu vào việc sản xuất các nguyên liệu cho ngành dược liệu, các hóa liệu (kháng sinh, hooc-mon, stero-it), các dung môi tinh khiết, các dung dịch nguyên, axit1 amin, en-zim …có giá trị kinh tế cao. Vi sinh vật được đưa vào ứng dụng sản xuất với qui mô công nghiệp chủ yếu thu thập được từ môi trường thiên nhiên, trong nhiều trường hợp, việc tuyển chọn giống vi sinh vật có sự tác động trực tiếp của con người thông qua các kỹ thuật : gây dột biến gen hoặc tích hợp giống từ môi trường nhân tạo.

29. Công nghệ Sinh học biển (3,1): Là môn học chuyên ngành, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 4 ngành CNSH. Công nghệ Sinh học Biển là ứng dụng các nguyên tắc kỹ thuật và khoa học vào quá trình hình thành các vật chất của sinh vật biển nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Môn học này giới thiệu lịch sử, hiện trạng, công nghệ mới và yêu cầu nghiên cứu của ngành công nghệ sinh học biển. Kiến thức chung được trình bày kết hợp với các ví dụ thực tiễn, liên hệ với tình hình của Việt Nam. Các nội dung chính của môn học bao gồm: (i) khai thác và phát triển nguồn lợi biển, (ii) xác định, khai thác các chất có hoạt tính sinh học phục vụ y học và công nghiệp, (iii) ứng dụng công nghệ sinh học để tận dụng phế phụ liệu có nguồn gốc từ biển và (iv) quan trắc và quảnlý môi trường biển.


30. Chẩn đoán phân tử (3,1): Môn học chẩn đoán phân tử tập trung vào các áp dụng kỹ thuật chẩn đoán phân tử trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng và bệnh di truyền ở người. Môn học bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Khóa học giới thiệu những vấn đề cơ bản của phương pháp chẩn đoán phân tử, các ứng dụng của kỹ thuật chẩn đoán phân tử trong phát hiện virus, bacteria trong mẫu bệnh phẩm ở mức phân tử nucleic acid. Khóa học giới thiệu phương cách áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán phân tử trong việc phát hiện các bệnh di truyền ở người, chú trọng vào chẩn đoán ung thư và chẩn đoán tiền sanh. Khóa học còn giới thiệu phương cách đúng đắn để gỉai thích kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và lâm sàng, cung cấp phương pháp thiết lập và phát triển một phép chẩn đoán phân tử.

31. Công nghệ sinh học Dược (3,1): Là môn học chuyên ngành giảng dạy vào học kỳ 7 cho sinh viên ngành CNSH. Môn học này nhấn mạnh những khía cạnh công nghệ sinh học trong việc phát triển Dược phẩm và Sinh dược phẩm, những kiến thức cơ bản của kỹ thuật di truyền, phân tích cấu trúc protein được ứng dụng trong Y học cùng những nguyên tắc tổng hợp và qui trình sản xuất kháng thể đơn dòng, phương pháp trị liệu bằng gien, protein trị liệu tái tổ hợp, enzyme, những hợp chất công nghệ sinh học (kháng sinh, terpen,…) và nguyên vật liệu được dùng trong sản xuất Dược phẩm và Sinh Dược phẩm. Khóa học này thiết kế phượng pháp pha chế thuốc và thiết lập sản xuất theo qui mô chuẩn.:yeah:
 
Có thể cho em biết về chương trình học của 2 ngành "Sinh học" và "Công nghệ sinh học" của Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội được không ạ?
 
Bạn có thể xem thêm chương trình học ở đây & thực hành: http://www.hcmiu.edu.vn/biotechnology/page.php?pid=46
Trường này t thấy thực hành cũng khá nhiều đó bạn à:rose:. yên tâm đi nhé! Bạn ra trường, cũng k bị đánh giá thấp hơn đâu vì nếu bằng ra trường của bạn ở mức giỏi - khá & bạn chứng minh đc khả năng làm việc. Hiện giờ, các nhà tuyển dụng chú ý điều đó nhiều nhất, họ k quan tâm rằng bạn ra từ trường nào mà chỉ cần biết bạn làm việc như thế nào thoai! Cố gắng thể hiện bản thân mình:cuchuoi:. Bạn fai tự tin vào chính bản thân mình. Khi mỗi tiết thực hành, fai coi đó là 1 sự quý giá, k đc phép vắng mặt thì mới có thể nắm vững đc hết kỹ thuật mà thầy cô truyền đạt. Ngoài điều đó, bạn còn lợi thế khá mạnh là AV nữa. Đầu ra AV của trường yêu cầu cao nên yên tâm cho các công ty nc ngoài hoặc yêu cầu nhân viên đọc đc bản hướng dẫn - tài liệu bằng tiếng anh... Đừng quá lo lắng!
Chúc bạn học tốt! Hãy cố gắng hết mình nhé!

 
Có thể cho em biết về chương trình học của 2 ngành "Sinh học" và "Công nghệ sinh học" của Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội được không ạ?

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 134 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung: 30 tín chỉ
(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)
- Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn 04 tín chỉ
+ Tự chọn: 04/08 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành: 28 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở ngành: 55 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên ngành: 12 tín chỉ
+ Bắt buộc: 06 tín chỉ
+ Tự chọn: 06 tín chỉ
- Khóa luận tốt nghiệp: 05 tín chỉ
[ xem bảng kèm theo nữa nhé!]:rose:
 

Attachments

  • khung đào tạo KHTNHN.doc
    308.5 KB · Views: 307

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top