Nhân sâm bổ hay độc với trẻ nhỏ?

00792

Moderator
Staff member

Trước hết phải khẳng định ngay rằng nhân sâm có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào, vấn đề là ở chỗ phải trả lời chính xác hai câu hỏi: dùng khi nào và dùng như thế nào?
Nếu tuỳ tiện dùng nhân sâm cho trẻ bình thường, có thể làm xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13 – 16 tuổi.
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng bổ dưỡng không ít, trong đó có nhiều thứ nổi tiếng như nhân sâm, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, cao hổ cốt, thục địa, đương quy… Nhưng, như cổ nhân đã nói “dược tính giai thiên”, có nghĩa là thuốc y học cổ truyền nói chung và thuốc bổ dưỡng nói riêng đều mang tính thiên lệch, có thứ thiên hàn, có thứ thiên nhiệt, có thứ bổ âm, có thứ bổ dương, bổ khí, bổ huyết khác nhau.
Vậy nên, trong quá trình chẩn trị, người thầy thuốc y học cổ truyền trên cơ sở nắm vững tính vị của từng vị thuốc phải biết lựa chọn, phối hợp một cách khôn khéo và hợp lý để đạt được mục đích lấy cái thiên lệch của dược liệu mà điều chỉnh cái thiên lệch trong cơ thể con người nhằm lập lại cân bằng âm dương, khí huyết.
Nhân sâm là một vị thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, được dùng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay. Trong nhi khoa đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm…

Ví dụ, khi trẻ bị mắc chứng cam tích (suy dinh dưỡng) ở thể tỳ vị hư nhược thì phương pháp điều trị phải bổ khí, kiện tỳ, ích vị và bài thuốc thường dùng có tên là Sâm linh bạch truật tán, trong thành phần có nhân sâm hoặc đẳng sâm thay thế; khi trẻ bị mắc chứng huyết hư (thiếu máu, suy nhược cơ thể; thường gặp trong giai đoạn hồi phục sau khi mắc các bệnh lý nội ngoại khoa) ở thể khí huyết bất túc thì phương pháp điều trị phải bổ khí, dưỡng huyết và bài thuốc thường dùng có tên là bát trân thang hoặc nhân sâm dưỡng vinh thang, trong thành phần các bài thuốc này cũng có nhân sâm hoặc một loại sâm khác thay thế. Bởi vậy, đối với trẻ em, nhân sâm có thể và cũng rất cần dùng khi yêu cầu trị liệu đặt ra.
Tuy nhiên, như đã phân tích, nếu trẻ có thể chất khoẻ mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng. Nếu dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám toàn diện để chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc loại nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ phù hợp.
Nguyên tắc này không chỉ áp dụng với nhân sâm mà tất cả các loại thuốc bổ đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa… cũng phải tuân thủ triệt để.
Chỉ có bệnh lý thuộc thể khí hư mới cần dùng thuốc bổ khí, trong đó có nhân sâm nói riêng và các loại sâm nói chung. Nếu tuỳ tiện dùng nhân sâm cho trẻ bình thường, có thể làm xáo trộn quá trình dậy thì của trẻ, nhất là những bé trai ở độ tuổi từ 13 – 16 tuổi. Những tác dụng phụ do dùng nhân sâm gây ra còn khiến trẻ bị rối loạn đường tiêu hoá, thần kinh không bình thường, lâu dài dẫn đến mất ngủ và dễ bị kích động…
Theo SGTT
 
Những đứa trẻ phát bệnh vì “gánh” kỳ vọng học tập


H.Nga
Chuyện áp lực học tập buộc con cái phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ với những lời như nhục mạ con cái, chửi con thậm tệ của cha mẹ coi là chuyện bình thường thì với đứa trẻ lại là chuyện lớn quá sức của con gây nên… tâm bệnh.
Tại cuộc họp với các chuyên gia tâm lý và hiệu trưởng các trường khối phổ thông với Sở GD&ĐT TP HCM gần đây, chính ông Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở đã phải thừa nhận áp lực học tập hiện không chỉ biến học trò đang học tập như một cái máy, nhiều khi chỉ để đối phó nhưng nếu không “chạy” như vậy thì đến thầy cô cũng cháy giáo án.
Thế nhưng, một khía cạnh khác đã được cảnh báo từ lâu nay đó là áp lực học hành quá mức còn khiến cuộc sống tâm thần kinh của các em bị ảnh hưởng nặng nề. Các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần ở học sinh hiện nay là một tình trạng có thật và đáng báo động và tiếp tục gia tăng là ý kiến chung của các chuyên gia tâm lý, tâm thần mà chúng tôi có dịp trao đổi.
Một cán bộ từ Hội Tâm lý học sinh TP HCM còn cho hay, chuyện áp lực buộc con cái phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ với những lời như nhục mạ con cái, chửi con thậm tệ của cha mẹ coi là chuyện bình thường thì với đứa trẻ lại là chuyện lớn quá sức của con gây nên… tâm bệnh.
Tiếp xúc với BS Nguyễn Ngọc Quang hiện là GĐ Trung tâm Pháp y TP HCM đã có nhiều năm trong lĩnh vực này tại BV Tâm thần TP HCM, ông cho biết: Thật đau đớn cho phụ huynh nào khi mà đứa con niềm tự hào của cả gia đình rơi vào cảnh có khi 2-3 tuần, có khi cả 2 tháng không tiếp xúc được chỉ vì học hành thái quá! HS có rối loạn stress thi cử thường không ăn uống cũng chẳng có biểu hiện đòi hỏi gì! Thần kinh bị ức chế khiến các em không nói, mắt vô hồn, nhìn xa xăm. Có em thì ngồi như tụng kinh, lẩm bẩm nói, đọc gì đó, hay ngồi trầm ngâm, có em đứng im như một pho tượng cả ngày hay ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ.
Và chuyện kéo theo là chẳng ăn uống, vệ sinh cơ thể. Cho dù ép bằng được các em ra nói chuyện, ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh… song lúc này tất cả chỉ là những phản xạ vô hồn chứ không phải là sự chủ động của một con người bình thường.
Do đó theo BS Quang, một trong những việc đầu tiên của BS tâm thần là tìm đọc những trang nhật ký của bệnh nhân xem suy nghĩ về cuộc sống, về những người xung quanh của BN ra sao, đột biến gì hay không biết được cảm nghĩ, tâm trạng của BN.
Vậy mà chỉ khảo sát của Trường ĐH Y dược TP HCM và Khoa Tâm lý BV Tâm thần TP HCM trên 1.000 học sinh tại 9 trường THCS tại quận 1 năm 2008, yếu tố gây sang chấn tâm thần sau stress ở học sinh do cha mẹ la rầy chiếm gần 50%. Dấu hiệu đầu tiên của các em bị chấn động tâm thần đó là đau bụng, đau đầu… dần tới không ngủ hay ngủ li bì, bỏ ăn, chán chường, nói cười vô cớ, có hành động bất thường… và khi mức độ sang chấn quá nặng không được tư vấn tâm lý trị liệu dẫn tới hành động nhảy lầu tự tử, nhảy sông, uống thuốc sâu, thuốc ngủ.
Chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo thông tin từ BV Tâm thần TP HCM, Khoa Tư vấn tâm lý và Trung tâm Truyền thông sức khỏe TP HCM, các BV Nhi đồng 1, 2 mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh hoặc có liên quan tới vấn đề sức khỏe tâm thần – tới xin khám, điều trị và tư vấn.
Trao đổi thêm với BS Lê Minh Công, Phó khoa Tâm lý lâm sàng BV Tâm thần TW 2 – Biên Hòa, ông cho hay, các mức độ triệu chứng của một rối loạn tâm thần rất khó nhận biết và cực kỳ đa dạng. Các dấu hiệu nhẹ biểu hiện bằng các khó khăn tâm lý như hơi buồn chán, mệt mỏi, mất ngủ,… thì chỉ cần đến tham vấn tại một trung tâm tâm lý. Còn nếu các dấu hiện khó khăn hơn, biểu hiện bằng một triệu chứng bệnh lý cụ thể thì cần được khám bởi chuyên khoa tâm lý lâm sàng và tâm thần. :yeah:
Theo BS Ngọc Quang, trước hết gia đình cần quan tâm sâu sát tới con. Phát hiện ra những triệu chứng bất thường đầu tiên ở con mình: khóc, cười vô cớ, rối loạn giấc ngủ, thức khuya, mất trí nhớ, rối loạn tiêu tiểu, rối loạn tư duy cần đưa tới chuyên khoa điều trị. Nếu ngại không đưa con tới BV Tâm thần mà tự điều trị không chuyên khoa thường khi đem tới BV đã quá muộn nên các trường hợp điều trị cũng khó thành công. :bimat:
 
Nhiều người bị mù vì không biết bệnh thiên đầu thống


Nam Phương
Nhiều người mắc bệnh thiên đầu thống chỉ tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi thị lực đã rất thấp, nguy cơ mù lòa cao, khi đó đã quá trễ.
Thông tin được tiến sĩ Đào Thị Lâm Hường, Trưởng khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết trong buổi mitting hưởng ứng ngày Glôcôm thế giới 11/3.
Glôcôm (dân gian quen gọi là thiên đầu thống) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có các biểu hiện như: đau nhức mắt, đau lan lên đầu cùng bên, có thể gây buồn nôn hoặc nôn, nhìn mờ, quầng xanh đỏ… Tuy nhiên có trường hợp mắc bệnh nhưng không có biểu hiện, do vậy bệnh nhân đi khám khi đã quá muộn. Bệnh làm lõm, teo đầu dây thần kinh thị giác khiến người bệnh đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị.
mat11.jpg

Kết quả điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 trên 16 tỉnh, thành với người trên 50 tuổi cho thấy, tỷ lệ mù lòa chung chiếm hơn 3%. Trong đó khoảng 25.000 người mù do bệnh glôcôm, chiếm tỷ lệ gần 7%.
Tuy nhiên, rất nhiều người lại không hề biết đến căn bệnh này. Các điều tra nghiên cứu tại cộng đồng năm 2008 – 2009 cho thấy có tới 96% người dân được hỏi cho biết: không nghe, không biết hoặc rất lơ mơ về bệnh glôcôm. Ngay cả những người đã mắc cũng có đến hơn một nửa không hiểu biết gì hoặc biết lơ mơ về bệnh của mình.
“Nhiều người biết bệnh của mình nhưng không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị, kết quả bệnh càng nặng hơn. Theo dõi các bệnh nhân glôcôm góc mở tại khoa cũng cho thấy có tới 43% trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn”, tiến sĩ Hường nói.:sad:
Các chuyên gia dự đoán, số lượng bệnh nhân glôcôm sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới, thế giới sẽ có khoảng 80 triệu người bệnh vào năm 2020. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân cũng tăng dần theo từng năm: từ hơn 5% trong năm 2004 và tăng gần gấp đôi trong năm 2008.
“Không chỉ bệnh nhân thiếu hiểu biết mà nhiều bác sĩ cũng chưa có kiến thứ đầy đủ về bệnh, dẫn đến những chỉ định điều trị sai lầm. Chẳng hạn, có trường hợp nên điều trị thuốc, không nên phẫu thuật thì lại chỉ định phẫu thuật hoặc có trường hợp cần phẫu thuật sớm thì giữ lại điều trị thuốc tại cơ sở mà không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên…”, Phó giáo sư Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.
Ngoài ra, cũng theo phó giáo sư Hơn, vấn đề khám chữa bệnh thiên đầu thống còn nhiều hạn chế. Nhiều cơ sở chuyên khoa mắt tuyến tỉnh hầu như chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cơ bản để chẩn đoán và theo dõi bệnh, không có đủ các loại thuốc glôcôm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện nay rất nhiều người tự ý, lạm dụng thuốc nhỏ mắt trong cộng đồng mà không lường trước hết được những hiểm họa của nó. Theo nghiên cứu của khoa Glôcôm trong năm 2009, trong số các bệnh nhân bị glôcôm góc mở thì khoảng 32% có có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài. :bithuong:

Vì thế, theo bác sĩ, người dân cần có thói quen đi khám mắt định kỳ, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 35 tuổi, bị đái tháo đường, cao huyết áp…). Ngay cả khi đã biết mắc bệnh cũng phải đi khám định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top