5 cơn đau thường gặp dễ gây nguy hiểm

00792

Moderator
Staff member

Chúng ta thường phớt lờ những cơn đau ở bụng, đầu, lưng, chân, vai… vì cho là bình thường. Nhưng đó có thể là dấu hiệu những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Đầu đau dữ dội
Đây là chứng bệnh xảy ra thường xuyên và hầu như ai cũng gặp phải nên thường hay bỏ qua. Tuy nhiên, đau đầu dữ đội, trầm trọng cần được chú ý đặc biệt, vì ngoài xoang còn có thể gặp ở hai bệnh lý nguy hiểm khác là xuất huyết não và u não.
Tốt nhất, với bất kỳ tình trạng đau đầu nào, nếu không xác định được nguyên nhân chắc chắn thì đi kiểm tra để loại trừ hai bệnh lý trầm trọng đó. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên đau đầu cũng cần nghĩ đến chứng bệnh nguy hiểm là dị dạng mạch máu não (tổn thương này sẽ gây xuất huyết não), bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để được khám xác định.
Đau bụng
Vùng bụng chứa rất nhiều cơ quan khác nhau nên không thể phớt lờ các cơn đau. Đơn giản nhất bạn có thể bị đau do viêm ruột thừa nhưng nếu chậm trễ chẩn đoán, để ruột thừa bị vỡ, sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ruột thừa, còn nhiều bệnh lý quan trọng khác như viêm tuyến tụy, viêm túi mật, ung thư dạ dày, tắc ruột hoặc bàng quang…
Cần chú ý: Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới bên phải và lượng bạch cầu trong cơ thể tăng thì có thể là triệu chứng viêm ruột thừa. Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên thì túi mật hoặc bàng quang có vấn đề.
Đau thắt lưng hoặc giữa hai vai
Phần lớn các trường hợp này vẫn được coi là viêm xương khớp nhưng cũng có thể là tình trạng của cơn đau trong nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề của bụng ngoại khoa. Đặc biệt, cơn đau lưng dữ dội và bất ngờ có thể là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu – bệnh phình bóc tách động mạch chủ. Tùy vào vị trí bóc tách, mà cơn đau ngực nặng hay nhẹ. Khi phình bóc tách ở đoạn lên thì đau ngực phía trước lan lên cổ, hàm răng, họng và đôi khi đau bụng dữ dội.
Nếu tổn thương ở đoạn xuống sẽ tổn thương phía sau lưng, đau bụng. Kèm với đau có thể bệnh nhân bị ngất, suy tim, ứ huyết (khi có hở van động mạch chủ nặng), tai biến mạch máu não, ngừng tim, triệu chứng của rối loạn thần kinh phó giao cảm (khó thở, buồn nôn, đau đầu…). Thêm một nguy cơ khác ít xảy ra hơn: có thể người đau đang bị sỏi thận.
Thường xuyên đau bàn chân hoặc cẳng chân
Đau ở phần đầu bàn chân hoặc mặt trước cẳng chân sẽ nguy hiểm hơn so với bình thường nếu đau cả khi vận động nhiều lẫn lúc nghỉ ngơi mà các thuốc giảm đau không mang lại tác dụng gì. Đây có thể là dấu hiệu của sự rạn nứt xương.
Đặc biệt, nếu đau và phù cẳng chân thì nhanh chóng tới bác sĩ, vì nó có thể là biểu hiện của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu, một cục máu đông đã làm bít tắc tính mạch sâu của cẳng chân. Điều nguy hiểm của bệnh là cục máu đông bị vỡ ra, các mảnh vỡ này sẽ di chuyển trong hệ thống tinh mạch làm tắc những nơi quan trọng như phổi dẫn đến tử vong nếu can thiệp không kịp thời.
Bệnh thường xảy ra trên bệnh nhân ung thư, béo phì, bất động do nằm lâu, có thai…
Thỉnh thoảng đau ngực
Cơn đau có thể thoáng qua, đến nỗi gần như không gây sự chú ý và không có cảm giác nguy hiểm. Bởi một số người bị mạch vành nặng chỉ có triệu chứng khó chịu chứ không đau. Có một số bệnh lý tim mạch mà bệnh nhân chỉ thấy có triệu chứng nặng hoặc tức tức ở ngực. Đôi khi người bệnh chỉ cảm nhân một cảm giác siết chặt ở ngực và cảm giác như có vật nặng đặt lên trước ngực.
Đã có khoảng 50% trường hợp tử vong do đau tim xảy ra chỉ sau ba đến bốn giờ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Vì vậy, cần nhanh chóng xét nghiệm máu và tim mạch, đặc biệt là người có tiền sử về bệnh này.
Theo Báo Đất Việt:rose:
 
Khàn tiếng có thể là dấu hiệu ung thư thanh quản


Dương Vũ
Bị khàn tiếng, anh Đà (40 tuổi, Hà Nội) cho rằng chỉ viêm họng bình thường nên tự mua thuốc về uống. Hai tháng vẫn không khỏi, đi khám, bác sĩ kết luận anh bị ung thư thanh quản, vĩnh viễn mất đi giọng nói.
Anh Đà buộc phải cắt toàn bộ thanh quản vì khối u lan đã rộng.
Giống như anh Đà, mới đầu chị Thương, 35 tuổi, ở Ninh Bình, cũng bị khàn tiếng nhưng cứ nghĩ do nói quá nhiều vì nghề nghiệp là giáo viên cấp 3, lại thường xuyên đi dạy thêm. Chỉ đến khi không thể nói được nữa, khó thở, chị mới đến bệnh viện khám. Sau khi làm sinh thiết, bác sĩ cho biết đã bị ung thư thanh quản. Khối u đã phát triển quá lớn, chèn cả vào đường thở, phải cắt toàn bộ thanh quản. Việc nói nhiều càng làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Theo Tiến sĩ Lương Minh Hương, Phó trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, những trường hợp như trên không phải là hiếm gặp. Rất nhiều người bị khàn tiếng nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ chỉ là viêm nhiễm đường họng bình thường. Nhưng thực tế, đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh.
Hiện tượng khàn tiếng gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (chiếm hơn 60%). Tuy nhiên, khàn tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì đây là dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt ở nhóm người hút thuốc, uống rượu hoặc làm nghề độc hại.
“Điều đáng nói là gần đây, độ tuổi người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Có người chỉ mới 28-30 tuổi đã mất giọng vĩnh viễn, trong khi trước rất hiếm gặp ở độ tuổi này”, Tiến sĩ Hương nói.
Cũng theo bà Hương, có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng khàn tiếng như: bị viêm họng, viêm thanh quản, bệnh do thay đổi thời tiết, thậm chí có thể do người bệnh nói quá to và nhiều trong thời gian dài… Với những trường hợp này chỉ cần chữa khỏi bệnh hoặc hạn chế nói thì khàn tiếng sẽ tự hỏi.
Ngoài ra, khàn tiếng cũng là biểu hiện của các bệnh như lao thanh quản, ung thư thanh quản… Nếu đi khám và điều trị sớm, người bệnh có thể vẫn nói được. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân đến viện khi đã quá muộn. Khối u đã lan rộng toàn bộ thanh quản, thậm chí cả vùng xung quanh. Các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ toàn bộ thanh quản, người bệnh sẽ mất đi bộ phận phát âm và không thể nói được nữa, Tiến sĩ Hương cho biết.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh bị khàn tiếng kéo dài trong 2 tuần mà không khỏi thì cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời. Cần điều trị sớm những viêm nhiễm về họng, tránh hút thuốc, uống rượu, giữ ấm vùng mũi, họng…
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top