vanhieu
Senior Member
Probiotic là gì?*
Hiện chưa có từ tiếng việt tương đương để quy đổi. Theo định nghĩa gần đây của các tổ chức FAO và WHO, probiotic là: “Những vi sinh vật sống khi được cung cấp đủ số lượng sẽ mang lại sức khoẻ cho vật chủ”. Nói cách khác, probiotic là sự bổ sung vào khẩu phần (cho người và vật nuôi) bằng những vi khuẩn (VK) và men có lợi để tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc ngăn ngừa một số bệnh đường ruột. Bằng cách đó, vi sinh vật (VSV) thường được dùng là VK lactic (hai chủng được sử dụng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium). Chúng được dùng trong công nghiệp thực phẩm nhiều năm vì chúng có thể chuyển hoá đường (kể cả lactoza) và các hydrat cacbon thành axit lactic. Nhờ đó, thực phẩm có vị hơi chua do lên men (như sữa chua chẳng hạn) và năng lực đệm giữ cho pH của sản phẩm ức chế được sự sinh trưởng của các VK gây thối.
Năm 1965, lần đầu tiên Lilly và Stillwell đưa ra từ ngữ “probiotic” khi các ông mô tả những nhân tố có tác dụng kích thích sinh trưởng do các VSV (protozoa, nguyên sinh động vật,) sản sinh ra. Khác với kháng sinh tố, probiotic được xem như là những nhân tố bắt nguồn từ VSV và kích thích sự sinh trưởng của những VSV khác.
Năm 1989, Roy Fuller đưa ra định nghĩa về probiotic được sử dụng rộng rãi hơn: “Bổ sung thức ăn chăn nuôi có vi khuẩn sống tác dụng có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi sinh vật đường ruột”.
Lai lịch của probiotic?
Đầu thế kỷ XX, E.Metchnikoff (Nga) lần đầu tiên phát hiện tác dụng tốt của một vài VK và ông cho rằng có thể điều chỉnh quần thể VSV trong ruột, có thể thay thế những VSV có hại bằng những VK có ích. Theo ông, quá trình hoạt động của VK phân giải protein trong ruột đã tích tụ một số độc tố và gây ra hiện tượng “tự ngộ độc đường ruột”.
H.Tisier (Viện Pasteur, Pháp), lần đầu tiên phân lập được Bifidobacterium từ ruột trẻ em còn bú sữa (về sau, VK này được đặt tên là Bifidobacterium bifidum), có tác dụng chữa bệnh tháo dạ (bằng cơ chế thay thế chỗ của VK phân giải protein).
A.Nissle (Đức) năm 1917 phân lập một chủng Escherichia coli (từ phân của một lính trong thế chiến I không bị lây bệnh qua trận dịch về bệnh đường ruột). Ngày ấy chưa có kháng sinh, ông dùng chủng VK này chữa lành các bệnh salmonella và shigellosis. Đến nay, chủng Escherichia coli Nissle 1917 vẫn còn được dùng (là một ví dụ về probiotic không có VK lactic).
Năm 1935, người ta đã phát hiện một số chủng là Lactobacillus acidophilus có hoạt tính mạnh khi đưa vào đường ruột của người.
Lợi ích của probiotic?
Cho đến nay, vẫn còn có ít tài liệu chứng minh được việc bổ sung probiotic là có thể thay thế hoàn toàn quần thể VSV tự nhiên trong đường ruột. Tuy nhiên, người ta hy vọng rằng probiotic có thể hình thành những tập đoàn VK nhất thời có lợi, có thể hỗ trợ cho cơ thể động vật vẫn duy trì được những chức năng như những VSV tự nhiên đường ruột (trong trường hợp tập đoàn VSV tự nhiên này bị suy yếu và phải sau một thời gian mới hồi phục được). Từ đó, probiotic được xem như là yếu tố điều hoà cho hệ sinh thái nội quan. Một vài tác dụng có lợi của probiotic:
- Điều hoà trường hợp không dung nạp lactose: có những cá thể không dung nạp được lactose, nhưng nhờ chủng VK tích cực có trong probiotic giúp cơ thể chịu đựng được lactose tốt hơn.
- Đề phòng được ung thư kết tràng: một số chủng VK lactic có tác dụng kháng chất gây đột biến, có khả năng đính vào các amin khác vòng và các chất gây ung thư, thấy rõ ở loài gặm nhấm. Đối với người, có những chủng có tác dụng kháng ung thư do giảm hoạt tính enzym -glucuronidase (enzym xúc tác chất gây ung thư đường ruột).
- Làm giảm cholesterol: nhiều chủng VK lactic làm giảm cholesterol huyết thanh ở động vật bằng cách phân ly mật trong ruột, nhờ đó ức chế quá trình tái hấp thu mật (mật vào trong máu có vai trò như cholesterol).
- Cải thiện chức phận miễn dịch và phòng ngừa nhiễm trùng: các VK lactic có thể ngăn ngừa những mầm bệnh bằng sự ức chế cạnh tranh (cạnh tranh sinh trưởng).
- Giảm viêm: probiotic có các VK lactic điều hoà được quá trình viêm và những đáp ứng quá mẫn nhờ điều hoà chức năng cytokin, ngăn ngừa tái phát viêm ruột.
- Cải thiện hấp thu khoáng: VK lactic trong probiotic có thể vô hiệu hoá chứng suy hấp thu các khoáng vi lượng.
- VK trong probiotic có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển VK gây bệnh viêm ruột, (đặc biệt đối với bệnh viêm ruột hoại tử ở gà).
Hiện chưa có từ tiếng việt tương đương để quy đổi. Theo định nghĩa gần đây của các tổ chức FAO và WHO, probiotic là: “Những vi sinh vật sống khi được cung cấp đủ số lượng sẽ mang lại sức khoẻ cho vật chủ”. Nói cách khác, probiotic là sự bổ sung vào khẩu phần (cho người và vật nuôi) bằng những vi khuẩn (VK) và men có lợi để tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc ngăn ngừa một số bệnh đường ruột. Bằng cách đó, vi sinh vật (VSV) thường được dùng là VK lactic (hai chủng được sử dụng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium). Chúng được dùng trong công nghiệp thực phẩm nhiều năm vì chúng có thể chuyển hoá đường (kể cả lactoza) và các hydrat cacbon thành axit lactic. Nhờ đó, thực phẩm có vị hơi chua do lên men (như sữa chua chẳng hạn) và năng lực đệm giữ cho pH của sản phẩm ức chế được sự sinh trưởng của các VK gây thối.
Năm 1965, lần đầu tiên Lilly và Stillwell đưa ra từ ngữ “probiotic” khi các ông mô tả những nhân tố có tác dụng kích thích sinh trưởng do các VSV (protozoa, nguyên sinh động vật,) sản sinh ra. Khác với kháng sinh tố, probiotic được xem như là những nhân tố bắt nguồn từ VSV và kích thích sự sinh trưởng của những VSV khác.
Năm 1989, Roy Fuller đưa ra định nghĩa về probiotic được sử dụng rộng rãi hơn: “Bổ sung thức ăn chăn nuôi có vi khuẩn sống tác dụng có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi sinh vật đường ruột”.
Lai lịch của probiotic?
Đầu thế kỷ XX, E.Metchnikoff (Nga) lần đầu tiên phát hiện tác dụng tốt của một vài VK và ông cho rằng có thể điều chỉnh quần thể VSV trong ruột, có thể thay thế những VSV có hại bằng những VK có ích. Theo ông, quá trình hoạt động của VK phân giải protein trong ruột đã tích tụ một số độc tố và gây ra hiện tượng “tự ngộ độc đường ruột”.
H.Tisier (Viện Pasteur, Pháp), lần đầu tiên phân lập được Bifidobacterium từ ruột trẻ em còn bú sữa (về sau, VK này được đặt tên là Bifidobacterium bifidum), có tác dụng chữa bệnh tháo dạ (bằng cơ chế thay thế chỗ của VK phân giải protein).
A.Nissle (Đức) năm 1917 phân lập một chủng Escherichia coli (từ phân của một lính trong thế chiến I không bị lây bệnh qua trận dịch về bệnh đường ruột). Ngày ấy chưa có kháng sinh, ông dùng chủng VK này chữa lành các bệnh salmonella và shigellosis. Đến nay, chủng Escherichia coli Nissle 1917 vẫn còn được dùng (là một ví dụ về probiotic không có VK lactic).
Năm 1935, người ta đã phát hiện một số chủng là Lactobacillus acidophilus có hoạt tính mạnh khi đưa vào đường ruột của người.
Lợi ích của probiotic?
Cho đến nay, vẫn còn có ít tài liệu chứng minh được việc bổ sung probiotic là có thể thay thế hoàn toàn quần thể VSV tự nhiên trong đường ruột. Tuy nhiên, người ta hy vọng rằng probiotic có thể hình thành những tập đoàn VK nhất thời có lợi, có thể hỗ trợ cho cơ thể động vật vẫn duy trì được những chức năng như những VSV tự nhiên đường ruột (trong trường hợp tập đoàn VSV tự nhiên này bị suy yếu và phải sau một thời gian mới hồi phục được). Từ đó, probiotic được xem như là yếu tố điều hoà cho hệ sinh thái nội quan. Một vài tác dụng có lợi của probiotic:
- Điều hoà trường hợp không dung nạp lactose: có những cá thể không dung nạp được lactose, nhưng nhờ chủng VK tích cực có trong probiotic giúp cơ thể chịu đựng được lactose tốt hơn.
- Đề phòng được ung thư kết tràng: một số chủng VK lactic có tác dụng kháng chất gây đột biến, có khả năng đính vào các amin khác vòng và các chất gây ung thư, thấy rõ ở loài gặm nhấm. Đối với người, có những chủng có tác dụng kháng ung thư do giảm hoạt tính enzym -glucuronidase (enzym xúc tác chất gây ung thư đường ruột).
- Làm giảm cholesterol: nhiều chủng VK lactic làm giảm cholesterol huyết thanh ở động vật bằng cách phân ly mật trong ruột, nhờ đó ức chế quá trình tái hấp thu mật (mật vào trong máu có vai trò như cholesterol).
- Cải thiện chức phận miễn dịch và phòng ngừa nhiễm trùng: các VK lactic có thể ngăn ngừa những mầm bệnh bằng sự ức chế cạnh tranh (cạnh tranh sinh trưởng).
- Giảm viêm: probiotic có các VK lactic điều hoà được quá trình viêm và những đáp ứng quá mẫn nhờ điều hoà chức năng cytokin, ngăn ngừa tái phát viêm ruột.
- Cải thiện hấp thu khoáng: VK lactic trong probiotic có thể vô hiệu hoá chứng suy hấp thu các khoáng vi lượng.
- VK trong probiotic có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển VK gây bệnh viêm ruột, (đặc biệt đối với bệnh viêm ruột hoại tử ở gà).