7 thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa
Có thể trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong chuyện ăn uống, đã một vài lần bạn có cảm giác ăn uống khó tiêu hoá, bụng cứ ì ạch khó chịu vô cùng. Những nguyên nhân thường gặp đối với chứng khó tiêu hoá bao gồm việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều sôcôla, tâm trạng căng thẳng trong lúc ăn uống và đang bị tổn thương tình cảm.
Chứng khó tiêu hoá còn được gọi là chứng “rối loạn tiêu hoá”, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm cảm giác no trong suốt bữa ăn mặc dù ăn không nhiều, cảm giác khó chịu sau khi kết thúc bữa ăn, cảm giác đau hoặc rát ở vùng bụng trên; nó có thể gây chứng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Trong hàng ngàn năm qua, người ta đã dùng một số loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh mà trong đó chứng khó tiêu hoá dường như lại tỏ ra rất thích hợp trong việc dùng dược thảo chữa bệnh:
Thì Là / Hạt Thì Là
Nhiều nhà hàng ở Ấn Độ thường có thói quen sử dụng hạt thì là cho những món ăn được chế biến vào buổi tối. Hạt Thì Là đã được sử dụng trong một thời gian dài dùng để khắc phục chứng đầy hơi, bị chuột rút, dạ dày nhiều chất chua và đặc biệt hạt thì là còn có tác dụng giảm co thắt ở đường ruột rất hiệu quả.
Từ ngàn xưa, thì là đã được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo truyền thống, hạt thì là được cho là một vị thuốc tống hơi, nghĩa là nó giúp cho cơ thể có thể trục xuất khí độc và giảm ngứa ngáy trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đối với các sản phụ trong lúc sinh con, người ta dùng thì là làm “gia vị” chính trong món nước thuốc thường có pha thêm một chút rượu theo tỷ lệ hợp lý, thứ nước này sẽ do những sản phụ uống để trị chứng bụng quặn đau trong lúc hạ sinh con. Lá thì là còn được dùng để hãm uống như nước trà (chè). Theo Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) thì một liều hạt thì là dùng để chữa bệnh hiệu nghiệm nhất là từ 1 muỗng – 1,5 muỗng hạt thì là/ngày.
Bạc hà chanh
Bạc hà chanh (tên gọi khác là Melissa) là một thành viên của họ Bạc hà, thứ lá dược thảo này đã được ưa chuộng sử dụng từ thời Trung Cổ nhằm giảm thiểu chứng trầm cảm và lo âu, tăng cường giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn và giảm thiểu chứng khó tiêu hoá. Thời đó, lá Bạc hà chanh thường được pha trộn với các dược thảo trung tính khác nhằm nâng cao việc thư giãn. Bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp giữa lá Bạc hà chanh với các loại thảo mộc khác có thể giúp điều trị chứng khó tiêu hoá – hoặc có thể làm dịu sự trầm cảm trong cơ thể và tăng cường cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.
Để giảm thiểu chứng khó tiêu hoá, đầy hơi, Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên dùng như sau: Lấy từ 300mg – 500mg lá Bạc hà chanh khô, dùng 3 lần/ngày. Nếu làm trà (chè) uống thì dùng từ 1,5 gram – 4,5 gram (1/4 – 1 muỗng) lá Bạc hà chanh khô, hãm trong nước nóng. Hãm uống khoảng 4 lần/ngày hoặc hơn.
Bột nghệ
Củ nghệ đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Củ nghệ là gia vị chính trong món cà ri, nó có lớp màu vàng giúp kích thích sự ngon miệng cho món ăn, và bột nghệ còn được sử dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau. Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic), bột nghệ được sử dụng để hỗ trợ chức năng tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, giảm đau viêm khớp và điều hoà kinh nguyệt; bột nghệ cũng được sử dụng cho chứng ợ hơi nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, ruột nhiều hơi và ứ hơi ở dạ dày.
Theo Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bột nghệ có một chất hoạt hoá khá mạnh gọi là “curcumin” và một số chất khác, có thể kích thích các cơn co thắt túi mật. Viện nghiên cứu Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH) khuyên rằng nên dùng khoảng 500 mg bột nghệ/4 lần/ngày để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó tiêu hoá.
Gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được sử dụng làm thuốc trong các nền y học Châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Ở Trung Quốc, gừng đã được sử dụng cho việc ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Trong nền y học hiện đại, nhiều bác sĩ vẫn lên tiếng khuyên bạn nên dùng gừng để phòng ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Gừng dùng làm thuốc điều trị chứng khó chịu mức độ nhẹ ở dạ dày. Đức đã chấp thuận cho việc dùng gừng làm thuốc điều trị chứng khó tiêu hoá và say tàu xe. Thú vị một chút, trong khi nhiều loại thuốc chống nôn mửa tác động lên não và tai trong thì gừng tác động trực tiếp vào dạ dày. Trong nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau thì liều dùng căn bản là từ 1 đến 4 gram gừng/ngày, chia làm 2 đến 4 liều/ngày. (Để phòng ngừa chứng say tàu xe, bạn nên dùng gừng từ 1 đến 2 ngày trước khi đi tàu xe và tiếp tục ăn gừng trong suốt thời gian đi lại).
Lá Atisô
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng người Italia đã phát minh ra món rượu mùi từ lá Atisô, đó là món uống Cynar. Trong nền y học cổ truyền Châu Âu, lá cây Atisô (không phải lá quanh búp hoa của nó, mà chúng ta vẫn hay ăn) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu, nó có tác dụng làm kích thích thận cũng như khởi động dòng chảy của mật từ gan và túi mật, đóng một vai trò chính trong hệ tiêu hoá.
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã chú tâm vào tính truyền thống của việc sử dụng cây Atisô làm thuốc. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Italia đã tiến hành “cô lập” một chất từ lá Atisô gọi là “Cynarin”, nó có tác dụng chữa bệnh cực cao.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã đánh giá rằng lá Atisô có công hiệu mạnh trong việc chữa trị chứng khó tiêu hoá; tinh chất lá Atisô hiệu quả hơn nhiều so với dùng giả dược dùng để điều trị các triệu chứng khó tiêu hoá. Cơ quan y tế Đức khuyên rằng nên sử dụng lá Atisô trong việc điều trị “những trục trặc về khó tiêu” với liều lượng hợp lý là khoảng 6 gram lá Atisô khô/ngày, được chia thành 3 liều dùng.
Bạc hà cay
Bạc hà cay thường được dùng để làm dịu dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Do bởi những tác động tinh tế cho nên Bạc Hà cay được sử dụng để điều trị khá nhiều chứng bệnh từ đau đầu, dị ứng da, lo âu, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, kinh nguyệt và chứng đầy hơi. Dầu bạc hà cay tỏ ra khá hữu ích trong việc điều trị các cơn đau do co thắt đường ruột. Nhiều cuộc nghiên cứu còn đề cập đến hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó việc dùng dầu bạc hà cay đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Bạc hà cay giúp làm thư giãn các cơ bắp, đấu tranh với khí tiêu hoá và cải thiện dòng chảy của mật, mà cơ thể đã sử dụng để tiêu hoá các chất béo.
Ớt Cayen
Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng ăn đồ cay nóng sẽ làm đau rát dạ dày. Nhưng sự thực lại ngược lại: theo Đại học New York, việc ăn ớt Cayen có thể làm giảm thiểu cơn đau do khó tiêu hoá!
Thực vậy, việc ăn ớt cay nóng không hề làm sưng tấy các vết thương, thay vào đó nó chỉ tạo ra những cảm xúc tương tự khi cơ thể tiếp nhận chất cay. Việc tiếp nhận chất “Capsaicin” có thể làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Với những người mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hoá nên dùng từ 0,5 gram đến 1 gram bột ớt đỏ Cayen/ngày (chia làm 3 liều trong các món ăn), có thể giảm thiểu chứng đau, đầy hơi và nôn mửa.
Trương Diệc Quyền (Theo The Health)
Có thể trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong chuyện ăn uống, đã một vài lần bạn có cảm giác ăn uống khó tiêu hoá, bụng cứ ì ạch khó chịu vô cùng. Những nguyên nhân thường gặp đối với chứng khó tiêu hoá bao gồm việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều sôcôla, tâm trạng căng thẳng trong lúc ăn uống và đang bị tổn thương tình cảm.
Chứng khó tiêu hoá còn được gọi là chứng “rối loạn tiêu hoá”, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm cảm giác no trong suốt bữa ăn mặc dù ăn không nhiều, cảm giác khó chịu sau khi kết thúc bữa ăn, cảm giác đau hoặc rát ở vùng bụng trên; nó có thể gây chứng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Trong hàng ngàn năm qua, người ta đã dùng một số loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh mà trong đó chứng khó tiêu hoá dường như lại tỏ ra rất thích hợp trong việc dùng dược thảo chữa bệnh:
Thì Là / Hạt Thì Là
Nhiều nhà hàng ở Ấn Độ thường có thói quen sử dụng hạt thì là cho những món ăn được chế biến vào buổi tối. Hạt Thì Là đã được sử dụng trong một thời gian dài dùng để khắc phục chứng đầy hơi, bị chuột rút, dạ dày nhiều chất chua và đặc biệt hạt thì là còn có tác dụng giảm co thắt ở đường ruột rất hiệu quả.
Từ ngàn xưa, thì là đã được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo truyền thống, hạt thì là được cho là một vị thuốc tống hơi, nghĩa là nó giúp cho cơ thể có thể trục xuất khí độc và giảm ngứa ngáy trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đối với các sản phụ trong lúc sinh con, người ta dùng thì là làm “gia vị” chính trong món nước thuốc thường có pha thêm một chút rượu theo tỷ lệ hợp lý, thứ nước này sẽ do những sản phụ uống để trị chứng bụng quặn đau trong lúc hạ sinh con. Lá thì là còn được dùng để hãm uống như nước trà (chè). Theo Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) thì một liều hạt thì là dùng để chữa bệnh hiệu nghiệm nhất là từ 1 muỗng – 1,5 muỗng hạt thì là/ngày.
Bạc hà chanh
Bạc hà chanh (tên gọi khác là Melissa) là một thành viên của họ Bạc hà, thứ lá dược thảo này đã được ưa chuộng sử dụng từ thời Trung Cổ nhằm giảm thiểu chứng trầm cảm và lo âu, tăng cường giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn và giảm thiểu chứng khó tiêu hoá. Thời đó, lá Bạc hà chanh thường được pha trộn với các dược thảo trung tính khác nhằm nâng cao việc thư giãn. Bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp giữa lá Bạc hà chanh với các loại thảo mộc khác có thể giúp điều trị chứng khó tiêu hoá – hoặc có thể làm dịu sự trầm cảm trong cơ thể và tăng cường cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.
Để giảm thiểu chứng khó tiêu hoá, đầy hơi, Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên dùng như sau: Lấy từ 300mg – 500mg lá Bạc hà chanh khô, dùng 3 lần/ngày. Nếu làm trà (chè) uống thì dùng từ 1,5 gram – 4,5 gram (1/4 – 1 muỗng) lá Bạc hà chanh khô, hãm trong nước nóng. Hãm uống khoảng 4 lần/ngày hoặc hơn.
Bột nghệ
Củ nghệ đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Củ nghệ là gia vị chính trong món cà ri, nó có lớp màu vàng giúp kích thích sự ngon miệng cho món ăn, và bột nghệ còn được sử dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau. Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic), bột nghệ được sử dụng để hỗ trợ chức năng tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, giảm đau viêm khớp và điều hoà kinh nguyệt; bột nghệ cũng được sử dụng cho chứng ợ hơi nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, ruột nhiều hơi và ứ hơi ở dạ dày.
Theo Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bột nghệ có một chất hoạt hoá khá mạnh gọi là “curcumin” và một số chất khác, có thể kích thích các cơn co thắt túi mật. Viện nghiên cứu Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH) khuyên rằng nên dùng khoảng 500 mg bột nghệ/4 lần/ngày để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó tiêu hoá.
Gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được sử dụng làm thuốc trong các nền y học Châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Ở Trung Quốc, gừng đã được sử dụng cho việc ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Trong nền y học hiện đại, nhiều bác sĩ vẫn lên tiếng khuyên bạn nên dùng gừng để phòng ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Gừng dùng làm thuốc điều trị chứng khó chịu mức độ nhẹ ở dạ dày. Đức đã chấp thuận cho việc dùng gừng làm thuốc điều trị chứng khó tiêu hoá và say tàu xe. Thú vị một chút, trong khi nhiều loại thuốc chống nôn mửa tác động lên não và tai trong thì gừng tác động trực tiếp vào dạ dày. Trong nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau thì liều dùng căn bản là từ 1 đến 4 gram gừng/ngày, chia làm 2 đến 4 liều/ngày. (Để phòng ngừa chứng say tàu xe, bạn nên dùng gừng từ 1 đến 2 ngày trước khi đi tàu xe và tiếp tục ăn gừng trong suốt thời gian đi lại).
Lá Atisô
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng người Italia đã phát minh ra món rượu mùi từ lá Atisô, đó là món uống Cynar. Trong nền y học cổ truyền Châu Âu, lá cây Atisô (không phải lá quanh búp hoa của nó, mà chúng ta vẫn hay ăn) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu, nó có tác dụng làm kích thích thận cũng như khởi động dòng chảy của mật từ gan và túi mật, đóng một vai trò chính trong hệ tiêu hoá.
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã chú tâm vào tính truyền thống của việc sử dụng cây Atisô làm thuốc. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Italia đã tiến hành “cô lập” một chất từ lá Atisô gọi là “Cynarin”, nó có tác dụng chữa bệnh cực cao.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã đánh giá rằng lá Atisô có công hiệu mạnh trong việc chữa trị chứng khó tiêu hoá; tinh chất lá Atisô hiệu quả hơn nhiều so với dùng giả dược dùng để điều trị các triệu chứng khó tiêu hoá. Cơ quan y tế Đức khuyên rằng nên sử dụng lá Atisô trong việc điều trị “những trục trặc về khó tiêu” với liều lượng hợp lý là khoảng 6 gram lá Atisô khô/ngày, được chia thành 3 liều dùng.
Bạc hà cay
Bạc hà cay thường được dùng để làm dịu dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Do bởi những tác động tinh tế cho nên Bạc Hà cay được sử dụng để điều trị khá nhiều chứng bệnh từ đau đầu, dị ứng da, lo âu, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, kinh nguyệt và chứng đầy hơi. Dầu bạc hà cay tỏ ra khá hữu ích trong việc điều trị các cơn đau do co thắt đường ruột. Nhiều cuộc nghiên cứu còn đề cập đến hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó việc dùng dầu bạc hà cay đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Bạc hà cay giúp làm thư giãn các cơ bắp, đấu tranh với khí tiêu hoá và cải thiện dòng chảy của mật, mà cơ thể đã sử dụng để tiêu hoá các chất béo.
Ớt Cayen
Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng ăn đồ cay nóng sẽ làm đau rát dạ dày. Nhưng sự thực lại ngược lại: theo Đại học New York, việc ăn ớt Cayen có thể làm giảm thiểu cơn đau do khó tiêu hoá!
Thực vậy, việc ăn ớt cay nóng không hề làm sưng tấy các vết thương, thay vào đó nó chỉ tạo ra những cảm xúc tương tự khi cơ thể tiếp nhận chất cay. Việc tiếp nhận chất “Capsaicin” có thể làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Với những người mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hoá nên dùng từ 0,5 gram đến 1 gram bột ớt đỏ Cayen/ngày (chia làm 3 liều trong các món ăn), có thể giảm thiểu chứng đau, đầy hơi và nôn mửa.
Trương Diệc Quyền (Theo The Health)