Nguồn phát sinh nước thải tại bệnh viện (BV) gồm: nước thải có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Đó là nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, từ giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... Đặc tính của nước thải BV: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải BV.
Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các BV khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Thoải mái chảy ra cống, về sông So với cách đây vài năm, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh của BV An Bình (Q.5) đã khang trang hơn hẳn. Duy chỉ có hệ thống xử lý nước thải suốt mười mấy năm qua là gần như chưa có gì thay đổi, vẫn tắc tị và vô dụng. Bác sĩ Nguyễn Đình Chanh - giám đốc BV - cho biết từ trước năm 1990, BV này đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 400m3/ngày, nhưng chỉ vận hành được một thời gian ngắn rồi ngưng. Lý do: bể tiếp nhận và xử lý nước thải được thiết kế ở vị trí cao hơn so với mặt bằng xung quanh, nên nước thải từ các khoa phòng không thể chảy ngược lên trên. BV phải “chữa cháy” bằng cách xây bổ sung một bể tạm ở vị trí thấp để chứa nước thải trước khi dùng máy bơm đẩy ngược lên bể xử lý. Giải pháp này sau đó cũng phá sản vì thiết bị máy móc được đặt ngầm trong bể xử lý bị hư hỏng. Và từ đó đến nay, mỗi ngày khoảng 500m3 nước thải của BV có quy mô hơn 500 giường này cứ thản nhiên thấm vào đất hoặc hòa theo hệ thống thoát nước để chảy ra ngoài. Trong khi đó, dù được xếp vào nhóm những BV có hệ thống xử lý nước thải, nhưng BV Chợ Rẫy nổi lên như một “siêu đại lý phân phối vi trùng qua con đường nước thải”. Có quy mô 1.700 giường, mỗi ngày khám và điều trị trên dưới 4.000 bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú, tổng lượng nước thải của BV này lên đến khoảng 3.200m3/ngày đêm. Toàn bộ nước thải được phó thác cho một hệ thống xử lý vốn xây dựng từ năm 1972 với dung tích bể chứa 500m3, và chỉ sử dụng quy trình lắng lọc thô sơ bằng đá sỏi trước khi thải ra cống thoát nước, thậm chí nhiều lúc nước thải đổ về chưa kịp lắng lọc đã phải bơm thoát ra ngoài do bể chứa quá tải.
Tại cuộc họp tìm cách “giải độc” cho nước thải y tế với lãnh đạo các BV do Sở Tài nguyên - môi trường chủ trì chiều 14-8-2006, đại biểu HĐND TP Võ Văn Sen đã phải thốt lên: “Để nước thải chảy thẳng ra môi trường là cái tội của ngành y tế”! Các BV hàng đầu của TP như Đa khoa Sài Gòn, Từ Dũ cũng trong tình trạng tương tự. Cả hai khu A và B của BV Từ Dũ tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng công suất chỉ 500m3/ngày đêm và chất lượng nước thải sau xử lý cũng không đạt tiêu chuẩn quy định. Bình quân mỗi ngày BV Sài Gòn xả thẳng ra hệ thống cống thoát nước chung của TP khoảng 300m3 nước thải, nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Xuyền - giám đốc BV - cho biết từ khi thành lập đến nay BV chưa bao giờ có... hệ thống xử lý nước thải. Con số rợn người Thống kê mới nhất của Sở Y tế cho biết trên địa bàn TP.HCM hiện có 130 BV, trung tâm y tế (TTYT) đang hoạt động với tổng lượng nước thải mỗi ngày hơn 17.000m3. Trong đó có 43 BV - TTYT có hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn, 39 BV - TTYT không có hệ thống xử lý nước thải. Đó là chưa kể hàng ngàn cơ sở hành nghề y tế tư có lượng nước thải không nhiều, nhưng việc xử lý như thế nào hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng. Về các BV - TTYT có hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn cho phép, theo Sở Y tế, có nguyên nhân do sự thay đổi về tiêu chuẩn nước thải sau xử lý. Cụ thể, cho đến năm 2002, các BV - TTYT có giường bệnh do sở quản lý hầu hết được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý đạt chất lượng nước thải loại B theo TCVN năm 1995. Thế nhưng từ giữa năm 2002, theo tiêu chuẩn mới ban hành, nước thải đổ ra sông, kênh rạch phải tương đương chuẩn loại A khiến hệ thống xử lý nước thải của một số BV không đạt yêu cầu. Nước thải y tế dù xử lý chưa đạt chuẩn hoặc chưa qua xử lý thời gian qua đều đã thoát ra môi trường. Tại cuộc họp vào giữa tháng 8-2008, Sở Tài nguyên - môi trường đã buộc các BV phải tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước tháng 1-2007. Thế nhưng hơn hai năm trôi qua, nước thải y tế vẫn là câu chuyện nóng hổi và còn nguyên gam màu xám xịt. N.TRIỀU - L.TH.HÀ - V.HƯƠNG
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.