phân lập vi khuẩn phân giải cellulose từ dạ cỏ bò

cactus2810

Junior Member
mình sắp làm để tài này mà tìm mãi mới thấy của trường đại học Cần Thơ.bạn nào có tài liệu về phần này cho mình xin với nha.thanks trước nak ^^.
 
mình sắp làm để tài này mà tìm mãi mới thấy của trường đại học Cần Thơ.bạn nào có tài liệu về phần này cho mình xin với nha.thanks trước nak ^^.

Đề tài này xưa như trái đất vẫn còn người làm nữa à?

Phân lập vi sinh có cellulase thì đơn giản, nhưng mà để làm đến nơi đến chốn, cũng cần phải có trình độ và tay nghề, có thể khai thác làm LV tiến sĩ cũng được.
 
mình sắp làm để tài này mà tìm mãi mới thấy của trường đại học Cần Thơ.bạn nào có tài liệu về phần này cho mình xin với nha.thanks trước nak ^^.

Hiện nay nguồn phế thải hữu cơ do các nhà máy công nghiệp chế biến thực phẩm thải ra là rất lớn như: rơm rạ, trấu, bã mía, cám mì, agar…Các phế thải này có thành phần chính là cellulose. Cellulose có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit. Tuy nhiên việc phân hủy cellulose bằng phương pháp vật lý và hóa học rất phức tạp, tốn kém và gây độc hại cho môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các chất thải hữu cơ chứa cellulose bằng công nghệ sinh học, đặc biệt sử dụng các enzyme cellulase ngoại bào từ vi sinh vật sẽ có nhiều ưu điểm về cả mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Số lượng các loài vi sinh vật tham gia sinh tổng hợp enzyme cellulase có trong điều kiện tự nhiên rất phong phú. Chúng thuộc nấm sợi, xạ khuẩn, vi khuẩn và trong một số trường hợp, các nhà khoa học còn thấy cả nấm men cũng tham gia qúa trình phân giải này.
Vì vậy nếu ta sản xuất được một lượng enzyme cellulase lớn với mức chi phí thấp thì ta có thể tận dụng được nguồn phế thải lớn từ các nhà máy chế biến thực phẩm như: bã mía, trấu, rơm rạ, mạt cưa…góp phần vào bảo vệ môi trường và cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nấm Trichoderma spp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Các nhà khoa học đã thành công trong việc phân lập được chủng nấm Trichoderma Reesei KY-746 để tổng hợp nên enzyme cellulase một cách có hiệu quả nhất mà giá thành lại rẻ.
http://congnghesinhhoc24h.com/tai-lieu/khao-sat-quy-trinh-san-xuat-enzyme-cellulase-tu-nam-trichoderma-reesei-316.html
 
Chủng vi sinh phân giải cellulose thì có nhiều... nhưng quan trọng là hoạt tính enzyme, loại enzyme, đặc tính enzyme có phù hợp với mục đích của mình không?

Ví dụ phải chọn vk và enzyme chịu nhiệt, hoạt động pH kiềm, loại enzymne endo hay exo, hay glucosidase....

Và mục đích dùng enzyme hay cả con vi sinh vật.

Để phân lập thì cứ lấy dạ cỏ ra mà phân lập, dùng cơ chất đơn giản là CMC, để test, rồi sẽ có một bộ VSV. Từ đó nghiên cứu sâu sẽ chọn được chủng phù hợp mục đích.
 
Đề tài này xưa như trái đất vẫn còn người làm nữa à?

Phân lập vi sinh có cellulase thì đơn giản, nhưng mà để làm đến nơi đến chốn, cũng cần phải có trình độ và tay nghề, có thể khai thác làm LV tiến sĩ cũng được.

Bữa nay mới đọc được câu này tự ái quá, heheehhe. Mình cũng đang làm cái khỉ gió này nhưng đúng là không biết lấy chổ nào của dạ dày con bò. Bữa trước đi mua cái dạ dày ngây thơ vô số tội làm hoài không ra đơn giản vì người ta ngâm vôi, ngâm nước muối hết trơn rồi còn đâu B.s mà phân lập.
Có bạn nào share tài liệu nên lấy phần nào của dạ dày thì xin với nhé.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,648
Messages
71,541
Members
55,803
Latest member
sv388digital
Back
Top