VSV trong xử lý môi trường

Trần Duy Lộc

Junior Member
Em đang làm tiểu luận về vsv xử lý môi trường, đặc biệt là trong mảng xử lý rác thải. Nhưng em lại không có 1 tài liệu nào nói về vấn đề này cả.:???:
Anh chị nào có tài liệu nào nói về vấn đề này thì share cho em với! Em cám ơn các anh chị nhiều!!!:mrgreen:
woodking89@gmail.com
 
Xử lý rác thải bằng công nghệ mới Seraphin

(Phụ nữ Việt Nam, số 58, ngày 16/5/2005, tr.10)
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác tải đã và đang gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trầm trọng. Từ trước đến nay, ở nước ta, rác thải chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp hay tập kết vào những bãi rác lộ thiên. Việc làm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống xung quanh bãi rác, diện tích đất nông nghiệp của bà con nông dân cũng bị thu hẹp.
Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã nghiên cứu và áp dụng khoa học, công nghệ vào xử lý rác thải như ở Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn (Hà Nội). Tuy nhiên các hình thức này mới chỉ dừng lại ở việc tái chế một phần rác thải hữu cơ để làm phân vi sinh. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 2003, Công ty Cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin đã chế tạo thành công dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin để tái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời sống. Đây là công nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90% lượng rác thải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ. Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày nên giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai. Mức đầu tư cho nhà máy sử dụng công nghệ Saraphin thấp (chỉ bằng 30 - 40% so với dây chuyền nhập khẩu). Công nghệ này đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế.
Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tác lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu... Khi áp dụng công nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa...) sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Vì các loại rác thải này sẽ được đưa vào lồng sấy khô và nhờ sức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch. Sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ Seraphin đã được Cục Quản lý chất lượng Việt Nam kiểm định về tính năng động, công dụng cũng như mức độ phù hợp vệ sinh môi trường.
Tháng 1 năm 2004, công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin đã áp dụng công nghệ Seraphin vào sản xuất thử nghiệm tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Huế). Sau một thời gian ứng dụng, công nghệ này đã tạo ra ưu điểm vượt trội. Đến tháng 6 năm 2004, Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đã tiếp nhận và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt của thành phố Huế. Thành công đó đã thúc đẩy Ban Giám đốc công ty đầu tư hơn 36 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy xử lý rác Đông Vinh nằm trên địa phận xã Hưng Đông, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đây là địa điểm tập kết rác thải của thành phố Vinh, rộng khoảng 3 hécta và rác đã cao đến 8m. Nhiều năm nay, bãi rác này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân khu vực lân cận. Tháng 4 vừa qua, nhà máy xử lý rác Đông Vinh đã đi vào hoạt động với công suất xử lý gần 300 tấn rác/ngày. Theo dự kiến, đến 19-5 tới, nhà máy sẽ xử lý toàn bộ rác thải của thành phố Vinh (khoảng 150 đến 180 tấn/ngày) và đến năm 2008 sẽ xử lý hết số lượng rác tồn đọng ở bãi rác Đông Vinh.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin thì để áp dụng công nghệ này xử lý rác thải trên diện rộng, công ty còn gặp không ít khó khăn như để làm phân comost từ rác thải cần diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài đến 30 ngày. Khả năng tiêu thụ phân hữu cơ và các sản phẩm khác còn hạn chế, do đây là sản phẩm mới, chưa quen với người tiêu dùng. Để khắc phục điều này, Công ty đã sản xuất theo phương pháp ủ hiếu khí - có đảo trộn, tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ rác phát triển, nhằm giảm thời gian ủ phân hữu cơ, giảm diện tích nhà xưởng, tăng hiệu quả của nhà máy xử lý rác. Đồng thời, đẩy mạnh khâu tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
Trong thời gian tới, Công ty cổ phần công nghệ môi trường xanh đang xúc tiến xây dựng và chuyển giao, lắp đặt công nghệ này để xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều đô thị lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây và các tỉnh, thành khác trong cả nước... nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
 
Xử lý rác thải bằng giu

giun.jpg

Giun đùn lỗ và thải ra các chất hữu cơ làm đất tơi xốp.
Các nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng thời cung cấp thức ăn cho gia súc. Loài giun này được nhập từ Philippines, có ưu điểm là dễ nhân nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu nước ta.
Tiến sĩ Huỳnh Thị Kim Hối, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã nghiên cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại để cho ra đời một quy trình xử lý rác thải nhờ giun đất Phillipinnes. Loài giun này có tên khoa học là perionyx excavalus, có thể tiêu hoá chất thải rất tốt.
Theo tính toán, để phân hủy 1 tấn rác hữu cơ trong một năm, nguời ta cần khoảng 1.000 con giun giống và các thế hệ con cháu của chúng. Hiện tại, đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng cho việc xử lý rác thải ở các thành phố lớn.
Trên thực tế, việc nuôi giun đất để xử lý ô nhiễm môi trường đã được nhân dân ta áp dụng từ lâu. Kinh nghiệm này đã được phổ biến rộng rãi nhất ở Hà Đông. Nhân dân ở đây thường làm chuồng gà phía trên và nuôi giun đất phía dưới, vì phân do gà thải ra là nguồn thức ăn tốt cho giun đất. Mặt khác nhờ giun đùn đất, tiêu hoá và thải ra chất hữu cơ, mà sau một thời gian, đất ở phía dưới chuồng gà sẽ tơi xốp, rất tốt cho cây trồng. Khi đó, người ta lại chuyển chuồng gà ra chỗ khác, cứ như vậy... Chu trình khép kín này khiến cho việc nuôi gia cầm không gây ô nhiễm môi trường.
(Theo SGGP)​
 
Xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt

Nghiên cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Và đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.

Ông Trịnh Văn Thiềm cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác nổi chủ yếu là xenlulo và polyme được băm làm chất độn sản xuất gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa tái sinh.


xuly1.jpg
Ông Thiềm giới thiệu hóa chất dùng để xử lý rác thải. Ảnh: Đức Huy
Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan) được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách, nghiền nhỏ đóng gạch.

Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải mini này có công suất 15 tấn ngày.

Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn mỗi ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép kín.

xyly2.jpg
Phương pháp xử lý rác thải của ông Thiềm đã được ứng dụng trong thực tế.
Ảnh: Đức Huy
Hiện giá thành dây chuyền của ông Thiềm khoảng 100 triệu đồng. Sở dĩ giá thành thấp như vậy vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng... đều có sẵn trong nước.

Dù ở nước ta có nhiều cách xử lý rác bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ, nơi có lượng rác thải nhỏ.
Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành theo cách: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù, nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín quá trình xử lý rác
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top