Viêm mãn tính và ung thư

vietbio said:
Ba bài đấy đây. Anh lấy hộ với vì chỗ tôi ko lấy được.
http://dx.doi.org/10.1016/j.cell.2004.07.002
http://dx.doi.org/10.1016/j.cell.2004.09.005
http://dx.doi.org/10.1016/j.cell.2004.07.013

Anh post cho bon em tham khao mot research paper ve NFKB ma theo anh la thuyet phuc nhat ve NFKB.. em muon doc truc tiep no' hon la thao luan nhugn quan diem ma cau tra loi nam o "tuong lai"

tổng hợp tất cả các thông tin về NF-kB có thể tìm thấy ở đây
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/dispomim.cgi?id=164011
(thông tin update vào 26/05/2005)
 
ruanhocon said:
Co the em hieu nham, nhung em hoi thac mac o cai dac diem 1: chuc nang cua NFKB quan torng trong viec bao ve te bao truoc nhugn tin hieu nguy hiem... nao, cac tin hieu se thu nhan qua cac receptor va tu tap vao NFKB.. gay ra viem (bao ve co the...:D), sau day la viem man tinh'... sau day la ung thu...:) Nhu vay co su mau thuan nao day o day ko? hay mto lan nua, can phai quay lai cau hoi ve co che dieu hoa? neu vay thi chua co loi giai dap..:)

Em cung dong y voi y kien cho rang, ko chi duy nhat NFKB... (ly do thi anh lonxon va vietbio va ca anh tuchau da dua ra roi) va hon the la do co le em chua duoc doc paper nao ve viec: nghien cuu NFKB tren viem man tinh, NFKB tren ung thu, va NFKB tren viem man tinh roi thanh ung thu va NFKB chi tren ung thu nhung do nguyen nhan khac'.... :? Em can mto bai ro rang ve dieu nay, anh se dua no cho bon em chu?

Hon nua, o diem ly thu'...:) su le thuoc vao NFKB tro nen cap thiet'...v.v... sao anh biet duoc dieu nay ah? Do co phai la nhung paper ung ho quan diem ve NFKB hay ko? Va quan diem cua anh ve dieu nay.... anh co nghi rang NFKB thuc su la nhan to quan trong (chinh) dong vai tro dieu khien viem man tinh hay ung thu hay ko? Anh co the noi cho em biet tai sao ko ah?

Anh post cho bon em tham khao mot research paper ve NFKB ma theo anh la thuyet phuc nhat ve NFKB.. em muon doc truc tiep no' hon la thao luan nhugn quan diem ma cau tra loi nam o "tuong lai"...:)

em ruanhocon

Tui không biết có hiểu rỏ ý của bạn không, nếu câu trả lời còn chưa thỏa đáng thì cứ hỏi tiếp tục nhé. Có lẻ bạn nghĩ rằng nếu nói Nfkb có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào và cơ thể mà chỉ toàn thấy Nfkb gây ra viêm, viêm mãn tính rồi ung thư thì là điều mâu thuẩn?

Thực ra tui chưa bao giờ nói theo thứ tự này, tức là nfkb gây viêm, sau đó là viêm mãn tính, rồi ung thư. Bài viết chỉ đề cập đến vai trò của nfkb trong quá trình viêm và ung thư. Phản ứng viêm là cơ chế tự vệ của cơ thể thì đã rỏ, vì nếu không, chắc chúng ta bị vi khuẩn nuốt chửng trong vòng vài ngày. Còn việc nfkb có vai trò gây ung thư từ viêm là một khám phá mới được chứng minh. Còn tại sao nfkb không lo bảo vệ mà gây ung thư là câu hỏi cần được nghiên cứu thêm. Nếu đây là câu hỏi của bạn, thì rất tiếc là chưa có lời giải đáp.

Câu hỏi tại sau tui biết được trong một vài dòng tế bào ung thư, nfkb trở nên cần thiết cho sự tồn tại của chúng, là từ các kết quả công bố trước đây cho thấy là nếu loại bỏ nfkb (bằng gene knockout, RNA interference, dominant negative...) thì các dòng tế bào này sẽ chết đi, trong khi các dòng tế bào ung thư khác không bị ảnh hưởng.

Nfkb đóng vai trò quan trọng trong viêm và MỘT SỐ dòng ung thư đã trở thành một kiến thức được chứng mình nhiều lần, nên tui không cần phải có riêng quan điểm của mình. Cái link ở NCBI mà vietbio đã giới thiệu có rất nhiều bài tổng kết các kết quả tìm được từ nfkb và bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn ở đây. Nếu bạn có thắc mắc gì khi đọc những bài này thì có thể đem vào đây để thảo luận.

Vì trong khuôn khổ của forum, tui rất tiếc là không thể tóm tắt tất cả các kiến thức cơ bản liên quan đến nfkb, mà nếu chỉ một bài thuyết phục nhất về nfkb thì lại càng không thể. Còn nếu bạn muốn đọc trực tiếp một bài báo và trực tiếp thảo luận những cái trong bài báo thì cái bài mà tui đề cập của nhóm ông Karin là một đó. Còn nếu muốn thêm một bài khác nữa thì xin đợi vào dịp kế tiếp.
 
lonxon said:
Dò dẫm một hồi thì em cũng lượm được bài Greten, FR et al. Cell 118: 285-296 (2004) là bài báo gốc viết về cái vụ gây chuột knock out.

Em chưa đọc hết bài này, với lại em kô có background vững về mấy vụ này nên đọc hơi lọang chọang, đành nhờ anh giúp 4 câu cực kỳ cơ bản vậy

Greten và cộng sự đã bố trí thí nghiệm thế nào để chứng minh giả thuyết của ông ta (thực ra là của Michael Karin :D)?

Các kết quả nào cung cấp bằng chứng cho giả thuyết và kết luận của bài báo?

Các pp thực nghiệm có đủ độ tin cậy kô?

Nếu được tiến hành anh sẽ dùng lại các pp này hay có đề xuất một chiến thuật nào hay hơn thông minh hơn để phản bác hay ủng hộ giả thuyết?

Dĩ nhiên là nếu đăng trên Cell, Kerin và học trò của ổng đã bị giũa te tua rồi (trừ trường hợo ổng ăn-rơ với Cell :D)


Có nhiều bằng chứng trước đây cho thấy rằng NFKB có liên quan đến viêm ruột và ung thư ruột và nó được kích hoạt trong tế bào ruột và tế bào bạch cầu trong những trường hợp này. Tuy nhiên bằng chứng trực tiếp về vai trò của gene nfkb trong việc phát sinh và thúc đẩy ung thư loại này thì chưa có. Do đó Karin và đồng nghiệp muốn xác định nfkb có thực sự cần trong hai loại tế bào này không bằng cách dùng một mô hình chuột trong đó IKK bị knockout khỏi tế bào ruột và một mô hình chuột khác mà IKK bị knockout khỏi tế bào bạch cầu (macrophage, trong trường hợp này). (Hình như tui đã nói về vấn đề này rồi nhỉ?)

Kết quả thu được là: knockout IKK ở loại tế bào nào cũng làm giảm tần số và sự phát triển ung thư, nhưng với cơ chế hoàn toàn khác nhau ở từng loại tế bào. IKK (hay NFKB) ở tế bào ruột đóng góp vào sự phát sinh và thúc đẩy ung thư bằng cách kìm hảm apoptosis (của tế bào ruột), nhưng không cần thiết cho quá trình viêm. Trong khi đó, IKK trong tế bào bạch cầu tham gia vào quá trình viêm và các hóa chất/phân tử tiết ra từ hóa trình này thúc đẩy sinh trưởng của tế bào ung thư. (Hy vọng các bạn sẽ hiểu những tóm tắt này và liên hệ chúng với hình nào trong bài báo gốc nếu có đọc vì tui sẽ không dẫn chứng những hình ảnh này kèm với cái tóm tắt này. Nếu có khó khăn đọc hình kết quả thì hú một tiếng ở trên này).

Về độ tin cậy của pp thực nghiệm, vì đây là kết quả ở vivo, tức là trên cơ thể chuột nên họ có lợi thế là có được các mô hình chuột mong muốn, và đây là điểm mạnh quyết định bằng chứng trực tiếp về di truyền là đặc hiệu. Về kết quả đo đạc, tui thấy họ lập lại các đo lường nhiều lần để có chỉ số thống kê tin cậy, bằng chứng qua các hình kết quả trong bài. Tui chỉ không biết nhiều về các mô hình knockout mà họ đã dùng, hy vọng họ đã chứng minh tính đặc hiệu của chúng ở các nghiên cứu trước.
 
Chắc lonxon muốn nói đến RNA interference (RNAi), vì tui không biết cái microRNA (miRNA) nào có thể ức chế NFKB, chắc cũng chưa có ai biết đâu. Còn nếu muốn dùng RNAi mà dùng trên mô hình chuột thì để xem như thế nào:

Trước tiên thì phải clone cái RNAi của NFkB vô một adenovirus vector ở dưới dạng short-hairpin RNA. Mấy thứ này thì đã có. Sau đó tiêm cái tái tổ hợp adenovirus này vào con chuột mô hình viêm ung thư của ông Karin. Cái vụ tiêm này hơi khó nha. Thứ nhất, nếu tiêm vào bụng thì adenovirus có thể thâm nhập vào mọi loại tế bào nên khó điều khiển tính đặc hiệu chỉ ở tế bào ruột. Thứ hai là hiệu quả của việc dùng adenovirus trên chuột với hệ thống miễn dịch mạnh khỏe sẽ giảm đi rất nhiều do adenovirus sẽ bị tiêu diệt ngay tức khắc bởi ht miễn dịch. Tóm lại biện pháp này chết yểu từ chổ này. Còn dùng chuột với ht miễn dịch bị suy giảm để tránh sự đào thải adenovirus thì sẽ không còn giống như mô hình đầu tiên vì có thể chuột với ht miễn dịch suy giảm sẽ không còn phát sinh phản ứng viêm tương tự.

RNAi chỉ dể thực hiện trên các dòng tế bào ở invitro, pp chuyển nó in vivo vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó tạo các dòng chuột knockout tuy có vất vã lúc ban đầu nhưng sẽ làm quá trình thực nghiệm đở khổ hơn nhiều sau này.

Một pp dùng RNAi in vitro là dò lọc xem cái gene nào tham gia trong việc điều hòa đường tín hiệu NFKB trong các dòng ung thư, cái mà cần đường tín hiệu này cho sinh tồn. Dỉ nhiên, cái này không có liên quan gì đến bài báo ở trên của ông Karin, nhưng nó có thể cho phép tìm hiểu thêm mạng lưới NFKB trong các dòng ung thư. Để làm được việc này, điều cần thiết là tạo nên một thư viện RNAi cho tất cả các gene có liên hệ đến NFKB. Sau đó bố trí thí nghiệm như thế nào để có thể biết được RNAi nào có tác động đến hệ thống NFKB. Thí dụ, nếu ta tạo một dòng có một đoạn DNA promoter có thể được kích hoạt khi có Nfkb kết hợp với nó. Phía dưới đoạn promoter này được gắn một đoạn gene làm chỉ thị, thường dùng là luciferase hay GFP. Khi Nfkb kết hợp với đoạn promoter này, sản phẩm protein từ đoạn gene chỉ thị sẽ được tạo ra và được đo lường bằng một assay nào đó, thí dụ đo ánh sáng huỳnh quang phát ra từ luciferase bằng luminometer hay dùng máy flow để đo GFP. Khi một RNAi "knock down" một gene có liên hệ đến mạng lưới Nfkb, nó có thể được phát hiện bằng pp trên. Khi có được một vài ứng cử viên qua việc sàng lọc bằng RNAi này, ta có thể áp dụng chúng trên mô hình của ông Karin để kiểm chứng, bổ sung, khám phá thêm kiến thức cho mối liên hệ quan trọng này giữa viêm và ung thư.
 
Từ hình minh hoạ mà anh tuchau đưa ra, em thấy sự phức tạp thực sự của vấn đề, ngoài Nfkb, thì còn rành rành ra đó 1 yếu tố là phức hệ IKK (cái cụm từ này là ăn theo anh tuchau).

Lý do: Tất cả các tín hiệu tác động từ môi trường, thông qua các thụ thể đều tác động lên phức hệ IKK. Vì vậy, vai trò trung tâm của IKK là không thể phủ nhận. Anh tuchau viết câu này:

tuchau said:
Có rất nhiều đường tín hiệu nguy hiểm nhận từ trên bề mặt tế bào qua các phân tử receptor trên màng, như TLR, TNFR, IL-1R, BCR, TCR... Tất cả các tín hiệu khác nhau này đều tụ hợp tại điểm then chốt là nfkb.

Nên chăng sửa lại thành:

Có rất nhiều đường tín hiệu nguy hiểm nhận từ trên bề mặt tế bào qua các phân tử receptor trên màng, như TLR, TNFR, IL-1R, BCR, TCR... Tất cả các tín hiệu khác nhau này đều tụ hợp tại điểm then chốt là phức hệ IKK, sau đó phức hệ IKK sẽ tác động tới IKb và tới lượt mình, IKb kích hoạt nfkb.

Câu hỏi đặt ra: Nếu coi Nfkb là nhân tố trung tâm của quá trình, liệu có nên tiếp cận vấn đề theo cách:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sự phức tạp của việc kích hoạt phức hệ IKK. Có thể coi đây là giai đoạn sàng lọc, liệt kê các yếu tố môi trường liên quan đến phản ứng viêm mà chưa cần quan tâm đến Nfkb. Kết quả bước 1 có thể ứng dụng trong việc đưa ra những lời khuyên, các khuyến cáo phòng bệnh.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu sự phức tạp trong cơ chế Nfkb tác động lên tế bào đích. Đây là bước quyết định để đi tới thắng lợi cuối cùng là tìm ra những phương cách điều trị căn bệnh này.
 
Em có tìm được cái hình này:

1118799766_nfkb.jpg


đây
Anh tuchau xem có thể dùng minh họa cho bài viết được không (em đã chèn vào bài rồi, nếu anh thấy không phù hợp em sẽ bỏ đi).
 
dontcry:

Phức hệ IKK được chứng tỏ từ lâu là có quan hệ khắng khít với sự kích hoạt hóa NFKB qua việc giúp NFKB thoát khỏi phân tử kìm hảm IkB. Do đó, người ta cũng đã từng cho là IKK là chổ then chốt trong con đường truyền tín hiệu này. Tuy nhiên, ngoài con đường cổ điển này, người ta cũng tìm thấy những đường truyền tín hiệu khác cũng dẫn đến hoạt hóa NFkB mà không qua phức hệ IKK này (xem hình 1 trong bài 1). Do đó, để an toàn mà nói trước khi ta có hiểu biết cặn kẽ hơn về tất cả các đường tín hiệu phía trên, NFkB vẫn là phân tử then chốt sau cùng để vào nhân hoạt hóa chức năng tế bào theo mệnh lệnh từ nhiều phía ở trên nó.

Hai ý kiến mà dontcry đã đặt ra là những trọng tâm cho nghiên cứu ngày nay. Great questions! Tui kèm theo 1 bài review dưới đây cho ai muốn theo dỏi thêm về vấn đề này. Tui chưa muốn dẫn các bạn vào ma hồn trận của mạng lưới điều hòa hoạt hóa NFkB (vì chưa chắc tui đã biết đường ra!), nhưng hiểu biết về nó đã dẫn đến những khám phá rất hữu ích cho nhân loại. Một dẫn chứng là một họ thuốc mới gọi là COX 2 inhibitor dùng chữa các chứng viêm. Khi NFkB kích hoạt, nó xúc tác việc sản xuất ra hơn 200 chất khác trong phản ứng viêm, trong đó có COX 2 enzyme. Enzyme này xúc tác sản xuất ra prostagladin, là một phân tử truyền tín hiệu viêm rất mạnh mẽ đến các tế bào xung quanh và làm quá phản ứng viêm được tiếp tục nhân lên. Thuốc dòng họ này chặn đứng chức năng của COX 2 enzyme và một cách rất hiệu quả dập tắt sự tăng sinh của viem. Hiện nay, đang có một vài nghiên cứu dùng các thuốc tương tự để can thiệp vào quá trình phát triển ung thư từ một vài loại viêm.

ps: cái hình dontcry bỏ vào cũng ok.
 
Khong biet sao tui khong gan bai len duoc, duoi day la ref cua chung:


1) Viatour P, Merville MP, Bours V, Chariot A.
Phosphorylation of NF-kappaB and IkappaB proteins: implications in cancer and inflammation.
Trends Biochem Sci. 2005 Jan;30(1):43-52. Review.

2) Karin M, Ben-Neriah Y.
Phosphorylation meets ubiquitination: the control of NF-[kappa]B activity.
Annu Rev Immunol. 2000;18:621-63. Review.
 
Quả thật, nếu mà đi vào mổ xẻ quá sâu cơ chế của Nf-kb thì chúng ta sẽ như lạc vào mê hồn trận kô có lối thoái.

Câu hỏi của em là: người ta đã ước tính được tỷ lệ chuyển đổi từ viêm sang ung thư là bao nhiêu%? Quá trình viêm có mấy giai đoạn và giai đoạn nào là then chốt để nó chuyển sang ung thư.


Hơn nữa người ta có thống kê tìm mối quan hệ giữa nguyên nhân gây viêm và ung thư chưa? ý em hỏi là có thể có nhiều nguyên nhân gây viêm nhưng nguyên nhân gây viêm nào khiến cho sự viêm này chuyển sang ung thư cao nhất.
 
Số liệu thống kê từ viêm sang ung thư có thể xem ở cột cuối cùng, còn nguyên nhân ở cột thứ 3 bảng 1 của bài viết đầu tiên.

Vì không phải ai cũng phát triển ung thư từ những chứng viêm nên nguyên nhân gây ra ung thư từ viêm phải là tập hợp tất cả các rủi ro xảy ra để tạo điều kiện cho ung thư phát triển. Các rủi ro này, như đã được đề cập trước đây, bao gồm loại vsv, hóa chất kích thích, cường độ và thời gian tồn động của chúng trong cơ thể (những cái này có thể đề phòng được bằng cách giảm thiểu tiếp xúc), và tính chất đa dạng di truyền (polymorphism) của từng cá nhân. Ít nhất trong tầm kiến thức của tui, tui chưa từng được nghe ai đã làm qua thống kê về nguyên nhân nào sẽ khiến viêm sẽ trở thành ung thư, cũng dể hiểu tại sao chưa có, vì quá phức tạp do các nguyên nhân này tương tác với nhau. Một nguyên nhân khiến tui có nhiều quan tâm là tính đa dạng di truyền của từng cơ thể. Tức là tại sao có nhiều người có phản ứng viêm rất bình thường những một người khác lại phản ứng mãnh liệt với cùng một chất kích thích và có người lại không được may mắn tiến triển đến ung thư. Sự phát triển của ngành genomics giành cho chẩn đoán khả năng chống bệnh, hay dể phát bệnh của từng bệnh nhân tùy theo bộ gene của người đó sẽ là hướng đi bắt buột trong tương lai.

Vì viêm là một triệu chứng đã được mô tả từ rất lâu và rất nhiều trong sách vở nên tui đã không có ý ôn lại. Chỉ tóm tắt ngắn gọn ở các bước sau:

1. Khi một mô bị tổn thương, các tế bào địa phương sẽ tiết ra các chất để báo động, bao gồm TNF.
2. TNF và các chất khác sẽ kích thích sản xuất các chemokine, là những phân tử dẩn đường cho các bạch cầu. Các chemokine sẽ được rãi trên các thành mạch máu lân cận.
3. Các bạch cầu đi tuần trong mạch máu nhận ra các tín hiệu chemokine này, nó sẽ đi chậm lại rồi chui qua khỏi thành mạch máu để di chuyển tới vùng bị thương theo dấu vết của chemokine được rãi dọc lối đi.
4. Đến chổ bị thương, sau khi nhận diện đối phương gây xâm lấn là ai (vi khuẩn, virut, hóa chất...) bạch cầu sẽ tùy cơ lấy vũ khí thích hợp nhất cho từng loại.
5. Một trong những chất bạch cầu tiết ra đầu tiên là các cytokine giúp cho nó sinh sôi nhanh chóng để có đủ binh lực chống đở lại, thí dụ vi khuẩn cũng đang sinh sôi.
6. Các quá trình sửa chữa lại vùng mô bị tổn thương cũng bắt đầu như kích thích tế bào sinh trưỡng để thay thế các tế bào đã chết.
7. Việc sửa chữa, sinh sôi, thu hút thêm bạch cầu mới bằng cách mở thêm mạch máu mới là một tương tác hai chiều: càng có nhiều bạch cầu càng có nhiều cytokine tiết ra từ bạch cầu, càng có nhiều tế bào biểu mô (hay tế bào địa phương bị thương) được kích thích sinh trưỡng và những tế bào mới này tiếp tục thu hút thêm các bạch cầu mới khác đến.
8. Quá trình chấm dứt phản ứng di chuyền thúc đẩy nhau này cũng bắt đầu được kích hoạt khi số lượng vsv hay hóa chất ngoại lai bắt đầu suy giảm. Quá trình này là bộ máy apoptosis.

Tui có thể tiếp tục như thế này cho nhiều chục trang nữa nhưng tạm dừng ở đây. Nguyên nhân gây ra ung thư từ những phản ứng trên được chú ý nhiều nhất là ở giai đoạn sinh trưởng tột bật của tế bào bạch cầu và tế bào địa phương và bộ máy apoptosis của 2 loại tế bào này. Những sai sót trong 2 quá trình này đều có thể dẩn đến ung thư.


PS: Trước hứng thú của các bạn về chủ đề này cũng như là hoạt động của bộ máy miễn dịch nói chung, tui sẽ lấy nó làm đề tài cho các buổi thảo luận sắp tới. Để khơi mào, tui xin giới thiệu một hình họa về sự di chuyển của tế bào miễn dịch tới chổ bị thương và sẽ bàn về các cơ chế trong quá trình này ở lần sau.

đoạn film flash dưới đây từ link này:
http://www.bloodjournal.org/cgi/content/full/2004-12-4726/DC1
 
hí hí anh Tuchau nhanh ghê, em hỏi câu hỏi này là nhằm 2 ý:

01. nếu thống kê được quan hệ giữa viêm và ung thư có thể đề xuất biện pháp ngăn ngừa và đây là nghề của các nhà dịch tễ thống kê học. Tuy nhiên thực hiện kô dễ, nên thay vì nc ở mức phổ quát cho một cộng đồng thì các nhà nc sẽ "cá thể hóa y học" tức là dựa trên genomics từng người mà lặp cái gọi là căn cước y học, trong căn cước này sẽ chỉ định rõ ông/bà dễ mắc bệnh gì nhất và đây là nhiệm vụ của genomics trong y sinh học sắp tới. Hí hí, đang tính dẫn dụ cho anh tuchau để từ từ quảng cáo nghành Medicine Genomics thì anh tuchau chơi 1 phát, chạy tuốt qua đây luôn.

02- khi chỉ định rõ bước nào dễ dẫn từ viêm sang ung thư thì có thể giúp bác sỹ có bước phòng ngừa được kô?
 
Quá trình diễn tiến từ viêm đến ung thư có thể được nghi ngờ từ rất lâu, nhưng chứng minh mối liên hệ này thì không dể dàng do sự tương tác vô cùng phức tạp giữa nhiều loại tế bào và hàng trăm phân tử liên quan. Thành tựu đạt được của nhóm tác giả trên về vai trò của NF-kB trong mối liên hệ giữa hai cơn bệnh khá phổ biến này (viêm và ung thư) là một bước ngoặc lớn trong miễn dịch hoc và ung thư học. Kết quả này đã mở ra vô số hướng nghiên cứu mới về vai trò và tương tác giữa các phân tử, giữa nhiều loại tế bào. Các chủ đề "nóng" về những hướng nghiên cứu mới trong cuộc chinh phục căn bệnh ung thư quái ác được liệt kê dưới đây:

1. Con đường truyền tín hiệu nào là chủ chốt trong quá trình kích hoạt phân tử NF-kB? Vì có rất nhiều tín hiệu trên màng tế bào dẫn đến hoạt hóa NFkB, khi hiểu được đường tín hiệu nào là quan trọng nhất, khả năng tìm kiếm các phân tử trên đường tín hiệu này để làm mục tiêu chế tạo thuốc sẽ được tăng lên.

2. Một trong những tín hiệu kích hoạt NFkB là các chất thải ra trong quá trình hoại tử tế bào tại phản ứng viêm. Vậy chính xác đây là những phân tử nào và liệu chúng có thể là mục tiêu lý tưởng cho trị liệu?

3. Những chuyển biến di truyền nào sẽ quyết định một tế bào trở thành ung thư và trở nên độc lập với các phản ứng xung quanh nó? Kiến thức này sẽ trở nên cần thiết trong chẩn đoán và quyết định phương pháp trị liệu.

4. Xác định "căn cước di truyền" (chử của lonxon) của cá nhân để giúp trong việc phòng ngừa và điều trị.

Hy vọng chủ đề thảo luận tuần qua đã giúp cho các bạn yêu thích sinh học cảm nhận được về một thành tựu nghiên cứu sinh học phân tử trong miễn dịch học và đóng góp thực tiển quí giá của nó trong kiến thức y học. Xin thành thật cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia trao đổi giúp cuộc thảo luận và học hỏi đã diễn ra rất sinh động.

Vì số người tình nguyện tham gia hướng dẫn thảo luận các chủ đề sinh học theo sở thích của mình đang vẫn còn rất ít hiện nay (tui, lônxon, vietbio, và sắp tới có thể có thêm các bạn từ nhóm biopro) nên diễn đàn vẫn đang rất cần nhiều bạn khác muốn chia xẻ những kiến thức chuyên môn của mình với diễn đàn. Nếu thấy đây là việc làm có ích cho bản thân bạn và shvn nói chung, xin đừng ngần ngại liên lạc với dontcry để chúng ta có được nhiều chương trình học hỏi lẫn nhau bổ ích hơn sau này.

Chủ đề của tuần mới này là về genomics và lônxon sẽ là người đảm trách. Lonxon đã rất chu đáo hơn tui là đã đăng trước các bài giới thiệu và giải thích khái niêm rất đầy đủ ở đây và ở đây nữa. Chúc các bạn tham gia nhiệt tình và hy vọng mọi người học thêm nhiều điều bổ ích và thú vị từ lonxon.
 
thành zthật xin lỗi mọi người, do sức khoẻ có trục trặc đúng vào weekend nên chuyên đề mỗi tuần một chủ đề tuần này do tui chủ xị xin trễ 1 chút, chắc chắn tối thứ 2 tui sẽ khoẻ và viết được để sáng thứ 3 đưa lên. Thành thật xin lỗi.

Tôi hòan tòan đồng ý với anh tuchâu là đôi khi ta thảo luận những vấn đề hơi sâu và xa so với tầm của SV. vì vậy ít khi SV dám thảo luận. Chúng tôi mong nhận được "đơn đặt hàng" của các bạn SV để chúng tôi thiết kế nội dung tốt hơn
 
Tôi đồng ý với những ý kiến của anh Vũ. Mối liên quan giữa ung thư và quá trình viêm là phức tạp. Trong miễn dịch hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nhận diện các dòng tế bào miễn dịch mới cũng như các đặc điểm của chúng.
Về NF-KB, hiện nay còn rất nhiều điều bí ẩn. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NF-KB là một lĩnh vực thú vị. Đề tài PhD của tôi liên quan nhiều đến NF-KB regulators. Phòng thí nghiệm của tôi vừa tìm ra một protein mới có khả năng kìm hãm NF-KB, nhưng cơ chế của nó vẫn là một điều bí ẩn. Càng nghiên cứu về Nf-KB tôi càng thấy thú vị vì cơ chế điều hòa Nf-KB rất tinh tế.

Handbook of Transcription Factor NF-kappaB của Sankar Ghosh là một quyến sách hay về Nf-KB. Ngoài ra bài review "Shared principles in NF-kappaB signaling" của Hayden và Sankar Ghosh cũng rất thú vị. Ai cần bài này có thể liên hệ với tôi.
 
Viêm mãn tính là loại viêm nhiễm lâu ngày không chữa khỏi, ung thư là nhóm tế bào trong cơ thể phát triển nhanh không kiểm soát, khác nhau căn bản, nhung viem man tinh rat de dan den ung thu.
LTT
 
Viêm mãn tính là loại viêm nhiễm lâu ngày không chữa khỏi, ung thư là nhóm tế bào trong cơ thể phát triển nhanh không kiểm soát, khác nhau căn bản, nhung viem man tinh rat de dan den ung thu.
LTT

Tỉ lệ viêm đại tràng mãn tính ở người VN nghe nói là rất cao, ai làm ơn confirm lại thông tin này hộ tôi với ạ. Đã có thống kê nào cho thấy bao nhiêu % số người bị viêm đại tràng mãn chuyển thành ung thư đại tràng chưa ạ? nếu có làm ơn cho tôi đọc với. Thanks
 
Vai trò của NF-kB trong ung thư khá rõ ràng. Và mối qua hệ với hệ miễn dịch đẽ dc nghiên cứu rõ. Nhưng chưa có chứng cứ cụ thể nào chứng tỏ NF-kB induce ung thư cả nên Viêm-> ung thứ khá mập mờ.
Một số bệnh viêm mãn tính hệ thống như Lupus, Thấp khớp, một số Rheumatoid diseases thì tỉ lệ ung thư cũng khá ít !??
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top