Vi nhân giống.

Nuôi cấy mô và nhân giống in vitro
Thuật ngữ học (terminology) Nuôi cấy mô (tissue culture) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình nuôi cấy vô trùng in vitro các bộ phận tách rời khác nhau của thực vật. Kỹ thuật nuôi cấy mô dùng cho cả hai mục đích nhân giống và cải thiện di truyền (ví dụ: giống cây trồng), sản xuất sinh khối các sản phẩm hóa sinh, bệnh học thực vật, duy trì và bảo quản các nguồn gen quý… Các hoạt động này được bao hàm trong thuật ngữ công nghệ sinh học. Thuật ngữ nhân giống in vitro (in vitro propagation) hay còn gọi là vi nhân giống (micropropagation) được sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác. Trong thực tế, các nhà vi nhân giống (micropropagators) dùng thuật ngữ nhân giống in vitro và nuôi cấy mô thay đổi cho nhau để chỉ mọi phương thức nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng. Thuật ngữ đồng nghĩa là nuôi cấy in vitro (in vitro culture). Nhân giống in vitro và nuôi cấy mô bắt đầu bằng các mảnh cắt nhỏ của thực vật, sạch vi sinh vật, và được nuôi cấy vô trùng.
Mong đây là cái chị nguyennuthanhnhan cần :mrgreen: :mrgreen: :yeah: :yeah: :yeah:
 
theo sách nuôi cấy mô của thầy Nguyễn Hoàng Lộc DHKH Huế, vi nhân giống (micropropagation) hay nhân giống vô tính in vitro được thực hiện theo 3 giai đoạn: [FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] - Cấy gây[/FONT]
[FONT=&quot] - Nhân nhanh[/FONT]
[FONT=&quot] - Chuẩn bị và đưa ra ngoài đất[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1. Giai đoạn I-cấy gây[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Đưa mẫu vật từ bên ngoài vào nuôi cấy vô trùng phải đảm bảo những yêu cầu sau:[/FONT]
[FONT=&quot] - Tỷ lệ nhiễm thấp.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tỷ lệ sống cao.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tốc độ sinh trưởng nhanh.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kết quả bước cấy gây này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu. Quan trọng nhất vẫn là đỉnh sinh truởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh lá, rễ… [/FONT]
[FONT=&quot] Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và môi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh.[/FONT]
[FONT=&quot] Một số dạng môi trường dinh dưỡng phổ biến:[/FONT]
[FONT=&quot] - Muối khoáng: Theo White (1943), Heller (1953), Murashige và Skoog (1962).[/FONT]
[FONT=&quot] - Chất hữu cơ: [/FONT]
[FONT=&quot] + Đường saccharose 1-6 %.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]+ Vitamin: B1, B6, myo-inositol, nicotinic acid.[/FONT]
[FONT=&quot] + Acid amin: Arg, Asp, Asp-NH2, Glu, Glu-NH2, Tyr.[/FONT]
[FONT=&quot] + Phytohormone:[/FONT]
§[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot] Nhóm auxin: IAA, IBA, NAA, 2,4-D.[/FONT]
§[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhóm cytokinin: BAP, Kinetin, 2-iP, Zeatin.[/FONT]
§[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot] Nhóm gibberellin: GA3.[/FONT]
[FONT=&quot]Tùy theo từng loài, từng bộ phận nuôi cấy và từng mục đích nuôi cấy mà bổ sung các hàm lượng và thành phần phytohormone khác nhau.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]2. Giai đoạn II-nhân nhanh[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ở giai đoạn này người ta mới kích thích tạo cơ quan phụ hoặc các cấu trúc khác mà từ đó cây hoàn chỉnh có thể phát sinh. Những khả năng tạo cây đó là:[/FONT]
[FONT=&quot] - Phát triển chồi nách.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tạo phôi vô tính.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tạo đỉnh sinh trưởng mới.[/FONT]
[FONT=&quot] Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ quan, đặc biệt là chồi như:[/FONT]
[FONT=&quot] - Bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm auxin). Tăng tỷ lệ auxin/cytokinin sẽ kích thích mô nuôi cấy tạo rễ và ngược lại sẽ kích thích phát sinh chồi.[/FONT]
[FONT=&quot] - Tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu 1.000 lux. Trong thực tế nghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng khỏi ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Ánh sáng tím là thành phần quan trọng kích thích phân hóa mạnh. Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống cytokinin (cytokinin-like effect), nó tạo nên sự tích lũy cytokinin trong mô của một số loài, chính lượng cytokinin này đã góp phần kích thích quá trình phát sinh cơ quan và tạo chồi từ những mô nuôi cấy in vitro.[/FONT]
[FONT=&quot] - Bảo đảm chế độ nhiệt độ trong khoảng 20-30oC. Trường hợp những loài có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp vào khoảng từ 32-35oC. Ngược lại, đối với những loài hoa ở vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo cụm chồi phải [/FONT]<[FONT=&quot] 30oC.[/FONT]
[FONT=&quot] Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là xác định được phương thức nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tối thích.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]3. Giai đoạn III-chuẩn bị và đưa ra ngoài đất[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Đây là giai đoạn quan trọng bao gồm việc tạo rễ, huấn luyện thích nghi với thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, sự mất nước, sâu bệnh và chuyển từ trạng thái dị dưỡng sang tự dưỡng hoàn toàn.[/FONT]
[FONT=&quot] Giai đoạn này thường bị bỏ qua một cách thiếu căn cứ.[/FONT]
[FONT=&quot] Các nghiên cứu về cấu trúc của lá khoai tây nuôi cấy in vitro và so sánh với lá cây khoai tây trồng bên ngoài cho thấy chúng rất khác nhau.[/FONT]
[FONT=&quot] Điều đó chứng tỏ phải tiến hành thích nghi dần dần cây nhân giống in vitro với điều kiện tự nhiên. Quá trình thích nghi ở đây phải được hiểu là quá trình thay đổi những đặc điểm sinh lý và giải phẩu của bản thân cây non đó. Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là 2-3 tuần, trong thời gian này cây phải được chăm sóc và bảo bệ trước những yếu tố bất lợi sau:[/FONT]
[FONT=&quot] - Mất nước nhanh làm cho cây bị héo khô.[/FONT]
[FONT=&quot] - Nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn.[/FONT]
[FONT=&quot] - Cháy lá do nắng.[/FONT]
 
Quy trình nhân giống in vitro hay vi nhân giống (micropropagation) :

tissue1.jpg


thao tác cấy:

ShowPicture.asp
 
Các bạn ơi!!! có ai biết thì giúp mình với. Mình đang cần gấp tài liệu về nuôi cấy mô cây hoa Cát Tường để làm đề tài ma tìm hoài cũng không có..........cứu mạng với!!!!!
 
Các bạn giúp mình với ! Mình đang cần gấp tài liệu về nuôi cấy mô hoa cẩm chướng, minh tìm hoài mà không có.thanks !
 
trồng cây tạo quả trong ống nghiệm

vui lòng cho em xin bài liên quan về vấn đề trông cây tạo quả trong ống nghiệm được không ạ
hoặc là các hình ảnh hay những gì liên quan cho em xin với
em cần làm bài đồ án tốt nghiệp
xin cảm ơn ạ
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top