Vaccine phòng bệnh nhiễm virus đốm trắng ở tôm

Ngô Vũ

Senior Member
Fish Shellfish Immunol. 2004 May;16(5):571-9.
Protection of Penaeus monodon against white spot syndrome virus using a WSSV subunit vaccine.
Witteveldt J, Vlak JM, van Hulten MC.
Laboratory of Virology, Wageningen University, Binnenhaven 11, 6709 PD Wageningen, The Netherlands.

Although invertebrates lack a true adaptive immune response, the potential to vaccinate Penaeus monodon shrimp against white spot syndrome virus (WSSV) using the WSSV envelope proteins VP19 and VP28 was evaluated. Both structural WSSV proteins were N-terminally fused to the maltose binding protein (MBP) and purified after expression in bacteria. Shrimp were vaccinated by intramuscular injection of the purified WSSV proteins and challenged 2 and 25 days after vaccination to assess the onset and duration of protection. As controls, purified MBP- and mock-vaccinated shrimp were included. VP19-vaccinated shrimp showed a significantly better survival (p<0.05) as compared to the MBP-vaccinated control shrimp with a relative percent survival (RPS) of 33% and 57% at 2 and 25 days after vaccination, respectively. Also, the groups vaccinated with VP28 and a mixture of VP19 and VP28 showed a significantly better survival when challenged two days after vaccination (RPS of 44% and 33%, respectively), but not after 25 days. These results show that protection can be generated in shrimp against WSSV using its structural proteins as a subunit vaccine. This suggests that the shrimp immune system is able to specifically recognize and react to proteins. This study further shows that vaccination of shrimp may be possible despite the absence of a true adaptive immune system, opening the way to new strategies to control viral diseases in shrimp and other crustaceans.


Bài báo trên đã công bố những kết quả quan trọng trong việc nghiên cứu phòng chống bệnh ở tôm:

1. Việc ngừa bệnh nhiểm virus ở tôm bằng vaccine là khả thi
2. Mặc dù không có hệ thống miễn dịch thích ứng (adaptive), tôm vẫn có khả năng đề kháng đặc hiệu đến một protein lạ
3. Các protein cấu trúc của virus gây bệnh trên tôm có thể được nghiên cứu thêm để tìm ra cấu trúc nào sinh ra khả năng đề kháng cao nhất

Những điểm quan trọng cần được nghiên cứu thêm:

1. Tính đặc hiệu của sự đề kháng trên: chỉ chống lại virus gây bệnh đốm trắng hay nhiều lọai virus khác?
2. Liệu tính đề kháng của vaccine còn nguyên vẹn nếu đưa vaccine vào đường miệng (có kinh tế hơn) thay vì bằng tiêm chủng vào bắp thịt.
3. Có protein nào từ hệ miễn dịch của tôm hay những lòai shell fish khác có thể chống lại bệnh nhiễm virus? Nếu có, liệu CNSH có thể giúp gì được trong việc nhân tạo giống tôm có mang tính đề kháng này?
 
Cho em hỏi, ngoài việc dùng vaccine để ngừa bệnh, em thấy người ta hiện nay thường dùng các loại VTM như VTM B1, B2, D3.... nghe quảng cáo là giúp tôm tăng cường khả năng phòng bệnh (kể cả bệnh đốm trắng), có đúng không?
Nếu đưa vaccine bằng đường miệng thì cứ đổ cả đống vaccine xuống ao nuôi rồi con nào đớp được thì đớp hay cho từng con ăn. Nếu cho từng con qua đường miệng thì không khác gì tiêm chủng vào bắp thịt cả. Nếu tiêm chủng vào bắp thịt thì tiêm vào thời điểm nào là thích hợp, tiêm lúc tôm còn bé teo hay lúc nó lớn rồi hay nghi mắc bệnh rồi mới tiêm ạ?
Việc tiêm vaccine như thế có làm tôm lớn chậm đi không ạ?
 
Tính đặc hiệu của sự đề kháng trên: chỉ chống lại virus gây bệnh đốm trắng hay nhiều lọai virus khác?
Vaccine được hình thành từ protein vỏ của WSSV nên thiết nghĩ nó chỉ có thể chống lại virus gây bệnh đốm trắng mà thôi.
Liệu tính đề kháng của vaccine còn nguyên vẹn nếu đưa vaccine vào đường miệng (có kinh tế hơn) thay vì bằng tiêm chủng vào bắp thịt.
Tớ nghĩ có lẽ là không, nếu có thì % không đáng kể. Nếu không thì người ta đâu thể công bố được.
Có protein nào từ hệ miễn dịch của tôm hay những lòai shell fish khác có thể chống lại bệnh nhiễm virus? Nếu có, liệu CNSH có thể giúp gì được trong việc nhân tạo giống tôm có mang tính đề kháng này?
Có thể là có, vì nhiều khi có những trận dịch WSSV, nhưng 1 số đàn vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc nhân tạo giống tôm có mang tính đề kháng là 1 công việc không dễ, đòi hỏi phải nghiên cứu gen nào quy định khả năng kháng? Giữa tôm mang gen và không mang gen có khác nhau gì nhiều không? về khả năng tăng trưởng? khả năng kháng với những bệnh khác trong tôm,.....
Tớ nghĩ đó cũng là 1 ý hay nhưng trứơc mắt phòng bệnh cho tôm vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất.
 
tui có théc méc:

- virus xâm nhiễm vào tôm theo đường nào?
- tiêm bắp thịt tôm liệu có đúng con đường bình thường xâm nhiễm của virus kô, khi đó hiệu quả phản ứng miễn dịch thế nào. Giống như nhức đầu mà ta cho hít thuốc qua đường lỗ mũi thì hiệu quả ra sao?
- Cả đàn tôm cả ngàn con, chẳng lẽ ta "iu ái" chích từng em một?
 
Mình thì có hỏi mấy anh chị kỹ sư thủy sản mà có quen, thấy mấy anh chị ấy bảo chưa bao giờ thấy ai chích cho tôm cả, vì nó đông như quân tào ấy, hơn nữa làm sao tìm thấy ven của tôm mà chích?
 
Cho em hỏi, ngoài việc dùng vaccine để ngừa bệnh, em thấy người ta hiện nay thường dùng các loại VTM như VTM B1, B2, D3.... nghe quảng cáo là giúp tôm tăng cường khả năng phòng bệnh (kể cả bệnh đốm trắng), có đúng không?
Nếu đưa vaccine bằng đường miệng thì cứ đổ cả đống vaccine xuống ao nuôi rồi con nào đớp được thì đớp hay cho từng con ăn. Nếu cho từng con qua đường miệng thì không khác gì tiêm chủng vào bắp thịt cả. Nếu tiêm chủng vào bắp thịt thì tiêm vào thời điểm nào là thích hợp, tiêm lúc tôm còn bé teo hay lúc nó lớn rồi hay nghi mắc bệnh rồi mới tiêm ạ?
Việc tiêm vaccine như thế có làm tôm lớn chậm đi không ạ?

Về tác dụng tăng tính phòng bệnh cho tôm bằng vitamine, tôi không biết câu trả lời chính xác. Bạn nào có hiểu biết về phần này, xin trã lời giùm bạn vienduong.

Chủng vaccine bằng đường miệng thì như bạn nói, pha thuốc xuống ao nuôi tôm là xong. Đại ý là như vậy nhưng chi tiết thì khác. Tác giả bài báo trên cũng có nghiên cứu về phương pháp này. Họ dùng bacteria để sản xuất virus protein ở dạng tái tổ hợp, sau đó bất họat hóa bacteria này, sấy khô rồi tẩm vào thức ăn tôm, cuối cùng thảy xuống ao.

Câu hỏi cuối của bạn rất hay. Thời gian tiêm chủng và giai đọan sinh trưởng của tôm sẽ quyết định sự thành công trong việc nâng cao tính đề kháng. Bài báo trên thử trong 2 khỏang thời gian, 2 và 25 ngày, để thử tính ngằn và dài hạn của sự đề kháng. Tiêm chủng cho tôm nhỏ hay lớn thì phải biết sinh lý của tôm, tức là khi nào thì hệ thống miễn dịch của nó trữơng thành nhất. (do không phải chuyên môn về tôm nên chỉ trã lời chung chung vậy :wink: ). Còn việc tôm mắc bệnh rồi thì ... hơi muộn rồi. Muốn phòng bệnh bằng vaccine thì phải đánh trước chứ :D . Muốn dùng vaccine khi đã mắc bệnh rồi thì phải dùng vaccine thụ động, tức là tiêm thẳng kháng thể vào thì nó sẽ trực tiếp đi tìm bệnh mà diệt. Tôi không biết có ai đã dùng kháng thể cho tôm chưa nhưng vì kháng thể là protein nên việc phân phối nó sẽ cực kỳ khó khăn.

Vaccine được hình thành từ protein vỏ của WSSV nên thiết nghĩ nó chỉ có thể chống lại virus gây bệnh đốm trắng mà thôi.

Điểm này bạn nêu lên rất hay, Purin. Nếu hệ thống miễn dịch của tôm có tính đặc hiệu như vậy, tức là nó có thể "nhớ" protein nào đến từ virus nào, thì người ta phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để chứng minh điểm này, vì hệ miễn dịch của động vật không xương sống không thể "nhớ" như của đv xương sống. Một phản biện có thể đưa ra là giả thử tôm có một receptor có thể "cross react" với nhiều lọai protein vỏ của nhiều lòai virus khác nhau.

Có thể là có, vì nhiều khi có những trận dịch WSSV, nhưng 1 số đàn vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc nhân tạo giống tôm có mang tính đề kháng là 1 công việc không dễ, đòi hỏi phải nghiên cứu gen nào quy định khả năng kháng? Giữa tôm mang gen và không mang gen có khác nhau gì nhiều không? về khả năng tăng trưởng? khả năng kháng với những bệnh khác trong tôm,.....
Tớ nghĩ đó cũng là 1 ý hay nhưng trứơc mắt phòng bệnh cho tôm vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất.

Vâng, đây là vấn đề khó nhưng đã có người bắt đầu làm rồi đó. Để tìm kiếm những gene như vậy, hiện nay ngừơi ta dùng microarray. Bạn có thể so sánh những gene được biểu hiện giữa 2 dòng tôm này, dòng đề kháng và dòng nhạy cảm, trong điều kiện tôm khoẻ mạnh hay bị nhiểm virus.

tui có théc méc:

- virus xâm nhiễm vào tôm theo đường nào?
- tiêm bắp thịt tôm liệu có đúng con đường bình thường xâm nhiễm của virus kô, khi đó hiệu quả phản ứng miễn dịch thế nào. Giống như nhức đầu mà ta cho hít thuốc qua đường lỗ mũi thì hiệu quả ra sao?
- Cả đàn tôm cả ngàn con, chẳng lẽ ta "iu ái" chích từng em một?

Hì hì, câu hỏi của lonxon bao trùm cả một field của immunology. Để hiểu biết quá trình miễn dịch người ta cần biết: type of antigen, dose of antigen, route of infection. Thay đổi những variables này thì sẽ có những phản ứng miễn dịch và kết quả miễn dịch khác nhau. Nếu tôm giống như người thì tôi sẽ không tha câu hỏi này, nhưng vì tôm là tôm nên tôi chịu thua và nhờ đến chuyên gia tôm vậy 8)

Mình thì có hỏi mấy anh chị kỹ sư thủy sản mà có quen, thấy mấy anh chị ấy bảo chưa bao giờ thấy ai chích cho tôm cả, vì nó đông như quân tào ấy, hơn nữa làm sao tìm thấy ven của tôm mà chích?

Tới đây thì bạn học được là không phải kết quả khoa học nào cũng đều đem ra áp dụng được hết. Khi làm thí nghiệm thì người ta chỉ muốn gom góp càng nhiều kiến thức càng tốt. Trong phòng lab để xúc tiến việc theo dỏi phản ứng miễn dịch trong tôm người ta tiêm phọt một cái cho nó lẹ, chứ pha thuốc trong nước rồi đợi mấy em tôm đớp rồi qua quá trình tiêu hóa thì cái thuốc đó sẽ chẳng biết bao giờ tới được nơi cần tới. Khi vượt qua phần chứng minh là khả năng đề kháng là có thực rồi thì từ đó mới tính tiếp làm cách nào để áp dụng cái kiến thức này. Và họ cũng đã có một cách làm như đã nói ở trên. Thử hỏi ai dám ra khuyên các nông dân đem từng con ra chích :mrgreen:

Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình đóng góp câu hỏi và tham gia thảo luận
 
Thế cái con WSSV này nó có bà con với loại virus nào ạ, adenovirus hay restrovirus. Vì nếu biết nó thuộc bộ lạc virus nào thì chắc là biết nó xâm nhiễm vào tôm theo đường nào mà. Tôi thấy các bác đang nói về sản xuất cái reverse transcriptase, nếu cái con WSSV nó có bà con họ hàng với retrovirus thì có khi tôm bị đốm trắng mang luôn cho các bác để sản xuất reverse transcriptase thì hay tuyệt.

Trong sản xuất tôm giống tôi nghe nói người ta có kit sử dụng PCR để xét nghiệm tôm giống có bị nhiễm đốm trắng hay không. Nhưng chắc người ta chỉ kiểm tra xác suất vài con thôi đúng không ạ. Có ai biết quy trình xét nghiệm và nguyên tắc làm việc của kit kiểm tra đốm trắng này không? Nghe nói trên viện CNSH đang tiến hành làm kit kiểm tra bệnh đốm trắng, theo kiểu que thử, không biết đa làm ra được chưa và có khả thi không nhỉ.
 
Cho em hỏi tiếp ạ, người ta có thể chế tạo ra vaccine phòng bệnh đốm trắng của tôm dựa vào protein bề mặt vỏ của virus WSSV thế sao với virus HIV em thấy người ta đã nghiên cứu khá kỹ rồi,protein vỏ của HIV cũng đã được xác định từ lâu, thế sao hiện nay các loại vaccine phòng HIV vẫn chưa cho thấy có hiệu quả cao (em thấy đã chế tạo ra được vài loại nhưng không thấy sử dụng rộng rãi, vẫn đang thử nghiệm hay sao ý).


Em thấy các anh các chị nói đến việc dùng kit trong chuẩn đoán nhiều thứ, không biết nguyên tắc chế tạo một cái kit như vậy thế nào? Anh chị nào có tài liệu hoặc biết website nào nói về vấn đề làm các loại kit không cho em mượn với, em thấy cái này hay quá.
 
Em thấy các anh các chị nói đến việc dùng kit trong chuẩn đoán nhiều thứ, không biết nguyên tắc chế tạo một cái kit như vậy thế nào? Anh chị nào có tài liệu hoặc biết website nào nói về vấn đề làm các loại kit không cho em mượn với, em thấy cái này hay quá.
Một phần của câu trả lời: http://sinhhocvietnam.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=1026#1026

Xin mời tiếp tục thảo luận về Vaccine phòng bệnh nhiễm virus đốm trắng ở tôm


vienduong, câu hỏi của bạn nên post thành một chủ đề mới, ở một box phù hợp => chúng tôi sẽ trả lời bạn. Bạn thấy đấy, câu hỏi của bạn rất hay, nhưng nếu bạn đột ngột đặt câu hỏi đó trong chủ đề này thì rất có thể cuộc thảo luận sẽ chuyển hướng hoàn toàn => sẽ rất lộn xộn.
Mong rằng sau này các bạn sẽ chú ý đến việc này hơn: BÁM SÁT CHỦ ĐỀ KHI THẢO LUẬN.
Chúng tôi sẽ không đủ sức quản lý diễn đàn theo kiểu chạy theo nhắc nhở từng bài viết. Từ lần sau những bài viết, câu hỏi kiểu như thế này sẽ bị xóa, cho dù bài viết, câu hỏi đó có hay đến mấy đi chăng nữa. Làm như vậy là để diễn đàn có thể đi đúng hướng, vì sự phát triển lâu dài.
Thân!
 
Vaccine được hình thành từ protein vỏ của WSSV nên thiết nghĩ nó chỉ có thể chống lại virus gây bệnh đốm trắng mà thôi.

Bản chất hệ thống miễn dịch của tôm là không đặc hiệu, tôm làm gì có kháng thể :o

Thế cái con WSSV này nó có bà con với loại virus nào ạ, adenovirus hay restrovirus

Nó là DNA virus

Về tác dụng tăng tính phòng bệnh cho tôm bằng vitamine, tôi không biết câu trả lời chính xác. Bạn nào có hiểu biết về phần này, xin trã lời giùm bạn vienduong

Người ta thường dùng vit C để tăng sức đề kháng của con tôm

Tôi không biết có ai đã dùng kháng thể cho tôm chưa nhưng vì kháng thể là protein nên việc phân phối nó sẽ cực kỳ khó khăn

Giá tôm có khoảng 90 000 VND/kg thôi bác ạ, các bác nông dân thà bỏ vụ, gieo lứa tôm mới còn hơn :lol:
 
trả lời câu hỏi của bạn viễn dương tôi trích ra bài báo sau và link tới bài báo này:
We have to admit that if the HIV virus wasn’t a plague against mankind, it would be considered beautiful by scientists. The HIV virus is an amazing assortment of dangerous proteins that subvert the immune response as soon as they are expressed. To some extent, all pathogens devise methods of evading the immune response, but the HIV virus has taken the art of immune evasion and elevated it into an art form.

It is Grouppe Kurosawa’s position that most of the current HIV vaccines in development will never completely block HIV from infecting the body. In fact, some vaccine protocols may actually end up promoting disease once subjects are exposed to the HIV virus. The following is a case in point
link:
http://www.grouppekurosawa.com/fail.htm
theo tôi HIV tấn công vào tế bào miễn dịch là một đặc trưng nhất của nó khiến khó có thể tạo vaccine kháng nó
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top