Vắc xin ung thư: Từ ý tưởng đến hiện thực

Nguyễn Thế Long

Senior Member
Mười năm trở lại đây người ta thường nói đến vắc xin ung thư. Việc chế tạo dựa theo nguyên lý nào, đã đi đến đâu? Có khả năng sản xuất thành công vắc xin phòng ung thư hay không?

Từ ý tưởng vắc xin tổng hợp

Từ trước tới nay, có hai nguyên lý để sản xuất vắc xin. Theo cách cổ điển, dùng vi sinh vật sống nhưng đã làm giảm hoạt lực làm kháng nguyên. Theo cách hiện đại, trích từ kháng nguyên của vi sinh vật sống ra các gen định hướng sản xuất kháng nguyên, dùng công nghệ sinh học nhân các gen và nhân lượng kháng nguyên này lên. Dùng kháng nguyên cổ điển hay hiện đại làm vắc xin thì khi tiêm vào cơ thể vắc xin sẽ kích thích lympho bào-T tạo ra kháng thể.

Hệ miễn dịch có cả một "thư viện" kháng nguyên do lympho bào-T ghi nhớ. Thư viện này được cập nhật không ngừng khi có kháng nguyên mới thâm nhập. Điều hành chính việc cập nhật này là các tế bào nhánh (cellules dendritiques), các đại thực bào (macrophages). Nếu gắn chất tổng hợp lên bề mặt của một tế bào thì sẽ có một kháng nguyên, tạm gọi là "kháng nguyên nhân tạo". Khi gặp các "kháng nguyên nhân tạo" này, lập tức các tế bào nhánh, các đại thực bào sẽ phản ứng. Chúng sẽ cắt các "kháng nguyên nhân tạo" thành nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh nhỏ này sau khi chuyển hóa sẽ trở thành các kháng nguyên tiềm tàng di chuyển từ trong lòng các tế bào nhánh, đại thực bào ra bề mặt của chúng và được lympho bào-T nhận biết. Lympho bào sẽ tiết ra kháng thể.

Đến chế tạo vắc xin ung thư

Trong các tế bào bình thường, chất đường không bao giờ lộ ra bề mặt vì chúng được che giấu một cách có hệ thống. Thế nhưng trong các tế bào ung thư, do mất các thành tố che giấu, chất đường bị lộ ra. Chất đường bị lộ ra này được xem như một "chất chỉ điểm" (ký hiệu: Tn) để lympho bào-T nhận biết tế bào ung thư và sản sinh ra phản ứng miễn dịch. Điều đáng tiếc là phản ứng miễn dịch này hết sức yếu, không đủ sức chống lại ung thư.

Vào năm 1984, các "chất chỉ điểm" Tn này được tìm thấy trên bề mặt tế bào của nhiều loại ung thư (như đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi...). Năm 1990, Sylvie Bay đã dùng enzym tổng hợp được "chất chỉ điểm" Tn. Thành công này mở ra một hướng chế tạo vắc xin ung thư: điều chế ra một phân tử, rồi gắn vào bề mặt phân tử ấy "chất chỉ điểm" Tn, sẽ tạo ra được một phân tử có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư. Phân tử này được xem như một "kháng nguyên nhân tạo" dùng làm vắc xin.

Năm 2001, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm táo bạo, lý thú: tổng hợp một phân tử mới có tâm là chất lysin và 4 nhánh, rồi gắn lên trên mỗi nhánh 3 mảnh "chất chỉ điểm" Tn. Phân tử mới này có hình thái bề mặt gần giống với bề mặt của tế bào ung thư. Dùng phân tử này làm kháng nguyên, tạo ra vắc xin ung thư gọi tắt là MAG (Multiple Antigenic Glycopeptid). Tiêm cho chuột vắc xin MAG. Sau đó ghép các tế bào ung thư vào chuột đã tiêm vắc xin MAG. Theo dõi thời gian sống của chuột sau 100 ngày.

Từ năm 1997 người ta đã làm các thí nghiệm tương tự. Tuy nhiên với các vắc xin ung thư đã chế ra thời đó, chỉ có 25% chuột ghép tế bào ung thư sống được, nhưng đến năm 2001, với vắc xin MAG, thì tỷ lệ chuột ghép tế bào ung thư sống được đã đạt đến 90%. Tiến bộ này khẳng định chắc chắn là có khả năng chế tạo ra vắc xin chống ung thư.

Mấu chốt của việc chế tạo vắc xin ung thư là tạo ra một "kháng nguyên nhân tạo" có hình thái bề mặt giống với bề mặt tế bào ung thư.

Còn khó khăn nhưng nhiều hy vọng

Theo nhiều nhà khoa học thì ung thư phát triển phức tạp, nhanh, mạnh. Hiện chưa có một loại vắc xin nào chỉ một mình đủ sức chống lại ung thư. Do đó, cần kết hợp vắc xin ung thư với các phương pháp trị liệu khác. Tiếc thay, các phương pháp trị liệu phổ biến như xạ trị, hóa trị thường làm cạn kiệt khả năng miễn dịch, có nghĩa là có tương tác ngược với chức năng kích thích hệ miễn dịch của vắc xin ung thư. Tìm vắc xin ung thư đủ mạnh để có hiệu quả khi dùng đơn độc hay tìm một vắc xin ung thư vừa kích thích được hệ miễn dịch vừa phối hợp được với xạ trị, hóa trị là hai bài toán cực khó.

Tuy nhiên, đã có những tín hiệu đáng mừng bước đầu về việc tìm lời giải cho bài toán khó ấy: Cuba vừa thông báo đã dùng hai loại protein tạo ra "kháng nguyên nhân tạo", điều chế vắc xin trị ung thư phổi có tên là Cima Vax EGF. Vắc xin này vừa kích thích hệ miễn dịch, vừa có thể kết hợp với xạ trị, hóa trị và thu được kết quả là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh: bớt đau đớn, không bị khó thở, giảm biếng ăn, tăng cân, kéo dài thời gian sống thêm 4 - 5 tháng. Năm 1998, Mỹ đã chế tạo ra vắc xin ung thư nhằm vào việc kích thích hoạt động của tế bào đuôi gai là chiến binh mạnh nhất của hệ miễn dịch để điều trị khối u nguyên bào xốp đa hình thái (GMB). Gần đây khi kết hợp vắc xin này với hóa trị liệu đã nhận thấy: nhóm người bệnh đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển là 308 ngày; trong khi những người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển chỉ có 154 ngày. Trong nhóm người bệnh có đáp ứng miễn dịch với vắc xin, 41% sống ít nhất là 2 năm; trong khi ở nhóm người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin tỷ lệ này chỉ 7%.

Những thành công nói trên bước đầu không những chỉ ra rằng vắc xin ung thư có hiệu quả trong điều trị, mà còn cho biết có thể phối hợp nó với các phương pháp trị liệu khác để có một kết quả trị liệu tốt hơn.

(Trích Dân trí)
 
Cảm ơn Long đã đưa bài viết này lên.

Không hiểu mấy ông nhà báo viết nhố nhăng, sai lầm do khâu chế bản hay do ông DS. Hà Thủy Phước không hiểu vấn đề. Bài báo này đáng vứt vào sọt rác.

Theo cách cổ điển, dùng vi sinh vật sống nhưng đã làm giảm hoạt lực làm kháng nguyên. Theo cách hiện đại, trích từ kháng nguyên của vi sinh vật sống ra các gen định hướng sản xuất kháng nguyên, dùng công nghệ sinh học nhân các gen và nhân lượng kháng nguyên này lên.

Cách phân loại vaccine cũng như câu cú như trên là sai.

- 4 loại vaccine được công nhận phổ biến là: vaccine nhược độc, vaccine chết, vaccine tái tổ hợp và vaccine DNA.

- Viết "trích từ kháng nguyên của vi sinh vật sống ra các gen" hoàn toàn sai. Cũng không biết phải hiểu "gen định hướng sản xuất kháng nguyên" thế nào nữa.

- "dùng công nghệ sinh học nhân các gen và nhân lượng kháng nguyên này lên": cực kỳ tối nghĩa.

Dùng kháng nguyên cổ điển hay hiện đại làm vắc xin thì khi tiêm vào cơ thể vắc xin sẽ kích thích lympho bào-T tạo ra kháng thể.

Lympho bào T không thể tạo ra kháng thể!!!

Hệ miễn dịch có cả một "thư viện" kháng nguyên do lympho bào-T ghi nhớ.

Câu này chắc dịch ở đâu đó ra. Nhưng dịch thế này thì phải quay lại học các em học sinh phổ thông trên SHVN.

Thư viện này được cập nhật không ngừng khi có kháng nguyên mới thâm nhập.

Phát biểu lung tung. Ở trên tác giả nói đến "thư viện kháng nguyên" gì đó tôi chả hiểu là cái gì nhưng đã là từ "lympho bào nhớ" thì cái thư viện này không thể được cập nhật khi có kháng nguyên mới thâm nhập.

Điều hành chính việc cập nhật này là các tế bào nhánh (cellules dendritiques), các đại thực bào (macrophages).

Sai cơ bản về kiến thức miễn dịch học.


Các mảnh nhỏ này sau khi chuyển hóa sẽ trở thành các kháng nguyên tiềm tàng di chuyển từ trong lòng các tế bào nhánh, đại thực bào ra bề mặt của chúng và được lympho bào-T nhận biết. Lympho bào sẽ tiết ra kháng thể.

Lại tối nghĩa.

Trong các tế bào bình thường, chất đường không bao giờ lộ ra bề mặt vì chúng được che giấu một cách có hệ thống.

Sai về kiến thức cơ bản.

Tuy nhiên, đã có những tín hiệu đáng mừng bước đầu về việc tìm lời giải cho bài toán khó ấy: Cuba vừa thông báo đã dùng hai loại protein tạo ra "kháng nguyên nhân tạo", điều chế vắc xin trị ung thư phổi có tên là Cima Vax EGF. Vắc xin này vừa kích thích hệ miễn dịch, vừa có thể kết hợp với xạ trị, hóa trị và thu được kết quả là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh: bớt đau đớn, không bị khó thở, giảm biếng ăn, tăng cân, kéo dài thời gian sống thêm 4 - 5 tháng. Năm 1998, Mỹ đã chế tạo ra vắc xin ung thư nhằm vào việc kích thích hoạt động của tế bào đuôi gai là chiến binh mạnh nhất của hệ miễn dịch để điều trị khối u nguyên bào xốp đa hình thái (GMB). Gần đây khi kết hợp vắc xin này với hóa trị liệu đã nhận thấy: nhóm người bệnh đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển là 308 ngày; trong khi những người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin thì thời gian trung bình khối u tiến triển chỉ có 154 ngày. Trong nhóm người bệnh có đáp ứng miễn dịch với vắc xin, 41% sống ít nhất là 2 năm; trong khi ở nhóm người bệnh không đáp ứng miễn dịch với vắc xin tỷ lệ này chỉ 7%.

Những thành công nói trên bước đầu không những chỉ ra rằng vắc xin ung thư có hiệu quả trong điều trị, mà còn cho biết có thể phối hợp nó với các phương pháp trị liệu khác để có một kết quả trị liệu tốt hơn.

Những gì liệt kê ở trên dễ dẫn đến hiểu lầm tai hại. Hàng trăm loại vaccine ung thư đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, trên toàn thế giới mới chỉ có duy nhất 1 loại vaccine ung thư được Nga phê chuẩn sử dụng tháng 4-2008 trong điều trị ung thư thận. Vaccine này mất 11 năm để phát triển thử nghiệm qua các pha nhưng vấn không qua nổi cửa đánh giá của FDA để được sử dụng tại Mỹ năm 2006. Tất cả những loại khác vẫn chỉ đang trong nghiên cứu thử nghiệm, không thể tuyên bố là "vaccine dùng cho điều trị ung thư" được.

Tóm lại bài báo này đáng vứt vào sọt rác do:

- Sai lầm kiến thức trầm trọng.

- Thông tin quá thiếu hụt (chỉ nêu được duy nhất Tn trong khi hàng loạt ứng cử viên khác như Heat Shock Proteins, Ganglioside molecules, Carcinoembryonic antigen....không đề cập tới).

- Không phân biệt được thế nào là nghiên cứu đang triển khai với sản phẩm liệu pháp đã được phê chuẩn.

- Thông tin phiến diện và thiếu cập nhật.

Hãy nhớ rằng 90% thông tin khoa học từ các báo kiểu như vnexpress hay dantri là sai và/hoặc thiếu chính xác. Cho dù từ các tạp chí chuyên ngành trên pubmed cũng chỉ tin được 30% thôi.
 
theo mình hiểu thì thế nà:
- về văcxin theo cách hiện đại nhue bài báo mô tả: người ta sẽ tìm ra nhưng gen mà quy điịnh thông tin của những protein, những protein nầy đóng vai trò quan trọng trong sự nhân biết của hệ miễn dịch để tiêu diệt tb bệnh
những gen này sẽ được tách ra-nhân lên- từ đó tạo ra protein trong phong thí nghiệm
- "Hệ miễn dịch có cả một "thư viện" kháng nguyên do lympho bào-T ghi nhớ". ý cảu câu nầy là trông cơ thể của chúng ta có rât nhiều Lypho bào T nhớ của cá khangs nguyên mà cơ thể chúng ta đã gặp, Lympho bòa T nhớ này , nhiều như cả thư viện, và khi có một loại kháng nguyên mới xâm nhập vào cơ thể mà hệ miễn dịc phản ứng lại thì sẽ có thêm một lại Lympho bào T nhớ.như vầy thư viện này lại có thêm đầu sách, khi cần là có ngay..
- kháng thể là do B lympho biệt hóa thành
- các kháng nguyen bị các thực bào " ăn" và sẽ bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ ở trong nội bào, sau dó chúng sẽ di chuyển ra bề mặt của đại thực bào và Lk với MHC từ đó sẽ giới thiệu cho các Lypho khác nhận biết. ( ý bài báo đoạn này nói chung là đúng)
Nói chung hầu hết người làm báo ở mình toàn học báo ra va khi làm chung chung ít có nhà bóa chuyên nganh nên sx khõ mà hiểu máy cái này...:hoanho:
 
xin lỗi cho em xin ý kiến ( tại em đang đọc phần sinh lí máu, nên cũng cần tìm hiểu).
Theo anh D nói thì kháng thể do lympho B tạo ra, theo em là chưa chính xác vì đâu phải kháng thể nào cũng do nó sinh ra. mỗi loại tế bào limpho trong cơ thể chỉ có thể sản sinh ra một loại kháng thể, một loại tế bào T đặc hiệu để chống lại tác dụng của loại kháng nguyên đặc hiệu đó, nghĩa là khi có một loại kháng nguyến đặc hiệu nào đó đã xâm nhập được vào cơ thể thì sẽ tiếp xúc với tế bào limpho B và lympho T trong máu. một số tế bào lympho T đã tạo ra các kháng thể ( gama globulin) để tấn cống các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể bằng sự trung hòa, ngưng kết và phá hủy tế bào của các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể. một số tế bào lympho T hoạt hóa tạo thành tế bào T. các tế bào này có nhiệm vụ tấn công trực tiếp và giết chết các tế bào đã xâm nhập vào cơ thể như virut, ví khuẩn... Loại tế bào T này được gọi là " tế bào gây độc cho tế bào"
Sự hình thành các "tế bào nhớ": sau lần xâm nhập đầu tiên của các kháng nguyên đặc hiệu thì một lượng lớn các tế bào lympho T và B đặc hiệu mới sinh ra sẽ được bổ sung cho các tế bào gốc. các tế bào này sẽ lưu thông khắp mọi nơ trong cớ thể và sống ở các mô bạch huyết. Về mặt miễn dịch học, chúng ở trạng thái ngủ đến khi được hoạt hóa là do các kháng nguyên như virut, vi khuẩn....các tế bào này được gọi là các "tế bào nhớ". các "tế bào nhớ" tạo ra các kháng thể nhanh chóng và mạnh hơn nhiều lần để chống lại các tác nhân đã xâm nhập vào cơ tyheer ở các lần sau mà không cho chúng lan truyền và tồn tại để phát bệnh
 
xin lỗi cho em xin ý kiến ( tại em đang đọc phần sinh lí máu, nên cũng cần tìm hiểu).
Theo anh D nói thì kháng thể do lympho B tạo ra, theo em là chưa chính xác vì đâu phải kháng thể nào cũng do nó sinh ra. mỗi loại tế bào limpho trong cơ thể chỉ có thể sản sinh ra một loại kháng thể, một loại tế bào T đặc hiệu để chống lại tác dụng của loại kháng nguyên đặc hiệu đó, nghĩa là khi có một loại kháng nguyến đặc hiệu nào đó đã xâm nhập được vào cơ thể thì sẽ tiếp xúc với tế bào limpho B và lympho T trong máu. một số tế bào lympho T đã tạo ra các kháng thể ( gama globulin) để tấn cống các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể bằng sự trung hòa, ngưng kết và phá hủy tế bào của các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể. một số tế bào lympho T hoạt hóa tạo thành tế bào T. các tế bào này có nhiệm vụ tấn công trực tiếp và giết chết các tế bào đã xâm nhập vào cơ thể như virut, ví khuẩn... Loại tế bào T này được gọi là " tế bào gây độc cho tế bào"
Sự hình thành các "tế bào nhớ": sau lần xâm nhập đầu tiên của các kháng nguyên đặc hiệu thì một lượng lớn các tế bào lympho T và B đặc hiệu mới sinh ra sẽ được bổ sung cho các tế bào gốc. các tế bào này sẽ lưu thông khắp mọi nơ trong cớ thể và sống ở các mô bạch huyết. Về mặt miễn dịch học, chúng ở trạng thái ngủ đến khi được hoạt hóa là do các kháng nguyên như virut, vi khuẩn....các tế bào này được gọi là các "tế bào nhớ". các "tế bào nhớ" tạo ra các kháng thể nhanh chóng và mạnh hơn nhiều lần để chống lại các tác nhân đã xâm nhập vào cơ tyheer ở các lần sau mà không cho chúng lan truyền và tồn tại để phát bệnh

Xem lại toàn bộ kiến thức về kháng nguyên, kháng thể, tế bào T và B cũng như cách trình bày. Viết rất dài mà hầu như câu nào cũng sai, không viết hoa đầu câu, lộn xộn không rõ ý.
 
lạ thiệt, chắc anh Hưng học cao quá nên mới thấy thiếu sót chỗ nào đó, em không biết sai chỗ nào đâu, đây là một trích dẫn từ quyển " sinh lí động vật và người" nến anh bảo sai hết, thì em e là người ta toàn là TS và GS viết sách, chắc kiến thức sai rồi............ em chỉ là người đọc, mong anh và mọi người kiểm chứng
 
Tôi e là sách viết không sai nhưng bạn viết ra đây thành ra sai. Nhắc nhở bạn 1 lần nữa viết hoa đầu câu. Lần sau còn tái phạm sẽ xóa bài. Tôi hết kiên nhẫn rồi.

Theo anh D nói thì kháng thể do lympho B tạo ra, theo em là chưa chính xác vì đâu phải kháng thể nào cũng do nó sinh ra.

Câu này sai vì kháng thể nào cũng do lympho bào B tạo ra.

mỗi loại tế bào limpho trong cơ thể chỉ có thể sản sinh ra một loại kháng thể, một loại tế bào T đặc hiệu để chống lại tác dụng của loại kháng nguyên đặc hiệu đó, nghĩa là khi có một loại kháng nguyến đặc hiệu nào đó đã xâm nhập được vào cơ thể thì sẽ tiếp xúc với tế bào limpho B và lympho T trong máu. một số tế bào lympho T đã tạo ra các kháng thể ( gama globulin) để tấn cống các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể bằng sự trung hòa, ngưng kết và phá hủy tế bào của các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể.

Câu này sai vì:

- "mỗi loại tế bào limpho trong cơ thể chỉ có thể sản sinh ra một loại kháng thể" sai do chỉ lympho bào B sinh ra kháng thể, viết như trên thành ra lympho bào T cũng tạo kháng thể. Từ lympho bào chỉ chung cho tế bào T, B và NK.

- Tiếu theo "một loại tế bào T đặc hiệu để chống lại tác dụng của loại kháng nguyên đặc hiệu đó" ở trên chưa hề nhắc đến kháng nguyên nào cả, nên cho kháng nguyên đặc hiệu đó vào đây không ai hiểu là kháng nguyên nào.

- "một số tế bào lympho T đã tạo ra các kháng thể ( gama globulin) để tấn cống các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể bằng sự trung hòa, ngưng kết và phá hủy tế bào của các tác nhân đã xâm nhập vào cơ thể" lại sai y như trong bài bào trên lympho bào T nào tạo ra kháng thể thế?

một số tế bào lympho T hoạt hóa tạo thành tế bào T.

Sai do lympho bào T và tế bào T là một.

các tế bào này có nhiệm vụ tấn công trực tiếp và giết chết các tế bào đã xâm nhập vào cơ thể như virut, ví khuẩn...

Câu này sai do Tc không giết chế tế bào xâm nhập vào cơ thể mà Tc tiêu diệt các tế bào của cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc tế bào khối u.

Loại tế bào T này được gọi là " tế bào gây độc cho tế bào"

Sai do người ta gọi là tế bào T độc chứ không gọi như trên.


Sự hình thành các "tế bào nhớ": sau lần xâm nhập đầu tiên của các kháng nguyên đặc hiệu thì một lượng lớn các tế bào lympho T và B đặc hiệu mới sinh ra sẽ được bổ sung cho các tế bào gốc.

Sai do dùng từ tế bào gốc trong trường hợp này.

các tế bào này sẽ lưu thông khắp mọi nơ trong cớ thể và sống ở các mô bạch huyết.

Sai, tế bào nhớ không lưu thông khắp nơi trong cơ thể.

Về mặt miễn dịch học, chúng ở trạng thái ngủ đến khi được hoạt hóa là do các kháng nguyên như virut, vi khuẩn....các tế bào này được gọi là các "tế bào nhớ". các "tế bào nhớ" tạo ra các kháng thể nhanh chóng và mạnh hơn nhiều lần để chống lại các tác nhân đã xâm nhập vào cơ tyheer ở các lần sau mà không cho chúng lan truyền và tồn tại để phát bệnh

Sai do tế bào nhớ bao gồm tế bào B nhớ và T nhớ. Viết như trên thành ra tế bào T nhớ cũng tạo ra kháng thể là sai lầm nghiêm trọng.

Tất cả những câu trên không câu nào đúng cả!!!
 
Dạ, trước hết em xin lỗi và hứa sẽ trình bày nghiêm chỉnh hơn.!
Sau là, cám ơn anh đã đưa ra các lỗi sai ( theo ý anh ). Nhưng thực sự thì em cũng không có viết sai một từ nào trong đoạn trích dẫn đó, kể cả dấu câu anh ạ, em chỉnh không thể bê cái hình người ta minh họa " Sơ đồ cơ chế điều hòa miễn dịch" lên thôi.

Đoạn trích đó nằm ở: Phần VIII. Sự miễn dịch---> mục 3. miễn dịch tập nhiễm----> cuối trang 70, đầu trang 71.
Sách " Sinh lí học động vật và người" của PSG.TS. Nguyễn Quang Mai, chủ nhiệm bộ môn Sinh lí học động vật và người ( Khoa sinh- Kĩ thuật nông nghiệp, trường ĐH Sư phạm HN).

Nếu đúng như những nhận xét của anh, thì họ viết có vấn đề, em chỉ không có máy ảnh mà chụp hình lên cho anh coi ( nhất định sẽ kiếm ), nhưng dù sao cũng rất cám ơn anh:mrgreen:
 
Dạ, trước hết em xin lỗi và hứa sẽ trình bày nghiêm chỉnh hơn.!
Sau là, cám ơn anh đã đưa ra các lỗi sai ( theo ý anh ). Nhưng thực sự thì em cũng không có viết sai một từ nào trong đoạn trích dẫn đó, kể cả dấu câu anh ạ, em chỉnh không thể bê cái hình người ta minh họa " Sơ đồ cơ chế điều hòa miễn dịch" lên thôi.

Đoạn trích đó nằm ở: Phần VIII. Sự miễn dịch---> mục 3. miễn dịch tập nhiễm----> cuối trang 70, đầu trang 71.
Sách " Sinh lí học động vật và người" của PSG.TS. Nguyễn Quang Mai, chủ nhiệm bộ môn Sinh lí học động vật và người ( Khoa sinh- Kĩ thuật nông nghiệp, trường ĐH Sư phạm HN).

Nếu đúng như những nhận xét của anh, thì họ viết có vấn đề, em chỉ không có máy ảnh mà chụp hình lên cho anh coi ( nhất định sẽ kiếm ), nhưng dù sao cũng rất cám ơn anh:mrgreen:

Nếu quả thật sách viết như vậy thì cũng nên vứt vào sọt rác.
 
có lẽ sách này chỉ chuyên viết về sinh lý động nên về phần miễn dịch chỉ viết cho có nên có nhiều sai sót quá...
cũng may nhờ Lan mà phát hiện ra sách sai...:hoanho:
 
Hừm, cám ơn anh Lê Đức Dũng đã có lời anh ủi với em, nhưng đúng hay sai thì em đã kiểm chứng rồi ( hỏi sinh viên Y khoa, thầy giáo, bác sĩ.......), có điều nếu nói tiếp thì topic này sẽ trở thành " loãng nhưng nước vo gạo thôi". Em xin dừng cuộc thảo luận tại đây, em mong anh có nhiều ý tưởng hơn nữa, chúc anh thành công nhé:mrgreen:
 
Hừm, cám ơn anh Lê Đức Dũng đã có lời anh ủi với em, nhưng đúng hay sai thì em đã kiểm chứng rồi ( hỏi sinh viên Y khoa, thầy giáo, bác sĩ.......), có điều nếu nói tiếp thì topic này sẽ trở thành " loãng nhưng nước vo gạo thôi". Em xin dừng cuộc thảo luận tại đây, em mong anh có nhiều ý tưởng hơn nữa, chúc anh thành công nhé:mrgreen:
ơ hay , thế hỏi rồi người ta bẩu thế nào ?? đúng hay sai ??:lol:
 
Thôi, đã hỏi thì em xin trả lời thế này, em hỏi một anh học Y thì anh ý bảo ngoài tế bào B, kháng thể còn do tế bào T sinh ra. Em còn bị mắng te tua là toàn học không đâu. đúng thế thật, hichic........tại thích Máu quá đâm ra hâm hâm. Em cũng phải tự kiềm chế nhiều lắm không thì học lệch hết, nhưng tại đưa lên có ý kiến phản bác em phải tìm hiểu và giải thích thôi, có mâu thuẫn trong kiến thức phải giải quyết ngay thôi. Thực sự em chưa có kiến thức nhiều về Máu bằng các anh, nên không muốn bàn tiếp, nói liều trong khoa học là không nên, em định thôi nhưng anh hỏi phải nói ra thôi. Đó, em hỏi là thế, và em đọc sách khác cũng thế, hết.............Em không dám nói điều gì khác...........
 
Thôi, đã hỏi thì em xin trả lời thế này, em hỏi một anh học Y thì anh ý bảo ngoài tế bào B, kháng thể còn do tế bào T sinh ra. Em còn bị mắng te tua là toàn học không đâu. đúng thế thật, hichic........tại thích Máu quá đâm ra hâm hâm. Em cũng phải tự kiềm chế nhiều lắm không thì học lệch hết, nhưng tại đưa lên có ý kiến phản bác em phải tìm hiểu và giải thích thôi, có mâu thuẫn trong kiến thức phải giải quyết ngay thôi. Thực sự em chưa có kiến thức nhiều về Máu bằng các anh, nên không muốn bàn tiếp, nói liều trong khoa học là không nên, em định thôi nhưng anh hỏi phải nói ra thôi. Đó, em hỏi là thế, và em đọc sách khác cũng thế, hết.............Em không dám nói điều gì khác...........

Anh sinh viên nào phát biểu thế này thì cũng đáng vứt ra sọt rác nốt!
 
Anh sinh viên nào phát biểu thế này thì cũng đáng vứt ra sọt rác nốt!
úi trời ơi, vứt vào thùng rác còn lọt chư sọt rác...chắc không được qua àh...:lol:
nhưng cái sách mình đọc cũng kha mới mà thấy nói chỉ B cell sinh ra Kháng thể...
hùm đi học thầy cũng bảo thế...
cứ cãi nhau thế này hôm sau lai phai đi vác quyển dày cộp của cụ JW về xem lại như thế nào...lại đang dịp nghỉ hè ko hỏi thầy cho chắc chắn được, dù sao cũng đáng luu ý..
theo tui thì khoa học bây giờ cũng chỉ mới biết B cell tạo kháng thể, con T cell có tạo ra một cái loại kháng thể nào nào đó hay không thì tôi chưa giám phủ nhận....
 
Thất vọng tràn trề.................:cry:

Đến hôm nay hỏi vặn lại cái anh đó, anh sinh viên Y khoa đó mới ậm à mậm mừ..........là NHẦM TO. Dẫn đến em thừa nhận em sai, kháng thể chỉ do tế bào B sinh ra ( hiện tại là vậy).
Em đã hỏi lại là anh phải kiểm tra kĩ xem có đúng là cả tế bào T cũng sinh ra không, nhưng rồi em mới biết là anh ý nhầm chức năng của 2 loại đó ( T & B). hichic. Cơ bản sai ở chỗ là anh ý hiểu lầm kiến thức về miễn dịch, và em lại có quyển sách sai kiến thức để kiểm tra----> phát biểu sai về cơ bản. hichic. Xin lỗi mọi người nhé, em nhận sai. Rất cám ơn mọi người đã chỉ ra giúp em
 
TS Mai chỉ chuyên Sinh lý người thôi, nên phần miễn dịch không ổn là chuyện thường ngày ở huyện.
Mà em Lan lo học để thi đại học cái đã nhé, sau này tha hồ mà ngâm cứu.:bimat:
 
Thất vọng tràn trề.................:cry:

Đến hôm nay hỏi vặn lại cái anh đó, anh sinh viên Y khoa đó mới ậm à mậm mừ..........là NHẦM TO. Dẫn đến em thừa nhận em sai, kháng thể chỉ do tế bào B sinh ra ( hiện tại là vậy).
Em đã hỏi lại là anh phải kiểm tra kĩ xem có đúng là cả tế bào T cũng sinh ra không, nhưng rồi em mới biết là anh ý nhầm chức năng của 2 loại đó ( T & B). hichic. Cơ bản sai ở chỗ là anh ý hiểu lầm kiến thức về miễn dịch, và em lại có quyển sách sai kiến thức để kiểm tra----> phát biểu sai về cơ bản. hichic. Xin lỗi mọi người nhé, em nhận sai. Rất cám ơn mọi người đã chỉ ra giúp em

Không có hiện tại hay sau này gì hết. Tế bào T bình thường không tạo kháng thể là chân lý vĩnh viễn.

Hiện giờ tế bào T nói chung đã được xác định tính chất rất cặn kẽ, các subsets nhỏ như Treg, Th17... đang là chủ đề nóng hổi. Tuy nhiện việc xác định chúng có tạo kháng thể hay không thì quá dễ dàng và câu trả lời dứt khoát là KHÔNG.

Sinh viện y nọ sau này trị bệnh không hiểu sẽ thế nào.

Cho dù theo chuyên ngành nào khi đã viết sách thì phải tham khảo những tài liệu đáng tin cậy. Bút sa gà chết. Không chỉ vậy sách viết sai còn làm hại đến bao nhiều người đọc.

Bởi vậy mới nói cuốn sách với anh sinh viên nọ nên vứt vào sọt rác là thế. Em Lan cũng không cần phải xin lỗi, việc đi hỏi han thông tin là rất tốt.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top