Trồng rau không cần đất!

Trần Phương

Senior Member
Mấy anh chị ơi!các anh chị có biết tại sao người ta trồng rau không cần đất thì trồng bằng chất gì và trồng như thế nào và nếu có tài liệu thì tốt hơn.Cám ơn!
 
cám ơn!

Cám ơn cậu nhé,vì từ trước tới giờ mình mới vào trang megaupload nên ko biết và rất cám ơn cậu nhé!
 
bạn Hoàng upload lại cuốn sách thủy canh cho mình xin nha.

Mình đang rất cần tìm thêm tài liệu về thủy canh.

ths bạn nhiều!
 
Trồng rau không cần đất

Mình cũng đang thắc mắc về vấn đề này ,nhưng muốn down về mà mấy link cua bạn chẳng link nào xài được cả bạn làm ơn gửi cho mình đến email được không vậy dcthinh@gmail.com
 
Sách Thủy canh tiếng Việt

Mình có biết một cuốn sách "Thủy canh cây trồng" của TS VÕ THỊ BẠCH MAI.

Sách giới thiệu nhiều phương pháp thủy canh, ?hướng dẫn chất dinh dưỡng, tổng kết một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm, phù hợp với những người mới làm quen với thủy canh.

Mua sách tại TP.HCM cửa hàng sách bên phải cổng trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đường Nguyễn Văn Cừ TP.HCM. Khi mua sách các bạn nhớ mang theo 4.000 đồng nhé ?8O

Chúc các bạn thành công!
 
Re: Trồng rau không cần đất

Đào Đức Thịnh said:
Mình cũng đang thắc mắc về vấn đề này ,nhưng muốn down về mà mấy link cua bạn chẳng link nào xài được cả bạn làm ơn gửi cho mình đến email được không vậy dcthinh@gmail.com
chào Thịnh
mình cũng đang muốn tìm hiểu về vấn đề này
bạn có thể gửi cho mình số tài liệu đó qua mail của mình được ko
mình cám ơn nhé
hieu_sk04@yahoo.com
 
Mình có biết một cuốn sách "Thủy canh cây trồng" của TS VÕ THỊ BẠCH MAI.

Sách giới thiệu nhiều phương pháp thủy canh, ?hướng dẫn chất dinh dưỡng, tổng kết một số kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm, phù hợp với những người mới làm quen với thủy canh.

Mua sách tại TP.HCM cửa hàng sách bên phải cổng trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đường Nguyễn Văn Cừ TP.HCM. Khi mua sách các bạn nhớ mang theo 4.000 đồng nhé ?
cái này anh có thể giúp em được ko?
vấn đề là em ở tận Hưng Yên nên nhờ anh chỉ bảo cách mua
cám ơn anh
 
Chào Hiếu!

Sorry lâu quá kg vào diễn đàn, bạn gửi địa chỉ bưu điện đi, tui gửi sách tặng bạn.

Thân.

Lê Hồ.
 
Em có câu này muốn hỏi, các anh chị nhanh nhanh trả lời giùm em nhé. Em ko đợi được lâu đâu.:D

hydroponic có những loại nào ạ, và cái cụm từ passive hydroponic and semi - hydroponic có nghĩa là gì ạ :(. Hình như passive hydroponic là loại hydro được áp dụng để trồng lan thủy canh đúng không ạ ?

Hơn nữa, em muốn hỏi sự phân chia các loại hydroponic này có giống với sự phân chia ở Vn ko? Và ở VN người ta đã áp dụng thủy canh trong Orchid cultivation chưa ạ.

Nhanh giùm em hí. Cảm ơn các anh chị!
 
Trồng rau không cần đất có 2 cách: Trồng thủy canh và trồng trên giá thể: Trồng thủy canh là trong trong dung dịch dinh dưỡng, còn trồng trên giá thể là trồng trên các giá thể nhu: Trấu hun... vì không có thòi gian để trinh bày hết cho bạn: Bạn có thể tham khảo một số bài báo sau đây:
Trồng rau bằng phương pháp thủy canh - 16/7/2008 8h:53
Từ lâu người ta đã thường nói "Ăn uống không rau như đau không thuốc" ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định do rau trái có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Để khắc phục tình trạng trên mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thuỷ canh phù hợp với người dân ở khu vực đô thị. Có thể tận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang... giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể tự trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.
Theo Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn được Trung tâm phát triển rau đậu Châu Á do tiến sỹ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh không phải điều chỉnh độ PH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ axit, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống.
Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản:
Chúng ta chuẩn bị vật liệu chọn hộp xốp có chiều dài 40 cm – 50 cm, cao 15 cm, nylon đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5 cm, đáy 2,9 cm, cao 7,3 cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường. Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà... nơi co ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp, ny lon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trưòng thuận lợi cho sự phát triển của rễ,


Rau cải (Ảnh minh họa: Telegraph.co.uk)
khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây trồng.
Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưõng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đổ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).
Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thuỷ canh, để có công thức thuỷ canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ. Mỗi một túi dinh dưỡng bột sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6 lít nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5 lít dung dịch mẹ và lên mực nước cho đủ 12 lít nước/ hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 - 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mực nước trong hộp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 - 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.
Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với loại rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh... nếu là rau muống hay rau thơm... là rau thu nhiều lần trên cây cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém, những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Theo Báo Nông nghiệp, Khoa học kỹ thuật nông nghệp
Công nghệ sản xuất rau không cần đất - 21/5/2008 8h:42
Hiện nay ở các thành phố, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng ngày càng bị thu hẹp, trong khi nhu cầu về rau xanh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng rau.
Rau an toàn đang là vấn đề thời sự, là nhu cầu cấp thiết của người dân. Làm thế nào để có rau xanh thực sự an toàn? Trước thực trạng trên, Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất rau không cần đất. Bằng công nghệ này, cây rau sinh trưởng phát triển tốt, năng suất rau tăng 1,5 lần so với sản xuất trên đất, rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 - 7 ngày/vụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tăng hệ số sử dụng đất từ 3 - 5 lần. Đặc biệt công nghệ này sản xuất được rau an toàn ngay ở những vùng đất bị ô nhiễm, ở ban công, sân thượng...; chi phí không quá lớn.
Có 2 hình thức sản xuất rau không cần đất: Sản xuất rau trong dung dịch và sản xuất rau trên giá thể hữu cơ. Tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng quy mô công nghiệp hoặc quy mô gia đình.
Sản xuất rau không cần đất quy mô công nghiệp:
1. Sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn (thuỷ canh tuần hoàn)
Dung dịch dinh dưỡng (dung dịch mẹ) để sản xuất rau có bán ở một số cơ sở: Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Cty phân bón Sông Danh... Các loại rau sản xuất trong dung dịch chủ yếu là: Rau cải ăn lá các loại, xà lách, rau muống, rau dền, mồng tơi, cần tây...
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị
Trang thiết bị sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn gồm: Giá sắt để đặt các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 70- 80cm, dốc về phía bể thu hồi dung dịch (bể chứa).
- Téc nhựa đựng dung dịch dinh dưỡng, thể tích 2- 3m3 (bể cấp). - Bể thu hồi dung dịch, thể tích tương đương bể cấp.
- Ống dẫn dung dịch: Dùng ống nước đường kính 11cm, dài 15 - 20m. Trên ống đục các lỗ 5 - 6cm để đưa rọ cây vào đó.
- Rọ nhựa ươm cây con và đỡ cây trong quá trình sinh trưởng phát triển.
- Giá thể ươm cây con.
- Dung dịch dinh dưỡng: Pha 1,0 lít dung dịch A và 1,0 lít dung dịch B trong 1m3 nước.
- Máy bơm nước 2 chiều.
Hệ thống trên được đặt trong nhà lưới cách ly côn trùng và hạn chế điều kiện môi trường bất thuận.
Bước 2: Ươm cây con
Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày tưới ẩm 1 - 2 lần (tuỳ điều kiện thời tiết). Sau 4 - 6 ngày cây mọc, tiếp tục tưới ẩm cho cây sinh trưởng mỗi ngày 1 - 2 lần. Khi cây được 3 - 4 lá thật (có rễ trắng đâm ra ngoài) thì đưa rọ cây lên ống dẫn dung dịch.
Bước 3: Chăm sóc cây
Dung dịch đưa vào bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn và nuôi cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn, bơm 2 chiều lại đẩy dung dịch ngược trở lại từ bể chứa lên bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy tuần hoàn.
Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Trong một vụ sản xuất xà lách, cải xanh và cần tây cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày sau khi đưa cây vào dung dịch, với lượng 0,5lít dung dịch mẹ trong 2m3 dung dịch trồng cây. Trước khi thu hoạch 10 ngày không bổ sung dinh dưỡng. Như vậy, với cây rau cải các loại và cây xà lách chỉ cần bổ sung dinh dưỡng 2 lần. Đối với cây rau muống, sau khi đưa rọ cây vào dung dịch không bổ sung dinh dưỡng, chỉ sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng. Cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ cho cây.
Bước 4: Thu hoạch


Củ su hào (Ảnh: Kyagr.com)
- Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 20 - 25 ngày.
- Với cây xà lách: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 25- 30 ngày.
- Với cây cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 25 - 30 ngày.
- Với cây rau muống: 7 - 10 ngày hái 1 lứa. Cứ như vậy, kéo dài 4 - 5 tháng.
- Kết thúc thu hoạch vệ sinh đường ống, bể chứa và thay dung dịch để trồng rau khác hoặc trồng lứa mới.
2. Sản xuất rau trên giá thể hữu cơ quy mô công nghiệp
Giá thể hữu cơ để sản xuất rau an toàn có bán ở một số cơ sở: Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá... Hệ thống này sản xuất được tất cả các loại rau, song thường sản xuất các loại rau dài ngày như su hào, sulơ, bắp cải, đậu cô ve lùn...
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị
- Hệ thống giá sắt: Các giá sắt được hàn hình chữ A; cao 1,5 - 1,6m. Trên giá sắt hàn 5 hàng sắt đỡ máng nhựa hình xương cá, cách nhau 35cm.
- Hệ thống máng nhựa: Dùng ống nhựa cấp thoát nước, đường kính 14 cm, cắt 1/3 chu vi ống, tạo thành máng nhựa.
- Hệ thống tưới nhỏ giọt: Là các ống nhựa nhỏ, đường kính 1,5 cm; trên ống nhựa có đục các lỗ nhỏ, khoảng cách tương ứng với khoảng cách cây cách cây (30 cm).
- Téc đựng nước 2 - 3m3 và giá để téc nước. Téc nước phải đặt cao hơn hệ thống giá sắt 0,5 - 1m.
- Máy bơm nước.
- Giá thể hữu cơ.
Hệ thống trên được đặt trong nhà lưới cách ly côn trùng và hạn chế điều kiện môi trường bất thuận.
Bước 2: Ươm cây con
Đối với rau ăn lá, rau gia vị và đậu cô ve lùn: Gieo thẳng lên máng giá thể, không qua giai đoạn ươm cây con.
Đối với một số loại rau như bắp cải, su hào, sulơ gieo hạt vào khay giá thể với mật độ dày, khi cây con được 3 - 4 lá thật (sau gieo 20 - 25 ngày) thì bứng ra trồng vào các máng chứa giá thể.
Bước 3: Trồng và chăm sóc rau
Cho giá thể vào đầy các máng nhựa, hệ thống tưới nhỏ giọt được đặt trên mặt giá thể. Các loại rau ngắn ngày (rau ăn lá các loại, xà lách...) gieo thẳng trên mặt giá thể sau đó phủ lên một lớp giá thể mỏng. Không cần bón hoặc tưới phân cho đến khi thu hoạch. Các loại rau dài ngày (su hào, sulơ, bắp bải...) sau khi nhổ cây khỏi vườn ươm phải trồng ngay. Khoảng cách trồng tương ứng với khoảng cách các lỗ trên ống tưới nhỏ giọt. Sau khi trồng 30 ngày bón bổ sung NPK cho cây với lượng 10kg đạm urê + 20kg lân supephotsphat + 10kg kali/1000m2 (tính theo diện tích mặt đất đặt giá sắt).
Đối với cây đậu cô ve lùn, khoảng cách gieo hạt cũng tương ứng với khoảng cách các lỗ trên ống tưới nhỏ giọt. Khi cây ra hoa cũng bón bổ sung NPK như với cây rau dài ngày.
Điều khiển hệ thống tưới nhỏ giọt để nước chảy đều trên các hàng máng nhựa. Cứ như vậy, không phải tưới cho đến khi thu hoạch.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ cho cây.
Bước 4: Thu hái
Đối với các loại rau ngắn ngày thu hoạch sau gieo 25 - 30 ngày. Đối với các loại rau dài ngày, thu hoạch sau trồng 50 - 60 ngày (tuỳ loại). Sau khi thu hoạch bổ sung dinh dưỡng vào giá thể bằng các loại phân hữu cơ sinh học với lượng 500 kg/1.000 m2 (tính theo diện tích mặt đất đặt giá sắt).
Một loại rau không trồng liên tục 2 vụ, phải luân canh để tránh sâu bệnh hại. Có thể luân canh theo các công thức sau:
- Đậu cô ve lùn (1vụ) - Su hào, bắp cải, sulơ (1vụ) - Hành hoa, rau mùi, thì là, cần tây, xà lách (1 - 2 vụ) - Rau cải ăn lá (1 - 2 vụ) - Đậu cô ve lùn (1vụ). Cứ như vậy quay vòng trong năm.
- Su hào, bắp cải, su lơ (1 vụ) - Xà lách, rau gia vị các loại (1 - 2 vụ)- Rau cải ăn lá (1 - 2 vụ) - Đậu cô ve lùn- Su hào, bắp cải, sulơ. Cứ như vậy quay vòng trong năm.

Theo Báo Nông nghiệp, KH kỹ thuật nông nghiệp
Nếu bạn cần tài liệu thì có thể liên lac qua mail của tôi: khatvongtritue3000@yahoo.com
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top