Trong C.nghệ VSV ứng dụng, khâu nào là quan trọng nhất?

Dúng là lonxon
bluespring này bạn đang làm ỏ đâu vậy?
tôi cũng đang quan tâm tói vấn đề này đây?
tôi cũng sử lí môi truờng bằng cong gnhệ sinh học
bác làm về mảng nào bác cho tui bít vói
ok
không tranh cãi ở đây xem giống má ra làm sao mà chúng ta nên trao đổi với nhau về kinh nghiệm cũnng như ccông nghệ sử lí nhé

còn lonxon thì trả lòi là con người quan trọng nhất
được chưa?
:D
 
Quái lạ, tự nhiên đọc 1 hồi lại thành ra cãi nhau, chán!
- Đã gọi là công nghiệp vi sinh thì khâu ứng dụng sản xuất là quan trọng nhất. Tất nhiên tất cả các khâu như bạn lonxon đề cập đều quan trọng nhưng mà cuối cùng mà không sản xuất được lượng lớn, không đưa ra được ứng dụng thì công cốc hết.
- Chủng VSV lên men làm rượu bia bây giờ có gì là bí mật, ai chẳng có, nhưng chất lượng rượu khác nhau không phải do chủng và là do khâu sản xuất đấy bạn ạ, cái đấy mới là bí mật. Theo mình biết 1 trong những bí quyết làm rượu Làng Vân, 1 trong những loại rượu khá được chuộng ở VN mình là có 1 ít phân trâu đấy (híc, nhưng đừng sợ mà không dám uống nhé, vì không có ít phân trâu thì không còn là rượu Làng Vân nữa)
 
tôi thấy công đoạn rượu Got ỏ Hà tây cũng nổi tiếng vói cách cho rượu vào Xăm Xe đấy
có khi còn cho thêm it thuốc Sâu (Vofatox) cho thêm đậm đà
hihi 8)
 
mấy bác ơi !các bác cứ tếu táo hoài.
êm đang tìm tài liệu liên quan đến ứng dụng vsv trong xử lý hồ nuôi tôm. Em là người mới bước vào lĩnh vực này mong các bâc tiền bối chỉ giáo. xin đa tạ.
 
Trần Hoàng Dũng said:
tất cả bí quyết của ngành CN VSV từ cổ truyền cho đến hiện đại đều nằm ở khâu giữ giống. Giữ giống bao hàm nghĩa giữ nó theo thời gian (bỏ vô ngăn đá, cho nó ngủ) và giữ nó luôn có họat tính sinh học như mong muốn ở mọi điểm thời gian.

--> em đang làm về sản xuất chế phẩm dạng khô cúa một chủng vsv. Nó cũng là một hình thức giữ giống. Có mấy phương pháp sấy mà em biết như: sấy đông khô, sấy chân không, sấy phun. Theo như nhiều sách nói thì sấy đông khô sẽ cho tỷ lệ sinh vật sống sót cao nhất trong mấy phương pháp trên. Tuy nhiên kiểu sấy này hơi tốn tiền và khó trong công nghiệp. Sấy phun cho tỷ lệ tế bào sống sót thấp nhất trong các phương pháp này, nhưng nó lại rẻ tiền, dễ tiến hành. Vậy có cách nào để sử dụng được sấy phun mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ tế bào sống sót cao không ( như sử dụng các chất nền trong sấy? ) ???
 
Anh Lâm có thể nói rõ hơn về sấy đông khô được không, hồi trước em có tìm hiểu qua về phương pháp này nên rất muấn trao đổi với anh.
 
Sấy đông khô:

Đây là 1 phương pháp sấy đặc biệt tách ẩm ra khỏi vật liệu để bảo quản vi khuẩn được lâu hơn. Phương pháp này chuyển ẩm từ trạng thái ắn sang trạng thái hơi không qua trạng thái lỏng. Vật liệu sấy được sấy trong môi trường chân không cao với áp suất nhỏ hơn 256 mmHg, nhiệt độ sấy có thể đạt -80 độ C. Do đó có thể ngăn chặn được nguy cơ phá hủy bởi nhiệt độ , các phân tử không kết hợp lại với nhau khi cô đặc tránh được các quá trình vi sinh xảy ra làm giảm chất lượng sản phẩm sấy. Vật liệu trước khi sấy được làm lạnh đông sâu nhanh nhằm chuyển toàn bộ nước có trong vật liệu sang trạng thái rắn, các cấu tử hòa tan được cố định sao cho không kết hợp với nhau( cái này anh thấy dương cũng bàn luận bên topic câu hỏi về vi sinh vật).Trong quá trình làm lạnh sâu có thể vi sinh vật bị chết nên để khắc phục ta phải sử dụng các chất độn để nhũ hóa keo bảo vệ hỗn dịch.

freeze drying.

So với các phương pháp sấy chân không và sấy phun thì sấy đông khô có tỷ lệ tế bào sống sót tốt nhất. Cái chính của phương pháp này là tìm ra chất độn ( chất nền) thích hợp cho vi sinh vật.
Anh có nhờ anh Dũng lấy một số bài báo về vấn đề sấy này, em sang topic nhờ lấy giùm bài báo khoa học xem có bài nào thích đọc thì down về.
 
Theo em được biết kĩ thuật đông khô hiện nay la phương pháp bảo quản giống vi sinh vật và các chế phẩm sinh học hiệu quả nhất đặc biệt là các sinh phẩm như vaccin, hồi trước khi thăm quan viện Vaccin Nha Trang em thấy kĩ thật này được ứng dụng rất nhiều trong lưu trữ giống và vaccin thành phẩm. Tỉ lệ sống sót nếu em nhớ không lầm thì là hơn 30% hay sao ấy. Có một số điểm em muấn bổ xung thêm vào những trình bày của anh Lâm.
? ?Quá trình đông khô được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau ( đây là nhưng kĩ thuật em thấy thực hiện tại Viện Vaccin Nha Trang )
- Quá trình đông khô cấp 1: ÁP Suất đuợc giữ nguyên, Nhiệt độ bắt đầu được hạ nhanh xuống nhiệt độ đông đặc, đúng như anh nói là có thể xuống thấp đến -80 độ c, Quá trình này sẽ làm các tinh thể nước đóng băng.
sau đó áp suất sẽ được hạ xuống dưới 1 atm, quá trình bay hơi bắt đầu, trong quá trình này các tinh thể nước đá sẽ bay hơi nước chuyển từ trạng thái rắn qua thẳng trạng thái hơi.
- Quá trình đông khô thứ cấp, nhiệt độ đuợc cho tăng dần, ở cuối dai đoạn này nhiệt độ có thể đạt từ 20 đến 30 độ c, trong giai đoạn cuồi của đông khô thứ cấp nhiệt độ tăng nhanh đồng thời áp suất giảm mạnh do đó dảm bảo làm bay hơi hết các phần tử nước có trong mẫu. Lượng nước còn lại trong mẫu sau đông khô là khoảng 3%. sau đông khô mẫu có thể bảo quản ở nhiệt độ 4 độ c. Quá trình hoạt hóa trở lại đuợc sử dụng băng việc ngâm mẫu trong dung dịch nước muối sinh lí.
?Đông khô có một ưu điểm lớn đó là giữ vững được hoạt tính chủng một điều rất quan trọng trong công nghệ vi sinh vật như anh Dũng nói. Sản phẩm sau đông khô không đòi hỏi phải bảo quản ở nhiệt độ quá thấp. Quá trình hồi nguyên không phức tạp, em nghĩ thế.
 
đúng rồi mẫu sau đông khô có thể bảo quản tại nhiệt độ 20 độ C vẫn được,. Quá trình đông khô thứ cấp thì nhiều khi người ta không làm. Còn một điều nữa thì đông khô tốn tiền thiết bị và thao tác. Em có thấy ở đâu thu hồi chế phẩm sinh học bằng sấy phun không?
À, lúc mà người ta đông khô vaccin thế thì vaccin ở dạng lỏng à, em có thấy sử dụng chất đệm không?
 
đúng rồi mẫu sau đông khô có thể bảo quản tại nhiệt độ 20 độ C vẫn được,. Quá trình đông khô thứ cấp thì nhiều khi người ta không làm. Còn một điều nữa thì đông khô tốn tiền thiết bị và thao tác. Em có thấy ở đâu thu hồi chế phẩm sinh học bằng sấy phun không?
À, lúc mà người ta đông khô vaccin thế thì vaccin ở dạng lỏng à, em có thấy sử dụng chất đệm không?
 
Có sử dụng chứ ạ mỗi loại vaccin, hay chủng giống để sản xuất vaccin đều cần sử dụng một loại tá dược nhất định, Tá dược này có tác dụng ngăn hcặn những tac nhân gây tổn thương tế bào. Hồi trước hình như em có gi lại công thức của cac ta dược này, nếu anhh cần thì hôm sau em sẽ tìm lại.
 
Hồi trước hình như em có gi lại công thức của cac ta dược này, nếu anhh cần thì hôm sau em sẽ tìm lại.

Xem qui định và tên trong dược điển, xuất bản lần 3 năm 2002. Hay dùng nhất là Al(OH)3, vì ngoài đặc tính chất bảo quản, chất mang và giải phóng chậm vắc xin nó còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của người khi tiêm vắc xin.
 
Theo em được biết thì Al(OH)3 la thành phần thường hay gặp trong các tá chất miễn dịch, nó có tac dụng làm tăng cường khả năng dáp ứng miễn dich của vaccin. Còn khi đông khô người ta sử dụng là tá dược để bảo quản nếu em nhớ không nhầm thì trong thành phần của nó có cả huyết thanh nữa thì phải.
?Anh Minh trong sản suất vaccin người ta có phân biệt hai khái niệm tá chất và tá dược miễn dịch không?
Em phải về hỏi lại đã chứ nhớ không rõ nói lung tung mấy anh mắng cho thì chết.
 
Dương hay Minh có thể giải thích chi tiết hơn về cơ chế của Al(OH)3 trong tăng cường khả năng miễn dịch của người khi tiêm vaccin không ? Cũng có một lần đọc thấy như vậy nhưng chị không rõ lắm nó tương tác với cái gì và ở giai đoạn nào. Cảm ơn nhiều.
 
Trợ chất (adjuvant) (còn gọi là tá chất hoặc tá dược, một số tác giả vẫn gọi như vậy, có lẽ tá chất được dùng với nghĩa là chất thêm vào mang tính chất bảo quản, còn tá dược ngoài chức năng như trên còn thêm cả tác dụng dược tính nhất định: ví dụ làm người ta đỡ đau hơn khi tiêm, da ko bị mẫn cảm...) có thuộc tính quan trọng mang tính nguyên tắc là tính an toàn của nó.


- Cơ chế hoạt động của trợ chất nói chung là:

Đưa kháng nguyên vào cơ thể ở vị trí thích hợp.

Giữ lại và giải phóng kháng nguyên chậm từ vị trí đặt kháng nguyên.

Tập trung và hoạt hóa tế bào trình diện kháng nguyên và lympho.

Hoạt hóa bổ thể và đưa đến tổng hợp, giải phóng và liên kết các cytokin.

Cung cấp epitop tế bào T cho MHC lớp I, và lớp II.



* Khả năng của trợ chất:

- Có thể làm tăng tốc độ và cường độ và sự bền vững của đáp wngs miễn dịch với các kháng nguyên mạnh.
- Làm tăng đáp ứng miễn ?dịch với vắc xin.
- Lựa chọn hoặc điều chỉnh miễn dịch thể dịch hoặc miễn dịch qua trung gian tế bào.

Với trợ chất nhôm (tra công thức trong dược điển nhé, em quên mất công thức rồi chỉ thấy nó dưới dạng dung dịch màu đục đục giống sữa loãng, nhưng trong hơn nhiều :p) thì nó đã được sử dụng an toàn qua nhiều triệu liều vắc xin: ?viêm gan b, dtp,... Vắc xin được giải phóng từ từ (do tạo liên kết với trợ chất) kháng nguyên, kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động.
 
Anh Minh đã nói rất rõ về cơ chế tác dụng của trợ chất hay tá chất miễn dịch. Tuy nhiên theo em được biết thì tá chất có các tác dụng giống như anh nói còn tá dựơc thì chủ yếu có vai trò để bảo quản thôi.
?Với trợ chất nhôm ngoài việc giúp Vắc xin được giải phóng từ từ (do tạo liên kết với trợ chất) kháng nguyên, kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động, theo em nghĩ nó còn có tác dụng kích thích các phản ứng viêm do đó tập trung được các tế bào miễn dịch, do đó nâng cao được khả năng đáp ứng miễn dịch.
? Em chỉ biết có thế thôi. hè
 
Dùng từ trợ chất (chất bổ trợ cho tác dụng của vắc xin) có lẽ chính xác hơn, vì rất khó phân biệt và xác định rõ tá chất (chất phụ tá) với tá dược (chất phụ thêm vào có vai trò dược lý nhất định) vì nhiều chất người ta không thể xác định và phân biệt nó là tá chất hay tá dược (vì ko thể xác định được rõ tác dụng của nó mà chỉ biết được là khi nó đi kèm như vậy thì nó tăng tác dụng mà không xảy ra phản ứng phụ nào nguy hại như nổi mẩn, người bị sốt cao, có những dấu hiệu bất thường..., thì cứ thế mà làm)
 
Các bạn toàn là chuyên gia cả mà tham gia không thấy chuyên nghiệp mấy.Câu hỏi mới thì cho vào chủ đề mới đi chứ không newbie biết đâu mà tìm kiếm.
Tôi xin quay lại vấn đề đầu tiên nhé.Trong công nghệ sản xuất quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế,quá trình nào quyết định đến hiệu quả kinh tế cao nhất thì là quan trọng nhất(Ví dụ như mua con giống đắt về sản xuất rượu đế thì có vẻ ko ổn,đúng ko nhỉ).Nói thế nghe chợ búa quá nên giả sử ta chỉ tham gia đến hiệu quả lí thuyết (tức là năng suất sản suất ấy).
Năng suất sản xuất đựoc quyết định bởi tốc độ của các quá trình,quá trình nào chậm nhất sẽ quyết định đến toàn bộ quá trình sản xuất(điều này tôi nghĩ sách giáo khoa nào cũng đều nói cả).Có nhiều phương án sản xuất khác nhau ở mỗi chu trình thì ta sẽ có nhiều tổ hợp.Công việc của nhà nghiên cứu là thực hiện tất cả các tổ hợp đó(có thế trên mô hình toán học,vật lí hoặc mô hình sản xuất nhỏ) để tìm ra tổ hợp tốt nhất để có thế đưa vào ứng dụng trên qui mô công nghiệp.
Đúng là công nghệ chọn giống bây giờ đã tiến quá xa so với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất(vì thậm chí quá trình sản xuất đang trên con đường quay lại với cổ điển)nên chọ giống chính là sự quyết định cho CNVS,các bạn có ý kiến gì khác thì trao đổi đi.
Nói ra ý kiến của mình để tranh luận.100 ý kiến cũng có ý kiến hay,còn ý kiến nào đúng là do người đọc và thậm chí là newbie.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top