Thói quen khi làm thí nghiệm

Dương Văn Cường

Administrator
Staff member
Có vài chi tiết mà nếu không để ý thì không phát hiện ra.

1. Thay tip khi tra mẫu điện di: Thói quen này lãng phí đầu tip và làm chậm thao tác. Trừ khi mẫu rất quan trọng hoặc band sau đó cần được elute. Trong các trường hợp mục đích chỉ là check sản phẩm thì sau khi tra mẫu thứ nhất chỉ cần cho đầu tip vào bể điện di và bấm bấm 1-2 lần, sau đó tra tiếp mẫu thứ 2. Làm cách này tra mẫu cực nhanh vì gần như không có thao tác thừa.

2. Tháo găng tay để dùng lại: Tháo để vứt đi thì dễ rồi, nhưng để dùng lại thì tôi đã từng tháo kiểu rút rút dần dần từng ngón, sau đó mới kéo cả găng ra khỏi bàn tay, mục đích là để găng không bị lộn ngược mặt trong ra ngoài. Cách này khá bất tiện. Cách khác là lột 1 phát lộn ngược hẳn ra ngoài, sau đó dốc dốc cho không khí vào găng tay rồi bịt đầu lại bóp 1 phát là găng lộn trở ra như cũ. Nhanh hơn và dễ chịu hơn hẳn.

Sorry văn kém mô tả mãi chưa chắc các bác đã hiểu :mrgreen:

3. In tài liệu 1 mặt giấy: Nên tập thói quen in 2 mặt giấy vừa tiết kiệm giấy vừa tiết kiệm không gian lưu trữ. Đa số anh chị em đều làm MS, phd hoặc postdoc, những thứ ta in ra thường là có giá trị tham khảo lâu dài đồng nghĩa với việc ra sẽ phải lưu giữ chúng lâu dài. 100 tờ giấy thì không cảm thấy khác 50 tờ nhưng 1000 tờ so với 500 tờ thì khác hẳn. Để in 2 mặt thì 1 là thiết lập chế độ cho máy in, 2 là manually nếu máy in cũ không có chức năng này. Dĩ nhiên lưu tài liệu trên máy tính, lập data bằng Endnote là chuẩn nhất, nhưng em lại quen đọc tài liệu in trên giấy để còn gạch xóa linh tinh.

Bác nào có trò gì hay thì bổ sung nhé.
 
Khi làm gel elution: sau khi cho elution buffer vào nên đợi lâu một chút (trên 2 phút) rồi đem ly tâm. Sau đó có thể vét thêm bằng cách tải eluent lên cột, đợi thêm 2 phút nữa rồi ly tâm tiếp. (chưa kiểm chứng xem nó vét được bao nhiêu nhưng thấy ở lab một số người có thói quen làm như vậy)
Khi làm Western: nên để cái dye còn lại một tí trên gel, tránh làm bẩn đệm để tái sử dụng lại, đồng thời khi cái dye này dính lên màng thì sẽ giúp ta định vị được các lane. Điều này rất có lợi khi các bạn phải cắt từng lane để thử nhiều antibody trên cùng một mẫu (ví dụ làm polyclonal antibody)
 
Nghĩ đến việc chỉ đeo 1 găng tay: Mỗi lần định đeo găng tay thì nên nghĩ xem có nhất thiết phải đeo găng tay hay k? và có khả năng chỉ cần đeo vào 1 tay hay k? Việc đeo găng tay có thể có 2 mục đích: 1) tránh nhiễm tạp vào mẫu dùng có độ phân tích nhạy như PCR (các thí nghiệm khác thường ko phải bận tâm về việc này); 2) tránh tiếp xúc chất độc hại vào da tay. Với mục đích thứ 2 thì nên hạn chế việc găng tay bôi chất độc ra các thiết bị xung quanh. Hay dùng bàn tay trần còn lại để làm việc đó (vd. cầm pipet).
 
1. Thay tip khi tra mẫu điện di: Thói quen này lãng phí đầu tip và làm chậm thao tác. Trừ khi mẫu rất quan trọng hoặc band sau đó cần được elute. Trong các trường hợp mục đích chỉ là check sản phẩm thì sau khi tra mẫu thứ nhất chỉ cần cho đầu tip vào bể điện di và bấm bấm 1-2 lần, sau đó tra tiếp mẫu thứ 2. Làm cách này tra mẫu cực nhanh vì gần như không có thao tác thừa.

Em không bao giờ làm thế này, nhưng chắc chỉ tại ở lab em bọn em có reuse electrophoresis buffer nên rất tránh để dây mẫu ra bufer, với lại các mẫu loaded chủ yếu là mẫu knockdown và control nên càng tránh cross pipet càng tốt. Mà em nghĩ có khi thay tip nhưng reuse buffer lại còn tiết kiệm hơn. Buffer cho cái bể bé bé đựng gel (không biết tả thế nào nữa) thì dùng mới còn ở bể to bên ngoài thì là buffer tái sử dụng. Bình thường bọn em reuse buffer 3 lần thì vứt. Cả blotting buffer cũng tái sử dụng thường xuyên nữa
 
Nghĩ đến việc chỉ đeo 1 găng tay: Mỗi lần định đeo găng tay thì nên nghĩ xem có nhất thiết phải đeo găng tay hay k? và có khả năng chỉ cần đeo vào 1 tay hay k? Việc đeo găng tay có thể có 2 mục đích: 1) tránh nhiễm tạp vào mẫu dùng có độ phân tích nhạy như PCR (các thí nghiệm khác thường ko phải bận tâm về việc này); 2) tránh tiếp xúc chất độc hại vào da tay. Với mục đích thứ 2 thì nên hạn chế việc găng tay bôi chất độc ra các thiết bị xung quanh. Hay dùng bàn tay trần còn lại để làm việc đó (vd. cầm pipet).

Hihi, em chuyên gia bị mắng vì tội đeo găng 1 tay, tay kia cầm pipet!! :mrgreen:
 
Khi làm Western: nên để cái dye còn lại một tí trên gel, tránh làm bẩn đệm để tái sử dụng lại, đồng thời khi cái dye này dính lên màng thì sẽ giúp ta định vị được các lane. Điều này rất có lợi khi các bạn phải cắt từng lane để thử nhiều antibody trên cùng một mẫu (ví dụ làm polyclonal antibody)

Em không có nhiều kinh nghiệm lắm (vì còn bé mà, hehe) nhưng mà xin phép bổ sung mục này 1 chút. Nếu phải cắt màng, tốt nhất là nên test ladder trước xem độ lớn của band trên ladder có chuẩn không. Em thường xuyên phải cắt màng làm 4 mảnh, có những mảnh chỉ khoảng 0.5cm nên độ chuẩn của ladder cực kỳ quan trọng. Ladder không chuẩn --> cắt sai vị trí --> mất band --> đòi boss mua ladder chuẩn hơn (và tất nhiên là đắt hơn)!
 
Em không bao giờ làm thế này, nhưng chắc chỉ tại ở lab em bọn em có reuse electrophoresis buffer nên rất tránh để dây mẫu ra bufer, ...
Theo mình nghĩ thì việc dây mẫu ra buffer không ảnh hưởng gì tới việc reuse electrophoresis buffer đâu.
 
Có vài chi tiết mà nếu không để ý thì không phát hiện ra.

1. Thay tip khi tra mẫu điện di: Thói quen này lãng phí đầu tip và làm chậm thao tác. Trừ khi mẫu rất quan trọng hoặc band sau đó cần được elute. Trong các trường hợp mục đích chỉ là check sản phẩm thì sau khi tra mẫu thứ nhất chỉ cần cho đầu tip vào bể điện di và bấm bấm 1-2 lần, sau đó tra tiếp mẫu thứ 2. Làm cách này tra mẫu cực nhanh vì gần như không có thao tác thừa.

Ủng hộ Cường cái này, vì trước mình cũng làm mãi!!!
Lưu ý với anh chị em là, khi mix loading dye với PCR products, thì hiển nhiên vẫn phải thay tip (bỏ qua với các trường hợp cắt enzyme chỉ để kiểm tra nhé), còn lại khi mix với loading dye rồi, thì chỉ cần 01/2 tip là tra mẫu điện di được hết cho cả mảng!!!

Lâu không làm, thành thử giờ thói quen là ... Không làm thí nghiệm!!!:dance::dance::dance:
 
Đúng rồi, làm sao mà chắc được là cái pipet an toàn cho mình nhỉ.

Chẳng biết lab tiêu chuẩn thì thế nào, chứ mình làm lab PCR thường, thì hay có khoảng 3 bộ pipette, trong đó 1 cho tách chiết ADN, 1 cho mix PCR và 1 cho điện di.
Bộ cho điện di thường được xem là độc hại, vì các bác nhà mình nghĩ là có thể có EtBr dính vào, nên hiển nhiên khi dùng cái này thì sẽ đi găng trước khi lấy nó ra, và có để thì cũng để ở vị trí của khu điện di!
Còn, hai bộ kia, có ai trước khi cầm nó ra khỏi giá để pipette mà đưa vào BSC hoạc PCR cabinet mà đi găng rồi mới cầm ra không? Vì em chưa bao giờ làm nhứ thế cả? Toàn tay-trần-như-nhộng cầm vào, bỏ vào box, bật đèn tím, chay ra tán phét với anh em sinh-học-việt-nam rồi mới vào làm tiếp!
Chỗ các bác có vẻ an toàn thật!!! Riêng vụ thao tác thì em không bàn tới, còn vụ bảo độc hai hay không, chắc phải biết chứ nhỉ?
Chẳng nhẽ ....
 
Đúng rồi, làm sao mà chắc được là cái pipet an toàn cho mình nhỉ.
Haizz. Ở lab mình có bà postdoc vừa sinh con xong. Cũng chưa thấy ai làm thống kê nói các nhà SHPT dễ bị đột biến di truyền...v.v. EtBr hay Acrylamide hay phóng xạ nói chung là độc, nhưng cũng phải có đủ liều lượng. Mình làm EtBr toàn làm tay không (dùng cái spatula). Phóng xạ thì gần như 1 tuần 1 lần.
Mình thấy có khi tổng hợp các chất hóa học thường trong phòng cộng lại còn độc hơn (nếu tiếp xúc đủ dài).
 
@Hiền: em thử tranh luận lại với ng trong lab nên hay ko nên đeo găng tay cái tay cầm pipet. Đa số thao tác thì chỉ cầm vào cái "bẩn" bằng 1 tay còn tay kia đề dùng việc cầm pipet, cầm epp hay mở khóa cửa. Nếu đeo găng cả hai tay thì khi vô ý mình có thể bôi bẩn vào pipet, máy ly tâm hay nắm cửa .v., nếu mình ko làm thì đồng nghiệp cũng chẳng thấy an toàn trừ phi chính mắt nó nhìn thấy cái pipet/ nắm cửa đấy chỉ dùng tay ko cầm vào. Khi mất đi sự tin tưởng giữa đồng nghiệp sẽ dẫn đến phải hy sinh một bộ pipet rành riêng cho việc điện di. Dần dần phạm vi vùng có khả năng bẩn sẽ mở rộng dần và sự nghi kỵ cùng nhiều hơn.

Western blot: trước khi cắt màng thì nhuộm bằng Ponceus vừa nhanh vừa dễ rửa lại định lượng được khả năng truyền màng trước khi ngâm kháng thể và tất nhiên ko bao giờ cắt nhầm band hay vùng quan tâm.

@vụ thay đầu tip: gì thì gì chứ điện di protein ko cần thay đầu tip (độ nhạy của western blot ko đủ để phát hiện lẫn tạm kiểu này, có thể kiểm tra bằng các tra lại một giếng với chỉ loading buffer và đầu tip cũ). Có thể dủng xylanh thủy tinh tra mẫu lại còn ko phải tốn thêm 1 cái đầu tip nào.

@reused buffer: trên bể điện di đứng, upper buffer (nằm trong bể nhỏ) sẽ bị tăng nhiệt cao nên ko reuse được và nên phải là đệm mới. Buffer ở bể dưới có thể reuse (nhưng anh cũng chỉ dùng lại 1 lần). Đệm reuse thì cũng chỉ nên đổ xuống bể dưới. Khi sử dụng reused buffer thì cũng phải giảm hiệu điện thế.
 
Đúng rồi, làm sao mà chắc được là cái pipet an toàn cho mình nhỉ.
Tại mỗi người trong lab mình đều có 1 bộ pipet riêng nên biết pipet của mình có "an toàn" không. Nói chung bản thân mình có thói quen thường xuyên lau rửa và tẩy trùng pipet nên không sợ gì cả.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top