Thịt gà ?

canh cut nd k16a

Senior Member
Tại sao các thầy thuốc Đông y bắt các bệnh nhân bị ho phải kiênh thịt gà? Về mặt sinh học thì việc này có ý nghĩa như thế nào?
 
Tớ cũng nghĩ thế, nhưng khi đi khám tại phòng khám đônh y thì những người bị ho thường nhận được dòng chữ bên dưới đơn thuốc:''Kiêng ăn thịt gà''
Sao lại thế?
Khi bị ốm thì phải ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như thịt gà thì mới có sức đề kháng để chống đỡ lại bệng tật chứ?:twisted:
 
Không cần ăn kiêng nhiều khi uống thuốc Đông y

Mời bạn đọc bài viết sau đây! T đã trả lời mail cho bạn nhưng t muốn post lên thêm bài viết để bạn & mọi ng cùng chú ý nhé!:rose:



10995507_9.jpg
Ảnh: Asiagrace.com Anh Vương (Dịch Vọng, Hà Nội) bị bệnh gan, khi đi cắt thuốc Nam, lương y dặn kiêng thịt gà, cá chép và nội tạng động vật. Anh ghét thịt bò, thịt lợn thì phải bỏ hết mỡ để bớt gánh nặng cho gan nên ăn mãi cũng chán. Rốt cục, Vương chẳng biết ăn gì để bồi dưỡng.
Khi đi cắt thuốc Đông y, hầu hết mọi người đều được thày thuốc dặn kiêng một số thức ăn gì đó. Các lương y chủ yếu tùy vào thể trạng của người bệnh để xác định thứ cần kiêng. Nhưng cũng có người áp dụng "danh sách" thực phẩm cấm kỵ cho mọi bệnh nhân. Có ông lang dặn đã uống thuốc là phải kiêng thịt gà, có người yêu cầu kiêng cá và các loại thủy sản, các vị chua cay, măng, rau muống...
Theo thạc sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), việc kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y là cần thiết, nhưng cần theo thể tạng và cơ địa của bệnh nhân chứ không áp dụng chung cho mọi người. Chẳng hạn, người tạng nhiệt hay đang bị các bệnh do nhiệt (mụn nhọt...) thì nên kiêng những thực phẩm có tính nóng như cơm nếp, thịt gà, thịt chó, ớt, dứa, mít..., những người tạng hàn hoặc mắc các bệnh do hàn (như rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy) nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua ốc...
Ngoài ra, những người có cơ địa mẫn cảm thì được thày thuốc khuyên nên tránh các thức ăn dễ gây dị ứng. "Danh sách" này khác nhau giữa các bệnh nhân. Trong đó, các loại thủy hải sản hay được bác sĩ dặn kiêng vì trong thực tế, đó là loại những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất.
Không chỉ khi uống thuốc Đông y mà ngay cả lúc bình thường, những thức ăn không phù hợp kể trên cũng cần được hạn chế. Đặc biệt, thực phẩm nào đã gây dị ứng thì cần kiêng tuyệt đối.
Kiêng không có nghĩa là nhịn
Theo thạc sĩ Sang, đến nay, sự tương tác giữa các thức ăn cụ thể đối với Đông dược chưa được khẳng định trong nghiên cứu khoa học nào. Việc dặn bệnh nhân kiêng gì là do quan điểm riêng của từng thày thuốc, do đó không có sự thống nhất, mỗi thày dặn kiêng vài thứ khác nhau.
"Nếu như người bệnh đến khám ở nhiều thày thuốc và áp dụng chính sách kiêng cữ của tất cả họ thì đôi khi chẳng có gì mà ăn nữa. Trong khi đó, người bệnh lại đang yếu và rất cần bồi dưỡng" - thạc sĩ Sang nói. Ngoài chất bột đường, đạm và chất béo là những thứ sinh năng lượng, con người còn cần vô số vi chất khác, mà phải ăn uống thật đa dạng mới tập hợp đủ. Vì vậy, trong khi các tương tác của thực phẩm thông thường đối với thuốc (nếu có) còn chưa được khẳng định rõ ràng, những người phải dùng thuốc dài ngày nên nghĩ đến một nguy cơ rất hiển nhiên: Thiếu chất do kiêng quá nhiều thứ.
Tuy nhiên, ông Sang cho biết, bệnh nhân đến điều trị bằng Đông y ở Trung tâm Y dược Tinh Hoa thường được khuyên kiêng ăn đậu xanh khi dùng thuốc. Cơ sở của khuyến cáo này là: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, vỏ đậu xanh có tác dụng giải độc rất cao nhờ khả năng làm giảm tác dụng của hóa chất. Do đó, nó cũng có thể làm các hoạt chất trong Đông dược giảm hiệu quả.
Hải Hà
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
 
Lưu ý khi dùng thuốc Đông y

T11a21643433.jpg
Đông trùng hạ thảo

Bài viết dưới đây nhằm lưu ý khi sắc các bài thuốc, khi dùng thuốc trong y học cổ truyền. Sắc thuốc

- Khi sắc cần cho ngập nước, cho thuốc vào trước, rồi sau đó cho nước vào ngâm khoảng 1 tiếng, để nước ngấm vào thuốc mới có thể sắc kiệt ra được những hoạt chất.

- Lượng nước cho vào cần tùy theo lượng thuốc nhiều ít và yêu cầu của việc điều trị, thường sau khi sắc xong còn lại 1 bát nhỏ khoảng 200 - 300 ml là vừa.

- Sắc thuốc bổ cần đun lửa nhỏ, để thuốc chịu nhiệt từ từ thì các hoạt chất mới dễ được sắc ra. Sau khi đun sôi nước thuốc, cần đun nhỏ lửa tiếp khoảng 30 - 45 phút, tắt lửa xong để ủ 5 - 10 phút rồi mới chắt nước thuốc ra. Nếu dùng lửa to đun sôi, thuốc dễ trào ra ngoài gây lãng phí và các hoạt chất cũng có thể bị phân hủy làm giảm tác dụng của thuốc.

T11b.jpg
Nhân sâm không dùng chung với củ cải

- Những loại thuốc bổ quý dùng độc vị (dùng một mình) như nhân sâm, linh chi thì nên dùng cách hãm uống như uống trà; đông trùng hạ thảo, tam thất, kỷ tử, đảng sâm, đương quy nên nấu cùng thực phẩm bổ như chim cút, chim sẻ, gà ác, chim câu (ngâm cho mềm rồi cho vào bụng chim hoặc gà và đun cách thủy).

- Lượng thuốc sắc mỗi thang đủ uống trong 1 ngày, không nên sắc một lúc nhiều quá rồi để qua ngày hôm sau dùng, vì hoạt chất của thuốc biến mất, làm giảm hiệu quả, có khi bị hư uống đau bụng, tiêu chảy.

- Với thuốc bổ thường phải sắc 2 - 3 nước thì các hoạt chất của thuốc mới tiết ra hết được. Sau đó hòa chung các lần sắc để uống.

- Nên dùng nồi đất để đun sắc, không nên sử dụng đồ kim loại, có thể dùng nồi men sứ. Vì, thuốc bổ phải cần sắc lâu, để các hoạt chất của thuốc mới ra hết được, trong điều kiện sắc lâu, các kim loại dễ sinh ra phản ứng với các hoạt chất trong thuốc, làm biến đổi tính chất và thành phần của hoạt chất. Cũng không dùng chung với dụng cụ nấu ăn để tránh gây ra các phản ứng hóa học khác, làm giảm công dụng của thuốc.

Lưu ý khi dùng

- Khi dùng thuốc bổ Đông y cần phải chú ý vấn đề kiêng kỵ. Chẳng hạn như khi uống nhân sâm thường nên kiêng ăn củ cải. Theo lý luận Đông y, nhân sâm và củ cải có tác dụng tương phản nhau, nếu dùng đồng thời thì tác dụng của nhân sâm sẽ bị củ cải triệt tiêu; khi dùng nhân sâm, thủ ô không nên đồng thời uống nước chè.

- Ngoài ra, khi bồi bổ phải cố gắng tránh những thức ăn chưa ăn bao giờ hoặc lúc bình thường không ăn thường xuyên như các loại hải sản tươi sống, để tránh làm cho các vị của thức ăn kháng lại vị thuốc. Nhất là đồ hải sản tươi sống có nhiều histamin dễ dẫn đến những phản ứng, dị ứng, khiến cho việc bồi bổ không thuận lợi, bồi bổ mà không có hiệu quả.

- Thuốc bổ nên uống nóng, không nên uống lạnh.

- Cữ uống sáng cần uống lúc đói bụng, nửa giờ sau mới ăn sáng để thuốc dễ hấp thụ; tối uống sau bữa ăn 2 giờ; còn buổi trưa uống 0,5 - 1 giờ trước khi ăn. Nếu sau khi uống thuốc lúc đói bụng mà dẫn đến hiện tượng đầy bụng, không muốn ăn thì có thể uống thuốc sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

Khánh Vy
(Theo lương y Hoài Vũ)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top