Về phương pháp thì bạn theo TCVN 9716-2013 nhé. Phương pháp "phết" nhỉ (phết bề mặt hay surface), mình không thấy ai gọi là pp "vết". Về kiểm tra chất lượng môi trường nuôi cấy nói chung, kể cả môi trường nuôi cấy cho mẫu nước thì bạn theo TCVN 8128-2015 nhé.
Mình có thể sơ lược riêng cho môi trường TSA của bạn như sau:
- Cảm quan môi trường khô: tiêu chuẩn theo CoA
- pH: tiêu chuẩn theo CoA
- Vô trùng: vài đĩa ủ ở 30 - 35 độ C/ 5 ngày(kiểm tra vô trùng với vi khuẩn), vài đĩa ủ ở 20 - 25 độ C/ 7 ngày (kiểm tra vô trùng với vi nấm)
- Hiệu suất (khả năng dinh dưỡng): Sử dụng chủng vi sinh vật S.aureus ATCC 6538 để kiểm tra, thêm 100cfu chủng vào môi trường cần kiểm tra và môi trường đối chứng (môi trường này đã đạt chất lượng)
ủ ở 30 - 35độ C/ 72h. đếm số khuẩn lạc mọc trên cả 2 môi trường (môi trường cần kiểm tra và môi trường đối chứng) hiệu suất Pr = Số khuẩn lạc trên môi trường cần kiểm tra/ số KL trên mt đối chứng.
tiêu chuẩn Pr không nhỏ hơn 0.7
+ nếu mẫu nước bạn làm PP màng lọc thì bố trí thí nghiệm để kiểm tra hiệu suất cũng làm pp làng lọc nhé.
- Môi trường TSA không cần kiêm tra tính chọn lọc và đặc hiệu.
Chú ý: nếu mục đích kiểm tra chất lượng của bạn chỉ để khẳng định môi trường có vô trùng không và để đánh giá nội bộ (không cần đạt theo ISO hay GLP) thì bạn chỉ cần đổ đĩa trước 1 ngày, ủ đĩa thạch ở 30 - 35 độ C trong 18 - 24h là được, trong quá trình làm mẫu nước nhớ làm thêm đối chứng màng lọc