sự thoát hơi nước ở thực vật thân thào vs thân gỗ khác nhau như thế nào?

ngalove13

Junior Member
mn cho em hỏi tại sao thấy nước đọng lại trên những lá cây thân thảo còn những cây cao thì không thấy ạ?:welcome:
 
Vì:
- Hiện tượng nước đọng ở lá (ứ giọt) có nguyên nhân là do áp suất rễ đẩy nước từ rế lên thân, lên lá và ra ngoài qua các thủy khổng khi độ ẩm không khí bão hòa. Khi đó ta sẽ thấy các giọt nước đọng ở mép lá.
- Áp suất rễ chỉ có 1 giá trị nhất định vì vậy chỉ có thể đẩy cột nước lên một chiều cao nhất định, với cây thân gỗ cao ( lớn hơn vài mét ) thì áp suất rễ không đủ để đẩy nước ra khỏi lá.
:rose::rose::rose:
 
Quá chuẩn!
Đặc biệt những cây thân thảo thì số lượng thủy khổng ở mép lá rất lớn!
 
Nói như bạn enzyme thì những cây cao thoát hơi nước như thế nào?
theo mình nghĩ là do cây thân thảo thấp mà ơ gần mặt dất thì độ ẩm cao(kk đã bão hòa) nem hơi nước thoát ra đong lại trên lá
 
Nói như bạn enzyme thì những cây cao thoát hơi nước như thế nào?
theo mình nghĩ là do cây thân thảo thấp mà ơ gần mặt dất thì độ ẩm cao(kk đã bão hòa) nem hơi nước thoát ra đong lại trên lá
uh, nói nuhwbanj này nói mới phải !
 
uhm~ sau 1 hồi nghiên cứu... keke mình thấy rằng:
- Hiện tượng ứ đọng nước chứng minh có ột áp suất rễ nhất định.
- Xảy ra ở mép lá, tại thủy khổng.
- Thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì, những cây mọc thấp ở điều kiện mặt đất, không khí dễ bão hòa ( trong điều kiện ẩm ướt), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt. Còn cây thân gỗ thì áp suất đó sẽ k đủ mạnh để đưa nước từ rễ lên đến lá
^^
 
- Trong điều kiện thường, động lực vận chuyển nước ở thân gồm áp suất rễ và sức hút ở lá.
- Trong điều kiện không khí bão hòa, cây thân gỗ cũng như những cây thấp không có sự thoát hơi nước cho nên không có sức hút từ lá, chỉ còn áp suất rễ làm động lực đẩy nước lên.
- Ở cây thân thảo, áp suất rễ đủ để gây ra hiện tượng ứ giọt còn ở cây thân gỗ cao thì áp suất này không thể đẩy nước đến tận lá vì vậy không có hiện tượng ứ giọt tuy nhiên cột nước trong mạch dẫn vẫn được duy trì từ rễ đến lá là do lực bám dính của nước với thành mạch dẫn.
- Như vậy áp suất rễ ở cây thân gỗ không đủ để gây hiện tượng ứ giọt không có nghĩa là cây thân gỗ không thể thoát hơi nước vì trong điều kiện thường
( không khí chưa bão hòa hơi nước) thì động lực trên của con đường vận chuyển nước ( sức hút của lá) có vai trò chủ đạo. :mrgreen:
 
các bạn cho mỉnh hỏi là cách chăm sóc cây thân thảo để cho nó thành thân gỗ. Có khả năng hay không?
 
Cái này chắc bạn hỏi cho vui chứ thân thảo hay thân gỗ là đặc điểm di truyền chất lượng, tức là chịu ảnh hưởng chủ yếu của kiểu gen chứ không phải môi trường, vì vậy trồng cây thân thảo thành cây thân gỗ là không thể. Cũng tương tự như không có cách nào nuôi con mèo thành con hổ. :welcome:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top