Sự sinh sản của cây Dương xỉ

Chiecbong12

Junior Member
Có vấn đề này em muốn được giải đáp: Đó là sự sinh sản của cây dương xỉ là vô tính hay hữu tính???
Theo như em học hồi xưa thì bào tử dương xỉ nảy mầm thành nguyên tản là một vảy nhỏ hình tim, rồi trên nguyên tản đó có trứng và bên dưới là có tinh trùng. Tinh trùng bơi trong nước để thụ tinh với trứng ở trên, và như vậy thì rõ ràng nó có tính đực tính cái, tức là phân tính, nhưng tại sao cả trứng và tinh trùng đều nằm trên nguyên tản, và bào tử đó là tế bào 2n hay n. Theo em nghĩ thì bào tử đó 2n, sẽ nảy mầm thành nguyên tản và sao đó giảm phân thành trứng và tinh trùng để thụ tinh (sao kì vậy, giảm phân ròi lại thụ tinh cùng trên 1 cơ thể????), còn nếu là n thì làm sao nảy mầm được, mà có cả trứng và tinh trùng nữa chứ. Đến năm nay thì em lại học là Dương xỉ sinh sản vô tính, nhưng lại ko nói rõ sinh sản như thế nào, chỉ thấy nói bào tử nảy mầm thành cây con luôn (sao mâu thuẫn thế nhỉ??!?!??!). Sự sinh sản của rêu rất khác, đơn giản chỉ là bào tử nảy mầm thành cây mới, chứ ko phức tạp như Dương xỉ.
Tóm lại em muốn hỏi : Dương xỉ sinh sản vô tính hay hữu tính, và tế bào bào tử là mấy n , sinh sản như thế nào????
 
Dương xỉ sinh sản vô tính hay hữu tính, và tế bào bào tử là mấy n , sinh sản như thế nào????

cả hai!

nếu em muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì có thể vào đây nhé, anh không có nhiều thời gian để dịch cho em được.
http://www.sbs.auckland.ac.nz/info/schools/nzplants/fern_asexual.htm
http://www.sbs.auckland.ac.nz/info/schools/nzplants/fern_sexual.htm

em có thể xem thêm hình này nhé!

Nếu em muốn biết chi tiết hơn thì có thể hỏi anh odonata, chắc là anh ấy sẽ giúp em hiểu rõ hơn!
 
Lộn rồi bạn, hình trên là của cây rêu chứ không phải của dương xĩ

thực vật nào cũng có 2 dạnh sinh sản vô tính và hữu tính trong đó có dương xĩ, nhưng có khi vì phần vô tính không hấp dẫn bằng hữu tính ( có đực có cái ) nên thầy giáo bỏ qua phần vô tính mà thích nói sâu phần hữu tính hơn Hì hì có vậy thôi
 
ah, hôm nay em hỏi cô em roài, cô em nói là Dương xỉ và rêu sinh sản bằng bào tử là giai đoạn chuyển tiếp giữa sinh sản vô tính và ss hữu tính (mặc dù có cả tính đực và cái). Đó là lái do vì sao sách lớp 6 nói là hữu tính, còn sách lớp 10 thì lại...vô tính. Ôi, NXB GD ơi....mâu thuẫn thía nì em chết mất, nhức đầu mấy ngày ròi....Cám ơn mí anh nhìu nhé
 
Lộn rồi bạn, hình trên là của cây rêu chứ không phải của dương xĩ

Cám ơn bạn đã nhắc nhở, mình đã sửa lại rồi. quả thật cái đầu của mình dạo này có vấn đề rồi!
 
Vậy là bạn chiecbong muốn phê bình các giáo sư sọan sách giáo khoa. Thôi tôi xin can bạn đừng có chọc các giáo sư ở trung ương , vì thây giáo như cha mẹ, cha mẹ nói sao con nghe vậy, muốn học thì tự tìm hiểu lây, vả lại khi lớn lên rồi khắc biết, giống như lúc còn nhỏ, mình hỏi mẹ , con sinh ra ở đâu? mẹ trả lời: con sinh ra tử lổ rún
 
Vậy là bạn chiecbong muốn phê bình các giáo sư sọan sách giáo khoa. Thôi tôi xin can bạn đừng có chọc các giáo sư ở trung ương , vì thây giáo như cha mẹ, cha mẹ nói sao con nghe vậy, muốn học thì tự tìm hiểu lây, vả lại khi lớn lên rồi khắc biết, giống như lúc còn nhỏ, mình hỏi mẹ , con sinh ra ở đâu? mẹ trả lời: con sinh ra tử lổ rún

tôi đã từng có cái vinh dự là nói chuyện với một vài người trong số những người biên soạn SGK cho trương trình phổ thông. Đó là những người mà với tôi họ rất đáng kính trọng. Và họ cũng cho biết rằng là ở phổ thông tùy từng cấp độ mà đôi khi phải viết sai thì học sinh mới học được. Tôi xin lấy một ví dụ: bạn đã từng làm bài tập về di truyền thì hẳn sẽ phải biết rằng: Gen có độ dài 3000 nu thì sẽ mã hóa 1000 aa, và cứ như vậy mà tính ra kết quả, nhưng mà khi bạn vào ĐH thì đâu có đơn giản như vậy, nó lại thêm intron và exon nữa.........
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top