Phương pháp pha hóa chất trong thí nghiêm

xuanlam88

Junior Member
gửi anh chị và các bạn
là một sinh viên chuyên nghànhh công nghệ sinh học năm cuối nhưng không dám dấu mọi ngừoi là kĩ năng pha hóa chât của mình còn quá kém và mình nghĩ chắc nhiều bạn sinh viên mới cũng kém vì vậy mình hi vọng mọi ngừoi có kinh nghiệm hãy chia sẻ cho mình vơi!
nguyên tắc pha hóa chất....
oi! sao gà quá:???:
 
gửi anh chị và các bạn
là một sinh viên chuyên nghànhh công nghệ sinh học năm cuối nhưng không dám dấu mọi ngừoi là kĩ năng pha hóa chât của mình còn quá kém và mình nghĩ chắc nhiều bạn sinh viên mới cũng kém vì vậy mình hi vọng mọi ngừoi có kinh nghiệm hãy chia sẻ cho mình vơi!
nguyên tắc pha hóa chất....
oi! sao gà quá:???:
Trời, việc pha hóa chất là phụ thuộc vào từng loại hóa chất mình sử dụng chứ không thế nói chung chung được.
Đối với các dung dịch mà có tính ổn định cao thì có thể tiến hành pha và bảo quản để sử dụng một cách lâu dài. Có những dung dịch phải pha ngay trước khi sử dụng và cần những điều kiện bảo quản nhất định.
Còn đối với hóa chất chung chung thì về nguyên tắc có thể phải lưu ý các bước sau:

- Ví dụ đối với acid, thường sẽ phải cho acid vào nước
- dung cụ phải luôn sạch (cái này là tất nhiên)
- Nếu mà sử dụng một dung dịch đệm nào đó thường xuyên thì nên pha thành các dung dịch stock để tiện sử dụng
- Trước khi dùng nên kiểm tra các yếu tố có thể như pH....
- Hạn chế càng ít bước càng tốt: bạn không nên đổ đi đổ lại qua nhiều thao tác
- Tất nhiên là cân hóa chất phải chính xác rồi
- Sử dụng nước cất 2 lần hoặc nếu có điều kiện thì sử dụng nước deion
- Thường thì nên hòa tan hóa chất trong 2/3 thể tích cần pha sau đó lắc/khuấy từ cho tan và mới thêm nước/dung môi tới thế tích mong muôn
- Tùy loại dung dịch mình sử dụng mà tính toán thích hợp: nồng độ % w/v, v/v....

Tốt nhất khi pha hóa chất gì, vào google tìm để tham khảo và xem hướng dẫn của nhà sản xuất.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top