Nước bọt và thuốc kháng sinh

canh cut nd k16a

Senior Member
Kính thưa các bác
Em muốn hỏi: Tại sao khi uống thuốc kháng sinh thì nước bọt lại tiết ít hơn bình thường?
Nghĩ mãi ko ra nên em đành:botay:, xin các bác giải thích hộ em:mrgreen:
 
Không ''mới'' đâu!:xinkieu:
Thông tin này lấy trong mục ''Em có biết?'' của SGK Sinh học 8 đấy.
Mấy hôm trước mình đọc lại sách thì phát hiện ra( hồi lớp 8 mình không thích học môn Sinh học nên không để ý)
Trích nguyên văn nhé:( Chú ý phần tô màu xanh)
'' Mỗi ngày cơ thể ta tiết ra khoảng 800-1200 ml nước bọt. Bình thường, mỗi giờ tiết khoảng 15 ml, nhưng khi nói, khi nhai và đặc biệt khiăn thức ăn khô sẽ tiết nhiều hơn. Ban ngày tiết nhiều hơn ban đêm.
Nước bọt không cjỉ có vai trò trong tiêu hoá mà còn có tác dụng bảo vệ răng miệng. Sở dĩ như vậy là nhờ trong nước bọt có chất lizôzim có tác dụng sát khuẩn. Những khi ta tiết ít nước bọt( vào ban đêm, khi uống thuốc kháng sinh...) sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển nơi vết thức ăn còn dính lại, tạo rea môi trường ãit gây viêm răng lợi và làm cho miệng có mùi hôi. Bởi vậy, cần phải vệ sinh răng miện đúng cách sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa ăn tối.''
 
Ok, tôi đã tìm đủ từ khóa: "salivary secretion & antibiotics" hoặc "antibiotics & dry mouth". Kết quả cho thấy chả có liên quan gì giữa uống kháng sinh và tiết ít nước bọt, trừ...
trường hợp uống nhiều kháng sinh, đi ỉa chảy, dẫn đến khô miệng do mất nước toàn phần chứ không phải do giảm tiết nước bọt.
Bạn tò mò là tốt, nhưng tôi nghĩ với SGK thì không nên xem tất cả những gì viết trong đó là "word by word" như Kinh Thánh.
 
Nếu như mắc các bệnh trên thì nước bọt vẫn sẽ tiết ra ít hơn do cơ thể mất nước cơ mà!
Thế thì uống thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng gì đâu?
 
Nếu như mắc các bệnh trên thì nước bọt vẫn sẽ tiết ra ít hơn do cơ thể mất nước cơ mà!
Thế thì uống thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng gì đâu?
Thuốc kháng sinh có tới hàng chục loại, mỗi loại tiêu diệt vi khuẩn với các cơ chế khác nhau. Vì thế khó mà tin được thông tin trên là chính xác. Chắc phải liên hệ với tác giả viết sách xem họ lấy thông tin này từ đâu ra. Cũng có thể giảm tiết nước bọt là tác dụng phụ của một loại kháng sinh nào đó (nhiều thuốc có tác dụng phụ kiểu này nhưng có thể người ta chưa rõ cơ chế) mà người viết sách đọc thấy trên một toa thuốc, chứ không phải mọi loại kháng sinh đều có tác dụng như vậy.
Tiện thể bạn cho mình hỏi là tại sao ban đêm lại giảm tiết nước bọt được không?
 
cũng có thể do trong thuốc kháng sinh có một số chất hoá học tác động vào hệ thần kinh sinh dưỡng-->làm giảm tiết nước bọt
 
Câu trả lời dường như đơn giản và hợp lý hơn ta tưởng:
+ bạn không uống nước trong một thời gian dài (8 tiếng)
+ bạn thường mở miệng khi ngủ, tức thở bằng miệng
http://www.ehow.com/facts_5712374_causes-dry-mouth-during-sleep_.html

Ôi trời!:eek:
Không lẽ tất cả mọi người đều:''không uống nước trong một thời gian dài (8 tiếng)'' + ''thường mở miệng khi ngủ, tức thở bằng miệng'' = nước bọt tiết ít? :xinkieu:
 
Nước bọt tiết ra trong miệng mỗi người, là một dung dịch sinh hóa phức tạp. Trong đó, nước chiếm đến 98% khối lượng nhưng 2% còn lại mới quan trọng. Người ta phát hiện hơn một trăm chất với hàm lượng khác nhau, bao gồm hàng chục loại muối khoáng, chất nhầy, kháng sinh hơn chục loại men, nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, axit hữu cơ và nội tiết tố rất cần thiết cho cơ thể, như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch...
Một số thuốc kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng làm giảm kali máu.Một số kháng sinh có chứa Na+, K+ tuy hàm lượng thấp nhưng do dùng liều cao và thời gian dài như carboxypenicillin, penicillin có thể gây độc cho người bệnh-->Thận phải tăng cường hoạt động đào thải kháng sinh dư thừa,cơ thể bị mất một lượng nước lớn có thể cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiết nước bọt nen nước bọt sẽ tiết ít hơn
 
Trong bài viết ở link bác Lương đưa có nói "When there is a low level of water in the body, less saliva is produced" :D
 
Nước bọt tiết ra trong miệng mỗi người, là một dung dịch sinh hóa phức tạp. Trong đó, nước chiếm đến 98% khối lượng nhưng 2% còn lại mới quan trọng. Người ta phát hiện hơn một trăm chất với hàm lượng khác nhau, bao gồm hàng chục loại muối khoáng, chất nhầy, kháng sinh hơn chục loại men, nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, axit hữu cơ và nội tiết tố rất cần thiết cho cơ thể, như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch...
Một số thuốc kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng làm giảm kali máu.Một số kháng sinh có chứa Na+, K+ tuy hàm lượng thấp nhưng do dùng liều cao và thời gian dài như carboxypenicillin, penicillin có thể gây độc cho người bệnh-->Thận phải tăng cường hoạt động đào thải kháng sinh dư thừa,cơ thể bị mất một lượng nước lớn có thể cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiết nước bọt nen nước bọt sẽ tiết ít hơn

Thanks, cách giải thích này có vẻ hợp lí hơn:mrgreen:
Nhưng mình vẫn chưa hiểu tại sao khi ngủ nước bọt lại tiết ít?
Nếu giải thích như chị Ngọc Lương thì thật là...(kkhông giám nói):oops:
 
Thanks, cách giải thích này có vẻ hợp lí hơn:mrgreen:
Nhưng mình vẫn chưa hiểu tại sao khi ngủ nước bọt lại tiết ít?
Nếu giải thích như chị Ngọc Lương thì thật là...(kkhông giám nói):oops:
1. "Chị" Ngọc Lương --> em đi chết đây :botay:
2. Khi lượng nước trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, thì nước bọt tiết ra ít hơn là điều đương nhiên :dance:
 
1. "Chị" Ngọc Lương --> em đi chết đây :botay:
Nghĩa là sao? Có thấy vấn đề gì đâu nào!:cool:
2. Khi lượng nước trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, thì nước bọt tiết ra ít hơn là điều đương nhiên :dance:
Thế chẳng lẽ khi ngủ thì lượng nước thấp hơn bình thường à?
Ví dụ thực tế là em đây: Bác phải biết rằng mỗi ngày em uống nước rất nhiều, trước lúc đi ngủ khoảng 3 tiếng ( tức lúc 11h đêm ) em thường uống khoảng 400 ml nước (2 cốc 200 ml ), và cũng chẳng có chuyện em ngủ ... như chị Ngọc Lương đâu nhé, thế mà nước bọt vẫn tiết ra ít đấy thôi!
Vì vậy không thể giải thích như chị Ngọc Lương được!:twisted:
 
Thế chẳng lẽ khi ngủ thì lượng nước thấp hơn bình thường à?
Ví dụ thực tế là em đây: Bác phải biết rằng mỗi ngày em uống nước rất nhiều, trước lúc đi ngủ khoảng 3 tiếng ( tức lúc 11h đêm ) em thường uống khoảng 400 ml nước (2 cốc 200 ml ), và cũng chẳng có chuyện em ngủ ... như chị Ngọc Lương đâu nhé, thế mà nước bọt vẫn tiết ra ít đấy thôi!
Vì vậy không thể giải thích như chị Ngọc Lương được!:twisted:
1. Theo đúng NST giới tính XY thì nên gọi bác Lương là "anh" :botay:.
2. Báo cáo với bác là em ko biết, trên mạng ghi thế nào em chỉ dịch ra thế vậy :dance:.
p/s: Những người hay ăn đêm chắc chắn là tiết ko ít nước bọt ?
 
mình chỉ đc biết ban đêm khi ngủ say hoạt động của tuyến nước bọt ít đi rất nhiều so với lúc tỉnh táo chứ chư từng nghe uống kháng sinh nước bọt lại tiết ít hơn.
mình đọc đc 1 thông tin:
khi uống thuốc ko dùng nước thì cảm thấy viên thuốc như dừng lại ở cổ họng. đó là do độ dính của dịch nước bọt lớn hơn trc khiến tốc độ di chuyển của thuốc trg thực quản chậm...
vậy uống thuốc ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra?:???:
 
Tớ nghĩ thế này các bác xem có ý kiến gì không nhá. Tiết nước bọt như ta biết là phản xạ không điều kiện (khi ta ăn) hoặc có điều kiện (khi nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy hoặc tưởng tượng thấy thức ăn). Như vậy thì nó có liên quan đến việc điều hòa tiết nước bọt ở hành não và tủy sống. Khi chúng ta ngủ thì có thể (chỉ là có thể thôi nhá) trung khu điều hòa tiết nước bọt không hoặc ít hoạt động --> nước bọt sẽ tiết ít hơn :???:
Còn cái vụ kháng sinh thì chịu :botay:
 
thực ra em thấy anh Ngọc Lương nói như vậy là đúng mà!em cũng đã gặp nhiều trường hơpk như vậy rồi!
Bên cạnh đó em thấy sau khi đánh răng xong em thấy mồn cứ khô khô ý:???:
Giải thích giùm em luôn(y)
 
mình chỉ đc biết ban đêm khi ngủ say hoạt động của tuyến nước bọt ít đi rất nhiều so với lúc tỉnh táo chứ chư từng nghe uống kháng sinh nước bọt lại tiết ít hơn.


theo em thì do thuốc có vị đắng hơn nhiều so cới những thức ăn khác hơn nữa mỗi khi nhắc đến thuốc thì người ta đã thấy sợ rồi --->khó uống do hông có nước
Tuy nhiên cũng có nhiều thì vẫn có thể uống tuốc khi
ko cần nước đây thôi!(do đã quá quen với việc uống thuốc ko cần nước nên họ mới ko cần) còn nếu theo như winter_2n nói thì chẳng phải những viên thuốc đã bị nghẹn lại ở cổ người rồi hay sao:???:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top