Những vấn đề đạo lý trong nghiên cứu khoa học

Phan Minh Duy

Senior Member
Những vấn đề đạo lý trong nghiên cứu khoa họ

Xin chào mọi người,

Sau một tuần đọc nhiều bài tranh cãi về việc ăn cắp bài của người khác làm bài của mình, cố tình quên không đưa đầy đủ tài liệu tham khảo v.v..., mình muốn mở một chủ đề để giới thiệu với các bạn một chút về những vấn đề đạo lý trong thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây không phải là những quan điểm bất biến và cũng không phải là luật lệ mà mọi người phải tuân thủ mà chỉ đưa ra, gợi mở những vấn đề có thể gặp khi làm khoa học mà những người khi đi vào con đường nghiên cứu khoa học nên biết đến và có cách để tránh cho mình khỏi gặp phải những trường hợp xung đột không đáng.

Sau đây là những ý rất tóm tắt dựa trên bài giảng của Dr. Richard C. Jennings, thuộc Department of Philosophy and History of Science, Cambridge Unversity.

Xin trình bày trong lần này những vấn đề đạo lý có thể nảy sinh khi thực hiện nghiên cứu và do đó xin lấy tên của chủ đề là "Thực hiện nghiên cứu có trách nhiệm" (Responsible conduct of research).

Khi nói về đạo lý trong thực hiện nghiên cứu, được nói đến nhiều nhất là giả mạo (fabrication), và ăn cắp (plagiarism). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều vấn đề nảy sinh hơn thế. Ở đây tác giả cố gắng hệ thống hóa lại các vấn đề có thể này sinh.

1. Lạm dụng dữ liệu (Data abuse)

Việc sử dụng dữ liệu thu thập được trong quá trình thí nghiệm để phân tích, rút ra kết luận và đăng báo là công việc hằng ngày của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng tài liệu mình thu thập được một cách trung thực và đúng đắn. Việc sử dụng tài liệu không đúng có thể do lý do khách quan và cũng có thể do lý do chủ quan. Kết quả thí nghiệm không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng. Có những thí nghiệm mà kết quả khi đọc đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhất định về kỹ thuật để nhận định, khi đó, một nghiên cứu viên trẻ chưa có kinh nghiệm có thể đọc sai kết quả, đưa đến kết luận sai. Tuy nhiên, cũng chính chỗ mập mờ đó có thể bị lợi dụng để diễn giải kết quả sao cho có lợi cho giả thuyết được đặt ra, sao cho dễ được chấp nhận đăng báo v.v... Nhà khoa học nào cũng đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá về kết quả thí nghiệm, độ thành công của một thí nghiệm để quyết định lập lại thí nghiệm hay vẫn sử dụng kết quả của thí nghiệm đó.

Một vấn đề đang được tranh cãi rất nhiều giữa các nhà khoa học và các tạp chí hiện nay là việc chỉnh sửa hình ảnh kết quả của thí nghiệm. Ví dụ đơn giản nhất là hình điện di, chỉ cần vài thủ thuật photoshop nho nhỏ là có thể biến âm tính thành dương tính, biến nhiều thành ít, biến xấu thành đẹp và ngược lại. Một số tạp chí không chấp nhận bất cứ chỉnh sửa nào sau khi chụp hình, một số khác thì chấp nhận cho những chỉnh sửa trên toàn bộ ảnh (như tăng sáng, tăng độ nét) nhưng không chấp nhận những chỉnh sửa cục bộ.

2. Phân chia công trạng (credit allocation)

Khi một bài báo được công bố, một vấn đề được nhiều người quan tâm là danh sách các tác giả. Đóng góp như thế nào thì mới được đưa vô danh sách tác giả. Ví dụ nhiều người cho rằng ông GS đứng đầu lab chả làm gì dính dáng đến bài báo nhưng lúc nào cũng được đứng cuối. Có người lại nói không nhờ có ổng thì ai quản lý lab, ai xin grant cho để mà làm, vậy việc ổng có phần là đương nhiên. Để giải quyết vấn đề này, gần đây một số người cho rằng không nên chỉ để danh sách tác giả nữa mà nên có danh sách tác giả và phần đóng góp cụ thể của từng người, ví dụ người ?nào có ý tưởng, người nào làm thực nghiệm, người nào phân tích thống kê, người nào quản lý lab...

Một vấn đề nữa là ghi chú nguồn thông tin. Những thông tin có được không phải từ chính dữ liệu của mình đều phải được ghi chú để tỏ rõ sự tôn trọng với tác giả và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các dữ liệu.

3. Những xung đột về quyền lợi (Conflict of interest)

Có thể có nhiều quyền lợi khác nhau, nhưng chủ yếu có thể chia làm quyền lợi về tài chính, quyền lợi về tài nguyên và quyền lợi của các tổ chức, cơ quan

Một số ví dụ về xung đột về quyền lợi tài chính chẳng hạn như một GS được tài trợ bởi một công ty dược phẩm để phát triển sản phẩm của họ, đồng thời được mời làm người đánh giá sản phẩm của một công ty đang cạnh tranh. Như vậy, vì để được tiếp tục nhận tiền nghiên cứu, vị GS nọ có thể đánh giá trung thực về sản phẩm của công ty kia nếu nó thực sự tốt hơn sản phẩm mà ông đang nghiên cứu? trường hợp khác là một GS là đồng sở hữu của một công ty dược phẩm, được mời đánh giá sản phẩm của chính công ty của mình.

Xung đột về tài nguyên có thể kể đến việc một GS kiêm nhiệm nhiều việc, hướng dẫn cho sinh viên đồng thời làm nghiên cứu cho một cty khác và làm đề tài nghiên cứu cho trường. Vậy sinh viên này có được sự quan tâm đúng mức của vị giáo sư kia không?

Các tổ chức, cơ quan chính phủ đôi khi có thể can thiệp thô bạo vào các nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu về những vấn đề nhạy cảm như nguy hiểm của nhà máy điện hạt nhân, hay những nghiên cứu về tài nguyên, môi trường, thay đổi khí hậu. Sự can thiệp có thể thể hiện ở mức ngăn chặn việc nghiên cứu cho đến thay đổi các kết luận khoa học, buộc các nhà khoa học phải đưa ra những kết quả thuận theo những chính sách vạch ra.

4. vấn đề về đối tượng nghiên cứu (động vật, con người)

Đây là một phần rất lớn khi nói về đạo lý trong nghiên cứu, xin để dành để trình bày trong những lần sau.

[hr:864e1f9261]

Nếu mọi người có hứng thú với vấn đề này thì lần sau Duy sẽ đưa lên một số case work để mọi người cùng nghiên cứu và thảo luận.
 
Đây là vấn đề rất hay và cần thiết mà không phải ai cũng biết. Vì vậy rất mong anh Duy tiếp tục đăng tải các nội dung kế tiếp và liên quan.
 
Cái này có vẻ đặc thù với các ngành thực nghiệm. Cứ như dân Toán là khỏe. Trừ phi anh ăn cắp công trình của người khác chứ làm sao mà giả mạo kết quả được ?:)

Duy nói thêm về phần tài liệu tham khảo đi: bọn Tây thường mắc lỗi gì ở đây?
Người Việt Nam mới chập chững nghiên cứu hay phạm lỗi gì? Có vẻ bác Dũng cũng từng dính chàm hay sao mà bác ấy phải học một khóa về cái này?
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Cái này có vẻ đặc thù với các ngành thực nghiệm. Cứ như dân Toán là khỏe. Trừ phi anh ăn cắp công trình của người khác chứ làm sao mà giả mạo kết quả được ?:)

Duy nói thêm về phần tài liệu tham khảo đi: bọn Tây thường mắc lỗi gì ở đây?
Người Việt Nam mới chập chững nghiên cứu hay phạm lỗi gì? Có vẻ bác Dũng cũng từng dính chàm hay sao mà bác ấy phải học một khóa về cái này?

Chưa chắc, GS Hoàng Tuỵ đã kể rằng ít nhất 2 công trình toán của ông bị người ta "đạo" đấy.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Cái này có vẻ đặc thù với các ngành thực nghiệm. Cứ như dân Toán là khỏe. Trừ phi anh ăn cắp công trình của người khác chứ làm sao mà giả mạo kết quả được ?:)

Duy nói thêm về phần tài liệu tham khảo đi: bọn Tây thường mắc lỗi gì ở đây?
Người Việt Nam mới chập chững nghiên cứu hay phạm lỗi gì? Có vẻ bác Dũng cũng từng dính chàm hay sao mà bác ấy phải học một khóa về cái này?

Sẽ cố gằng tìm thêm tài liệu nói về phần tài liệu tham khảo. Nhưng thú thật, việc trích dẫn tài liệu tham khảo mình thấy bọn Tây làm tự nhiên như hơi thở vậy. Mỗi nhận định, mỗi con số trong bài của nó đều có nguồn và việc đưa nguồn tài liệu vô là một việc dường như không có gì phải tranh cãi nữa. Vấn đề mà tụi nó quan tâm hơn là việc khi trích dẫn như vậy đã trích dẫn trung thực những gì mà tác giả nói hay những nhận định của tác giả đó đã bị "bóp méo" một chút để phù hợp với hướng lý luận của bài viết. Cho nên, ý mình muốn nói ở đây là đối với bọn Tây vấn đề không phải là có đưa tài liệu tham khảo vô bài hay không như vẫn gặp ở VN mà vấn đề của họ là việc có trích dẫn, nhưng trích dẫn không trung thực, dùng câu chữ "tinh vi" để hướng thông tin theo hướng có lợi cho người viết.

Sao lại nghĩ bác Dũng (hay Duy???) phải dính chàm rồi mới phải học nhỉ, chuyện mất trâu rồi mới làm chuồng như vậy bọn Tây hết sức tránh và rút kinh nghiệm rất nhanh, nên vấn đề về Ethics này là một trong những khóa học bắt buộc đối với học viên sau đại học.
 
Hình như mọi người không mặn mà lắm với việc bàn luận mấy case work này, chả thấy bạn sinh viên nào vô cả. Có nên tiếp tục chủ đề này không vậy mọi người, tôi không muốn mình tôi độc diễn đưa lên 3-4 cái case work để chỉ vài người bình luận, cái tôi mong chờ là bàn luận, phản bác và tranh cãi...
 
Có biết cái gì đâu mà thảo với chả luận?

Tài liệu ko có, kể cả về quy tắc cơ bản, ở trường ko được dạy! Lấy cái gì mà tranh luận mà hỏi bây giờ?

Toàn những cái xa lạ với sinh viên, trong khi quy tắc về đạo đức, hay đạo lý hay luật gì gì đó trong các ptn chỗ sinh viên thực tập thì truyền khẩu là chủ yếu và cũng chưa truyền đến nơi đến chốn và đầy đủ.

Bài đạo đức đạo lý, hay luật về an toàn sinh học, đạo lý sinh học thì may ra có ở phần đọc thêm, mà sinh viên thì phần đọc chính phải thi chưa chắc đã học nói gì đến đọc thêm mới chả đọc nếm.
 
Vậy Duy thử đưa ra cách nghĩ của Duy (hay của bọn Tây) về vấn đê này đi. Có lẽ các bạn đang làm PhD mới học qua khóa về writing thesis & ethics for scientists chứ tôi chưa được học môn này. Có lẽ các bạn SV Việt Nam còn xa lạ vì họ sẽ nghĩ: what's the big deal?...có lẽ họ nghĩ GS không cho thì cứ không cho, cô Bank muốn chụp thì cứ chụp. Có kiện nhau thì cũng chả ai quan tâm...v.v. Lĩnh vực này đối với VN cũng như kiểu đá bóng chưa biết luật: thủ môn cũng chạy lên bắt banh giữa sân, cầu thủ vẫn có thể dùng tay trong vòng cấm địa.
 
Nghe các bác bàn về vấn đề này có vẻ cũng sôi nổi kô kém. Thực ra vấn đề này ở các trường VN chưa được chú trọng. Nói như bạn Minh cũng đúng nhưng có phần hơi cục cằn kô mấy quan tâm. Vấn đề đạo đức của người làm khoa học rất quan trọng.Bọn Tây rất chú ý đến điều này.Ở các trường Tổng hợp va kĩ thuật sinh viên được học ngay từ khi bắt đầu đi làm thực nghiệm ở lab. ,ngoài ra còn có cả một khóa học suốt trong kì cuối của sv.Học rất nghiêm túc chứ không phải chuyện chơi.Kiểm tra sát hạch trước kì thi sv phải làm referat ,thảo thuận ở seminar,nếu không đạt thì lại một thầy một trò vấn đáp đến khi sv hiểu thế nào là Bioethics khi đó mới có thể đi thi các môn khác được. Đó là đối với sv ,đối với ncs và những người làm khoa học ở mức cao hơn thì vấn đè này lại càng quan trọng hơn.

?Ở VN chưa chú trọng vấn đề này cho nên mới xuất một cách tràn lan và ồ ạt những chợ luận văn ,những phố tiểu luận,những quán đồ án( xin lỗi chỉ nói một chút ở đây thôi). Không ít sv ở các trường ĐH nước ta khi đứng lên bục bảo vệ mà chẳng biết luận văn đó được làm như thế nào,những số liệu lấy ở đâu ra....v.v...v.v.

Xin bàn một chút thôi.Chúc các bác vui vẻ!
 
Hoàng Đức Minh said:
Có biết cái gì đâu mà thảo với chả luận?

Tài liệu ko có, kể cả về quy tắc cơ bản, ở trường ko được dạy! Lấy cái gì mà tranh luận mà hỏi bây giờ?

Toàn những cái xa lạ với sinh viên, trong khi quy tắc về đạo đức, hay đạo lý hay luật gì gì đó trong các ptn chỗ sinh viên thực tập thì truyền khẩu là chủ yếu và cũng chưa truyền đến nơi đến chốn và đầy đủ.

Bài đạo đức đạo lý, hay luật về an toàn sinh học, đạo lý sinh học thì may ra có ở phần đọc thêm, mà sinh viên thì phần đọc chính phải thi chưa chắc đã học nói gì đến đọc thêm mới chả đọc nếm.

vậy thì Minh càng phải chú ý đến topic này (cũng như rủ rê thêm bạn bè cùng quan tâm) vừa theo dõi nội dung vừa đặt câu hỏi. Vì đây là cơ hội để Minh tiếp xúc với vấn đề Đạo đức sinh học dựa trên 1 khóa học chính thức ?của 1 trường ĐH danh tiếng ?và do 1 thành viên nhiệt tình là a DUY đưa lên.

Trước tiên Minh cần tìm hiểu:

Đạo đức sinh học là gì?
Vì sao ta cần đến nó trong khi làm khoa hoc?

Dần dần em sẽ hiểu và sẽ thấy tại sao bọn anh khó chịu trước nạn đạo văn, ....

Duy nên tiếp tuc đề tài này, tối thiểu sau này ta sẽ tập hợp lại thành 1 tập các case-works để làm tư liệu cho SHVN.
 
Nguyễn Văn Phương said:
Ở các trường Tổng hợp va kĩ thuật sinh viên được học ngay từ khi bắt đầu đi làm thực nghiệm ở lab. ,ngoài ra còn có cả một khóa học suốt trong kì cuối của sv.Học rất nghiêm túc chứ không phải chuyện chơi.Kiểm tra sát hạch trước kì thi sv phải làm referat ,thảo thuận ở seminar,nếu không đạt thì lại một thầy một trò vấn đáp đến khi sv hiểu thế nào là Bioethics khi đó mới có thể đi thi các môn khác được. Đó là đối với sv ,đối với ncs và những người làm khoa học ở mức cao hơn thì vấn đè này lại càng quan trọng hơn.

Ở những nơi thi hành hoặc tồn tại như vậy còn có những vị đứng đầu, là giáo sư danh tiếng còn có tình trạng giả mạo, thì ở Việt Nam chưa có luật nào quy định đã được ban hành mà chỉ mới dừng ở mức dự thảo, người đi học không được dạy, không được học một cách sơ lược, không bị bắt buộc như vậy. Các anh các chị đến các trường học trong môi trường như vậy, bắt buộc phải thích nghi như vậy, không thế thì không thể tồn tại được ở đó mà phải mất một thời gian khá dài mới có thể thích nghi được với chuyện đó thì tại sao lại khó tính như vậy với một hoàn cảnh không bắt buộc, không là yêu cầu cấp thiết thế thì tại sao lại khó tính hơn tự nhiên để những người chưa biết chưa có những yêu cầu đó, chưa bị bắt buộc đó phải thích nghi ngay với tiêu chuẩn của phương Tây. Vì vậy mong các anh các chị từ từ, kiên nhẫn và cố gắng không cáu với những câu hỏi ngớ ngẩn của em.

Trần Hoàng Dũng said:
Đạo đức sinh học là gì?

Em chả hiểu nó là cái gì cả, người ta cứ nhắc đến nó là không được làm cái này cái nọ, đối xử với các loại sinh vật thí nghiệm thì không được làm nó đau, hay giết nó thì phải làm theo cái phương pháp nào đó để tránh đau đớn cho nó.  Nào là không được phép nghiên cứu phôi người trên mấy tháng tuổi gì đó, nghe nó cứ mù mờ thế nào ấy.

Tra trong sách Bioethics for Scientists Edited by John Bryant, Linda Baggott la Velle and John Searle thì nó là thế này:

Bioethics: the ethics related to biology and medicine and to medical and biological research, or the informing of ethics by biological knowledge.

Nhưng nó chả nói rõ cụ thể các quy định, chỉ bảo là đạo đức, việc làm đúng đắn.

Vậy em muốn hỏi giữa khái niệm đạo đức sinh học và đạo đức hiểu theo nghĩa của người Việt Nam thì giống nhau như thế nào? Nó liên quan tới mức độ nào? So sánh 2 cái này có khập khiễng ko? Em chả hiểu khái niệm đó nên phải lấy khái niệm mình đã hiểu để hỏi và so sánh may ra từ đó có thể hiểu thêm một chút.

Vì sao ta cần đến nó trong khi làm khoa hoc?
Vấn đề đạo đức của người làm khoa học rất quan trọng

Vì sao chỉ có đạo đức trong khoa học lại quan trọng, còn đạo đức trong lối sống, trong đối xử giữa người với người thì không quan trọng à? Em xin lỗi nếu hơi lạc đề một chút.

Dần dần em sẽ hiểu và sẽ thấy tại sao bọn anh khó chịu trước nạn đạo văn, ....  

Nếu chiếu theo khái niệm đạo đức mà em hiểu, em biết thì điều này là không chấp nhận được, bị mọi người khinh rẻ, cô lập và khó có thể tồn tại ở làng xóm (không nói tới nghề nghiệp) chứ không chỉ khó chịu thôi đâu.
----
Anh Duy có bài giảng ko? Làm ơn gắn lên đây cho mọi người xem với được không ạ?
 
Hoàng Đức Minh said:
Ở những nơi thi hành hoặc tồn tại như vậy còn có những vị đứng đầu, là giáo sư danh tiếng còn có tình trạng giả mạo, thì ở Việt Nam chưa có luật nào quy định đã được ban hành mà chỉ mới dừng ở mức dự thảo, người đi học không được dạy, không được học một cách sơ lược, không bị bắt buộc như vậy. Các anh các chị đến các trường học trong môi trường như vậy, bắt buộc phải thích nghi như vậy, không thế thì không thể tồn tại được ở đó mà phải mất một thời gian khá dài mới có thể thích nghi được với chuyện đó thì tại sao lại khó tính như vậy với một hoàn cảnh không bắt buộc, không là yêu cầu cấp thiết thế thì tại sao lại khó tính hơn tự nhiên để những người chưa biết chưa có những yêu cầu đó, chưa bị bắt buộc đó phải thích nghi ngay với tiêu chuẩn của phương Tây. Vì vậy mong các anh các chị từ từ, kiên nhẫn và cố gắng không cáu với những câu hỏi ngớ ngẩn của em.

Chính vì tình hình ở nước ta thì như em nói ở trên, mà ở nước khác khi qua học thì "bắt buộc phải thích nghi như vậy, không thế thì không thể tồn tại được ", nên những người đã bị bắt buộc phải thích nghi mới thấy được sự cần thiết phải giới thiệu với những bạn trong nước về vấn đề này. Không phải là cáu gắt với những câu hỏi ngớ ngẩn của bạn mà là đang tìm cách nhấn mạnh cho bạn thấy được tầm quan trọng của nó. Chính vì suy nghĩ rằng bạn chưa bị bắt buộc nên từ từ thông thả, không sao nên mới làm cho mọi người ở ngoài nước nhìn mà nóng ruột, vì từ từ ngày nào thì ngày đó các nghiên cứu của VN còn không thể đăng ở các tạp chí nước ngoài.


Em chả hiểu nó là cái gì cả, người ta cứ nhắc đến nó là không được làm cái này cái nọ, đối xử với các loại sinh vật thí nghiệm thì không được làm nó đau, hay giết nó thì phải làm theo cái phương pháp nào đó để tránh đau đớn cho nó. ?Nào là không được phép nghiên cứu phôi người trên mấy tháng tuổi gì đó, nghe nó cứ mù mờ thế nào ấy.

Tra trong sách Bioethics for Scientists Edited by John Bryant, Linda Baggott la Velle and John Searle thì nó là thế này:

Bioethics: the ethics related to biology and medicine and to medical and biological research, or the informing of ethics by biological knowledge.

Nhưng nó chả nói rõ cụ thể các quy định, chỉ bảo là đạo đức, việc làm đúng đắn.

Vấn đề chính ở đây là hành xử phù hợp với đạo lý. Rộng rãi nhất là cách hành xử phù hợp với đạo lý trong xã hội, đó là tập hợp từ cách ăn, uống, mặc, dáng đi, lời nói, hành động... sao cho được xã hội chấp nhận. Đi vào từng ngành nghề cụ thể, dựa vào nền tảng đạo đức chung đó của xã hội mà có những quy tắc riêng cho ngành đó để không vi phạm đến đạo đức xã hội, gây xáo trộn xã hội hay làm thương tổn đến người khác. ví dụ rõ nhất là luật về giữ bí mật bệnh trạng của bệnh nhân, một trong những điều trong Y đức (tức đạo đức trong Y học).

Trong các ngành nghiên cứu khoa học nói riêng, và các ngành khác nói chung, khi thực hiện nghiên cứu sẽ nảy sinh những trường hợp gây mất danh dự, mất uy tín, thiệt hại về tài sản, tính mạng, gây ra những oan sai cho những người có liên quan. Đó là những điều không ai mong muốn xảy ra và cố gắng tránh cho bằng được. Những việc gì đã rõ ràng là sai trái, là gây ra những nguy hiểm chết người, thiệt hại to lớn, thì thường sẽ được quy định thành luật để bắt buộc tất cả mọi người phải chấp hành. Tuy nhiên không phải việc gì cũng quy định thành luật được, và các tình huống thật sự xảy ra thì muôn hình vạn trạng, không luật nào có thể bao quát nổi. Vậy những tình huống ngoài luật định thì phải ứng xử như thế nào? Ứng xử theo nền tảng đạo đức của xã hội theo những gì chung nhất được mọi người đồng ý. Do đó ra đời khái niệm là đạo lý trong nghiên cứu khoa học. Nếu hiểu học đạo lý trong khoa học là học hàng loạt những quy định ?"không được làm cái này cái nọ, đối xử với các loại sinh vật thí nghiệm thì không được làm nó đau, hay giết nó thì phải làm theo cái phương pháp nào đó để tránh đau đớn cho nó. ?Nào là không được phép nghiên cứu phôi người trên mấy tháng tuổi gì đó" thì chỉ học được ở mặt "luật" của đạo lý trong khoa học mà thôi. Cái cần học lớn nhất là học cách giải quyết vấn đề một cách "có đạo lý".

Những tiến bộ khoa học diễn ra hằng ngày, nhu cầu xã hội thay đổi hằng ngày, thì những tình huống mới chắc chắn sẽ xảy ra mà chưa hề có luật nào quy định kịp, khi đó, những trang bị về mặt lý luận theo đạo lý là cần thiết để giải quyết ?xung đột. Nên biết rằng trong xã hội pháp trị thì việc giải quyết một trường hợp không hợp đạo lý cũng có thể bị trừng phạt dù chưa hề có luật định[sup:aec74a0958]1[/sup:aec74a0958]. Bebeau, trong phần giới thiệu của bài "Developing a Well-Reasoned Response to a Moral Problem in Scientific Research" [sup:aec74a0958]2[/sup:aec74a0958], có nói rằng trong đa số các trường hợp phát sinh một vấn đề đạo lý thì thường người trong cuộc không tự hỏi là liệu việc đó có sai hay không mà sẽ tự hỏi rằng liệu làm như vậy có trót lọt không. Là người có học và có hiểu biết về luật thì các hành động của bạn thường mặc nhiên tuân theo luật định mà không cần phải hỏi tại sao phải làm vậy, nguyên nhân gì mà người ta phải đặt ra luật như vậy. Thường trong xã hội thì làm theo luật định đã là quá đủ, nhưng trong nghề nghiệp chuyên môn của bạn, ở đây là nghiên cứu khoa học, thì việc hiểu rõ những lý luận đằng sau các quy định, trang bị cho mình những khả năng lý luận theo đạo lý là một điều cực kì cần thiết.

Đạo lý sinh học: tập trung vào những vấn đề đạo lý phát sinh trong nghiên cứu sinh học.

Vậy em muốn hỏi giữa khái niệm đạo đức sinh học và đạo đức hiểu theo nghĩa của người Việt Nam thì giống nhau như thế nào? Nó liên quan tới mức độ nào? So sánh 2 cái này có khập khiễng ko? Em chả hiểu khái niệm đó nên phải lấy khái niệm mình đã hiểu để hỏi và so sánh may ra từ đó có thể hiểu thêm một chút.


Vì sao ta cần đến nó trong khi làm khoa hoc?
Vấn đề đạo đức của người làm khoa học rất quan trọng

hi vọng phần trên đã giúp em hiểu được khúc này

Vì sao chỉ có đạo đức trong khoa học lại quan trọng, còn đạo đức trong lối sống, trong đối xử giữa người với người thì không quan trọng à? Em xin lỗi nếu hơi lạc đề một chút.

Không ai nói đạo đức trong lối sống, trong đối xử giữa người với ?người không quan trọng cả mà vì đây là diễn đàn bàn về khoa học, cách làm khoa học, nên làm sao tụi anh dám lên đây "dạy đời" em về lối sống và cách đối xử. Nếu em tinh ý thì trong trường hợp Jessica Banks cũng có một chút về cách quan hệ giữa người và người đó.

Dần dần em sẽ hiểu và sẽ thấy tại sao bọn anh khó chịu trước nạn đạo văn, ....  

Nếu chiếu theo khái niệm đạo đức mà em hiểu, em biết thì điều này là không chấp nhận được, bị mọi người khinh rẻ, cô lập và khó có thể tồn tại ở làng xóm (không nói tới nghề nghiệp) chứ không chỉ khó chịu thôi đâu.

em đã hiểu vấn đề rồi đấy thôi. Thế thì có còn thắc mắc sao anh Dũng lại phản ứng mạnh như vậy trong trường hợp bà Phi Phi không?

Anh Duy có bài giảng ko? Làm ơn gắn lên đây cho mọi người xem với được không ạ?

Rất tiếc là anh không có bài giảng để đưa lên, các nhà triết học ở trường anh nổi tiếng với tài thao thao bất tuyệt mà không thèm xài power point hay transparencies. Tài liệu học thì anh đã và sẽ chọn lọc (không thể post lên đây hàng chục trang tiếng Anh được) đưa lên đây tiếp, note của anh thì có ghi nhưng không phải bữa nào cũng hoàn chỉnh để có thể đưa lên đây, mà lại chưa có thời gian để soạn lại.


----------------------------------------------------
1. One of the more stunning examples is the 1976 case of Tarasoff v Regents of the University of California (17
C.3d425; [3] Cal.Rptr. 14,551 P.2d 334), wherein psychotherapists were held accountable for failing to warn Ms.
Tarasoff that her ex-boyfriend was making life-threatening statements about her during his counseling sessions. In a wrongful death action brought against the Regents and psychotherapists at the university hospital by Tarasoff’s parents, the California Supreme Court ruled that the duty to warn took precedence over the duty to protect the client’s confidences, and held the professionals accountable — arguing that they should have recognized the limitation of the duty to confidentiality — even though their profession’s code of ethics was not explicit on this point. As a result, ethics courses for mental health professions routinely include cases patterned after Tarasoff.
(theo trong bài Developing a Well-Reasoned Response to a Moral Problem in Scientific Research, Muriel J. Bebeau)
2. Bài này có ở dạng pdf, nhưng đang cân nhắc giữa việc đưa nguyên file pdf (có luôn mấy cái case work và phần phân tích) với việc đưa từng case work cho mọi người bàn tán sôi nổi trước.
 
Tui đang dồn hết sức để kịp hoàn thành lab-working trước cuối tháng 6 nên đôi khi kổ rảnh để quay lại phần thảo luận này;

Duy cứ post từng case-work một, ta phân tích dần dần. Đưa hết cả tập bài giảng cũng được, cho Minh nó xem trước, nhưng với tôi thì chẳng khi nào tui coi hết cả.

Khi thảo luận vấn đề này, tôi đề nghị là nếu anh chị em thấy có những trường hợp tương tự xảy ra ở Vn thì cứ mang lên đây làm ví dụ, nhưng kô nhất thiết nêu tên thật người thật. như thế sẽ tăng hiệu quả phần thảo luận hơn.
 
Tôi đã tách các case work ra thành từng chủ đề riêng rẽ.

Những vấn đề đạo lý và bản quyền trong khoa học: Case work 1 ?

Những vấn đề đạo lý và bản quyền trong khoa học: Case work 2

Các case work tiếp theo Duy có thể làm theo cách này. Như vậy hợp lý hơn.

Đây là một vấn đề rất rất hay. Bạn nào chịu khó chuyển ngữ các case work sang tiếng Việt hoàn chỉnh để đưa lên index thì hay quá. Từ bài index đưa link vào diễn đàn thảo luận, như vậy sẽ có nhiều người biết đến hơn.
 
chúng ta có thể bàn luận về vấn đề đạo lí của sự can thiệp bằng kỹ thuật gen vào con người?:buonchuyen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top