Những loài cá quái dị và nguy hiểm bậc nhất

00792

Moderator
Staff member
Không chỉ có hình thù quái dị, những loại cá này còn vô cùng nguy hiểm với nọc độc cực mạnh, những bộ răng sắc lẹm hay khả năng hút máu kinh hoàng…Cá mút đá, cá ma cà rồng hay cá rắn viper,… đó đều là những nỗi kinh hoàng đối với các loài cá hay động vật nước ngọt khác. Chúng thực sự là những con quái vật dưới nước.
1.Cá chình
ca.jpg
Cá chình có cơ thể dài giống loài rắn, miệng có quai hàm rộng. Loài cá này có thể dài đến 2,5m. Chúng thường ẩn nấp trong các khe hoặc hốc đá vào ban ngày và thường săn mồi vào đêm. Bộ răng sắc cộng với sức mạnh của hàm, những vết đớp của cá chình gây ra nhữngvết thương lớn. Ngoài ra những vết thương lớn này cũng rất dễ nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn cư trú trong miệng loài cá này.
2.Cá mút đá
ca2.jpg
Trước kia, cá mút đá chỉ xuất hiện trong Đại Tây Dương. Tuy nhiên, vào thế kỉ XIX, loài cá này đã lọt vào vùng hồ Great Lakes, Mỹ sau khi người ta đào kênh Erie. Với khả năng thích nghi cực kì cao, loài cá này đã tồn tại và phát triển rất nhanh trong môi trường nước ngọt và trở thành thủ phạm gây ra sự suy giảm số lượng của rất nhiều loài cá khác ở vùng hồ này.
Loài cá mút đá sống kí sinh trên các loài động vật khác bằng cách hút máu của những loài động vật này. Cá mút đá có cái miệng tròn với rất nhiều răng mọc xung quanh miệng. Chúng dùng miệng của mình bám vào da của các loài cá khác, đưa lưỡi sắc, nhọn của mình qua vảy để hút máu. Các con mồi thường bị chết sau khi bị cá mút đá hút máu.
3. Cá ma cà rồng
ca3.jpg
Cá ma cà rồng còn được gọi là cá da trơn Vandellia cirrhosa. Đây là một loài cá nước ngọt chỉ có ở vùng Amazon. Kích thước nhỏ và có màu trắng sáng, cá ma cà rồng rất khó để bị phát hiện trong tự nhiên. Tuy nhiên, loài cá này vô cùng nhạy cảm với amoniac trong nước, vốn thường được thải qua mang của các loài cá khác. Chúng thường theo dấu vết của amoniac tìm đến trú ẩn và ăn máu trong mang của các loài cá lớn hơn. Loài cá này cũng có thể chui vào cơ thể con người qua đường tiết liệu và sống kí sinh trong đó. Năm 1997 đã có người tại khu vực Amaron bị cá ma cà rồng chui vào cơ thể sau khi tắm trên sông.
4.Cá đá
ca4.jpg
Cá đá là loài động vật tiết ra nọc độc mạnh nhất ở dưới nước. Cá đá không tấn công con người tuy nhiên với nghệ thuật ẩn mình siêu hạng, cá đá thường khiến cho các loài động vật khác nhầm lẫn và dẫm phải. Khi đó, những chiếc gai chứa nọc độc sẽ phát huy sức mạnh. Nọc độc của cá đá có thể gây sốc, tê liệt tức thì và chết người nếu không được chữa trị kịp thời.
5.Cá đầu rắn
ca5.jpg
Sống ở hầu hết các nước Đông Nam Á, một phần Ấn Độ và Châu Phi, cá đầu rắn với những chiếc răng sắc nhọn là một quái vật thực sự. Chiều dài thông thường của loài cá này là 0,6m và có thể lên đến 0,9m. Ngoài việc có độc, cá đầu rắn còn ăn mọi thứ trên đường đi của nó. Nó cũng có thể sống sót trên cạn trong vòng 4 ngày. Chính do đó, loài cá này là nỗi kinh hoàng với các loài động vật khác.
6.Cá Piranha
ca6.jpg
Piranha là loài cá ăn thịt. Chúng ăn cả động vật trên cạn lẫn dưới nước. Cá piranha kiếm ăn suốt ngày và có thể róc thịt con mồi trong vòng vài phút. Một đàn cá piranha có thể "xơi tái" một con bò trong vòng 10 phút. Các nhà khoa học cho biết khoảng 1.200 con bò bị loài cá này giết hại và ăn thịt mỗi năm tại Brazil.
Trẻ em chơi trên sông và phụ nữ giặt quần áo gần bờ cũng có thể là nạn nhân của loài cá này. Cá Piranha có thân hình tam giác, răng sắc như dao cạo, răng lớn ở hàm dưới và răng nhỏ ở hàm trên. Điểm đặc biệt là răng của cá Piranha có thể thay thế. Khi một chiếc bị gãy, chiếc răng mới sẽ mọc lên thay thế. Răng của loài cá này sắc ngọn đến độ nó được người dân Amaron dùng làm kéo cắt tóc.
7.Cá vảy chân
ca7.jpg
Cá vảy chân (hay còn gọi là cá angler) có thân tròn như một quả bóng với miệng rộng, hàm răng sắc nhọn. Loài cá này có khả năng phát sáng nhờ miếng mồi nhử ở đầu vây lưng đong đưa qua lại trước hàm răng khổng lồ. Ngay khi con mồi bị thu hút đến gần, cá vảy chân sẽngay lập tức đớp lấy và nghiền nát bằng hàm răng to khỏe.
8.Cá đuối gai độc
ca8.jpg
Cá đuối gai độc có cái đuôi dài 20cm và lởm chởm như một lưỡi mác. Chiếc đuôi này trở nên cứng, nhọn hơn khi cá đuối cảm nhận mối nguy hiểm. Đặc biệt là chiếc đuôi này chứa loại nọc độc rất nguy hiểm. Nó có thể tạo ra sự đau đớn khủng khiếp cho các loài động vật có vú, làm thay đổi nhịp tim và rối loạn chức năng hô hấp.
Theo Vietnamnet
 
Ăn côn trùng - giải pháp mới để "cứu" môi trường

Trong vài thập kỉ nữa, con người sẽ phải thay đổi toàn bộ tập quán ăn uống và chuyển từ ăn thịt các loại gia súc sang ăn sâu bọ để bảo vệ môi trường. Có thể nhiều người sẽ cho đây là một câu chuyện đùa vui, nhưng đó là kết luận một công trình nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học Hà Lan.
contrung.jpg
Món ăn từ côn trùng
Theo các nhà khoa học, trong tương lai không xa, sâu bọ có thể sẽ thay thế thịt trong các siêu thị. Đúng là thịt gà, bò, heo rất giàu proteine, nhưng chúng cũng là nguồn phát rất nhiều khí methane, một khí thải gây hiệu ứng nhà kính, còn ô nhiễm hơn cả CO2.
Vào lúc mà hiện tượng hâm nóng bầu khí quyển đe dọa Trái Đất, các nhà bảo vệ môi sinh rất lo ngại trước mức tiêu thụ thịt ngày càng tăng của nhân loại. Sâu bọ cũng chứa rất nhiều proteine, nhưng có lợi thế là ít chất béo, mà lại thải rất ít khí CO2, giá lại rẻ hơn nhiều so với thịt. Ăn sâu bọ, côn trùng còn có cái lợi là không sợ bệnh bò điên, lợn tai xanh, cúm gia cầm hay sán lá v.v...
Hơn nữa, với 10 kg cây cỏ, ta chỉ tạo ra được 1 kg thịt, trong khi một lượng tương đương có thể tạo ra được từ 6 đến 8 kg sâu bọ. Rõ ràng năng suất nuôi sâu bọ cao hơn rất nhiều so với nuôi heo, bò, gà vịt.
Các nhà khoa học cho rằng, để vừa đảm bảo lượng proteine cần thiết, vừa bảo vệ môi trường, lại vừa tránh được bệnh tật, con người hãy chuẩn bị thưởng thức những món ăn như "chả giò châu chấu" hay "nhộng tẩm bột chiên giòn xào chua ngọt". Giới khoa học cũng dự đoán trong tương lai, nhiều côn trùng sẽ được xay thành bột, để từ đó chế biến thành các món ăn quen thuộc hơn như bánh mì, như vậy những ai có sợ côn trùng cũng có thể ăn được.
Các nhà khoa học kết luận, dù thế nào, con người cũng sẽ phải bớt ăn thịt lại hoặc tìm một nguồn proteine thay thế, bởi theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng lên tới 9 tỉ người. Đến lúc đó, diện tích đất nông nghiệp hiện có sẽ không thể cung cấp đủ lượng thịt cho tất cả mọi người.
Theo Tin tức
 
Mực “bay” trên biển

Một nhiếp ảnh gia người Anh đã chụp được hình ảnh một loại mực ống dùng lực đẩy phản lực phóng khỏi mặt biển và bay ở độ cao khoảng 20m, theo báo Daily Mail.
Ông Graham Ekins, một phó hiệu trưởng về hưu ở Boreham, thuộc hạt Essex (Anh), đã chụp được những bức ảnh trên ở vị trí cách quần đảo Ogasawara, miền nam Nhật Bản, khoảng 1.000 km.
flying-squid.jpg

Ảnh loài mực bay do ông Graham Ekins chụp được.
Ban đầu, ông nghĩ rằng những con vật bay kia là loài cá bay, nhưng khi nhận ra chúng là mực ống, ông đã không bỏ lỡ cơ hội trổ tài “phó nháy”.
Các bức ảnh chụp được cho thấy những con vật màu xanh dài khoảng 20cm, có tên gọiTodarodes pacifius theo tiếng La-tinh, bay trong không trung sau khi phóng khỏi mặt biển để tránh những con vật săn mồi.
Theo lời ông Ekins, sóng từ mũi thuyền khiến các con mực tin rằng chúng bị săn bắt và bản năng tự vệ của chúng là nhảy khỏi mặt nước.
Các con mực phóng khỏi mặt nước khoảng 20m, ít hơn nhiều so với loài cá bay, và sử dụng lực đẩy phản lực. Chúng bay và nhìn về phía sau, với các xúc tu đung đưa và vây của chúng hoạt động như những bộ thăng bằng”, ông Ekins nói.
Ông già về hưu này đã nhìn thấy tận mắt khoảng 20 con mực bay trong chuyến đi đáng nhớ đó.
Theo Thanh Niên, Daily Mail
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top