Vậy là em có thể hiểu:
trong điều kiện thuận lợi việc số cá lớn chiếm tỉ lệ nhiều chứng tỏ cá con lớn lên nhanh và QT đang phát triển.
ngược lại, cá bé chiếm tỉ lệ nhiều, cá lớn ít thì cá con lớn lên chậm, sinh sản kém và QT đang suy giảm ?
Chưa hẳn, anh nghĩ rằng quần thể gọi là phát triển khi số cá thể tăng dần qua các thế hệ, chứ ko phụ thuộc vào việc nó lớn nhanh hay chậm. tương tự với quần thể ổn định và suy thoái.
Về câu hỏi trên, anh vẽ tạm hình thể hiện hai trường hợp:
Trường hợp 1 (bên trái): trong những lần đánh bắt thì
thấy số cá thể bé chiếm tỷ lệ rất lớn.
Xảy ra khi nào?
- Có thể việc đánh bắt quá nhiều làm số lượng cá lớn suy giảm, cá bé sót lại là do ở những lần đánh bắt trước kích thước nó quá nhỏ nên lọt lưới hoặc vẫn ở dạng trứng. Cũng có thể do trong các ao, hồ nhân tạo, việc thả cá con quá muộn trong khi đánh bắt quá nhiều.
Hậu quả?
- Nếu tiếp tục đánh tiếp thì tất nhiên cá nhỏ cũng bị bắt nốt, số cá thể sẽ giảm rất nhanh và không còn lớp kế cận (quần thể suy giảm)
lưu ý: Ở trường hợp này, mặc dù cấu trúc nhóm tuổi rất giống tháp phát triển nhưng đây hoàn toàn không phải loại đấy. Quần thể gọi là phát triển khi số cá thể con lớn hơn số cá thể trường thành một cách tự nhiên (thức ăn dồi dào, thiên địch giảm làm tỷ lệ sinh tăng) chứ ko phải do số cá thể lớn đột ngột bị chết/bắt hết.
Trường hợp 2 (bên phải): trong những lần đánh bắt thì
thấy số cá thể lớn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Xảy ra khi nào?
- Anh nghĩ thường ở trong các ao hồ, đầm cá nhân tạo. Do không chú trọng việc thả cá con và chỉ khai thác cá ở giai đoạn muộn nên đến lúc đánh bắt có rất nhiều cá to mà ko thấy mấy cá con
Hậu quả?
- Đánh tiếp thì ko đến nỗi làm quần thể suy giảm nhưng rõ ràng nguồn thức ăn sẽ thừa thãi rất nhiều nếu ko chịu thả thêm cá con -> lãng phí nguồn sống hay chưa tận dụng hết tiềm năng.