Một số sinh vật hại kho

cham_c7

Senior Member
Mọt thuốc lá
Tên khoa học: Lasioderma serriconne Fabricius
clip_image002.jpg

Họ: Anobiidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố và tác hại
Mọt này phân bố khắp thế giới. Ở các vùng của nước ta đều gặp mọt này. Có tài liệu nói rằng mọt này làm thiệt hại thuốc lá nói chung tới 5 % ở Philipin, hàng năm mọt này gây thiệt hại lớn tới thuốc lá. Ngoài thuốc lá mọt này còn phá hại chè, dược liệu, quả khô, cá khô, hạt có dầu, tiêu bản động vật, tài liệu, sách báo, có khi gặp chúng trong các kho lương thực. Nói chung nó là loài sâu hại có tính ăn rất rộng, nó gây thiệt hại rất lớn cho thuốc lá, còn đối với các sản phẩm khác, thiệt hại về số lượng do nó gây ra không lớn lắm.
Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Mọt đực dài 2,5 mm, mọt cái dài 3,0 mm, hình bầu dục ngắn. Chiều dài của thân thường lớn gấp đôi chiều rộng. Nếu nhìn chính diện, có dạng hình trứng, nhìn lập thể là hình cầu, và nhìn nghiêng có dạng vồng lên như lưng lạc đà.
Thân màu hồng nâu, có ánh, có nhiều lông nhỏ màu nâu nhạt. Mép sau ngực trước và gốc cánh cứng cao lên trông thấy rất rõ. Đầu lớn thành hình bán cầu, rụt vào dưới ngực trước, vì vậy nếu nhìn từ mặt lưng không thấy đầu. Râu hình răng cưa vó 11 đốt, thường xếp ở phía bụng của đầu, không chìa ra như các loài sâu hại khác.
Nhìn phía lưng ngực trước thấy mép trước hình thành hình bán cầu, nhìn một bên thấy mép sau cao nhô lên hướng về phía trước, cong về phía sau, nói chung nhìn ngực trước cong úp lại. Nhìn phía lưng cánh cứng thấy gốc cánh và mép sau ngực trước khít lại hình như nối tiếp nhau, đầu cánh cứng hình lượn tròn. Nhìn mặt nghiêng của cánh cứng thấy gốc cánh cao nổi lên và thấp dần về phía đầu cánh. Trên cánh cứng có nhiều điểm nhỏ.
Trứng: Dài 0,4 – 0,5 mm, hình bầu dục dài, màu vàng trắng nhạt. Vỏ trứng hơi nhẵn, nhưng một đầu có điểm nhỏ lồi lên.
Sâu non: Khi mới nở đạt 0,55 mm, rất khác so với sâu non khi đẫy sức, thân mình thẳng và hoạt bát, nhưng khi lớn hoạt động giảm dần và thân ngắn lại. Khi đẫy sức thân dài 4,0 mm, thân cong lại và trở thành có hình chữ C, có vân nếp nhăn, đường kính các đốt gần như bằng nhau, thân màu vàng trắng nhạt, trên mình có nhiều lông rất nhỏ, dài màu vàng kim. Đầu màu vàng nhạt, không có mắt. Trên mình có nhiều đường vân ngang. Mảnh cứng ngực trước màu nâu, 3 đốt ngực trước nở to, đốt bụng cuối cùng lượn cong. Chân có 4 đốt, đoạn ngọn có 1 móng uốn cong. Lỗ thở có dạng hình tròn tới hình trứng.
Nhộng: Dài 3 mm, rộng 1,5 mm, màu trắng sữa. Mặt sau lưng màu vàng nâu, có ánh. Bụng to và mập.
Đặc tính sinh vật học
Có nhiều tài liệu giới thiệu đặc tính sinh vật học của thuốc lá Rummer (1919), Ponell (1931) và Staruatinis (1935) đã nghiên cứu kỹ và đóng góp nhiều tài liệu. Houe và những cộng tác viên của ông đã tổng kết thành những tài liệu về mọt thuốc lá, có thể tóm tắc như sau:
Mọt không thích ăn, ưa ánh sáng yếu, độ sáng khoảng 50 lux có sức thu hút mọt rất mạnh, nó hoạt động rất mạnh dưới ánh sáng mờ nhạt. Ở điều kiện 250C và ẩm độ 70 %, con cái sống 31 ngày, con đực 28 ngày, nói chung chỉ bay lúc hoàng hôn và ban đêm, ở trong phòng sau 14h và 2h mọt bay lượn.
Từ kén đến nở ra mọt sau 3 ngày thì giao phối, đẻ trứng. Ở 250C đẻ ít nhất 103 trứng, nhiều nhất 126 trứng. Ở 300C, với độ ẩm cao, thời gian trứng khoảng 6 ngày, sâu non lột xác 4 lần. Thời gian tuổi từ 1 – 4, trung bình với số ngày là: 3,9; 3,7; 4,7 và 6, cộng lại là 19,2 ngày và thời gian nhộng là 3,8 ngày. Thời gian thực hiện vòng đời trong cùng một điều kiện như vậy là 29,1 ngày. Trong kho ở Anh, mỗi năm có một lứa.
Trong điều kiện nước ta, mọt thuốc lá mỗi năm sinh 3 – 6 lứa. Một vòng đời 44 – 70 ngày, thời kỳ trứng 6 – 10 ngày, sâu non 30 - 50 ngày, nhộng 8 - 10 ngày. Mỗi con cái một đời đẻ được 10 – 100 trứng, thường đẻ rải rác mỗi nơi một trứng, đẻ trên đống lương thực, trong kẽ bao bì, trên gân thuốc lá hay kẽ lá. Mọt có thể sống được 18 – 40 ngày, thích ở nơi tối, nó hoạt động mạnh vào ban đêm và những ngày râm mát, những ngày nắng nó không hoạt động. Mọt bay, bò khỏe và có tính giả chết.
Theo Zaklatnôi (Liên Xô) trong điều kiện thích hợp, mọt có thể phát triển quanh năm. Ở độ nhiệt 550C, mọt và sâu non chết sau 2 giờ. Ở -50C đến -100C, tất cả các giai đoạn phát triển của mọt thuốc lá chết trong 3 ngày, còn ở -3,90C, chết trong 7 ngày.











Mọt đục thân nhỏ
Tên khoa học: Rhizopertha dominica Fabricius
clip_image004.jpg

Họ: Bostrichidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố và tác hại
Theo tài liệu của nước ngoài, mọt này phân bố hầu khắp thế giới. Ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, mọt đục thân nhỏ gây tổn thất nghiêm trọng đối với nông sản bảo quản trong kho. Có tài liệu nói rằng ở châu Đại Dương mọt này phá hại nghiêm trọng hơn cả mọt thóc và mọt gạo.
Ở nước ta, mọt này thuộc một trong các loại phá hại nghiêm trọng nhất. Tất cả các vùng nước ta đều có loại mọt này. Mọt đục thân nhỏ ăn hại thóc gạo, ngô, khoai, sắn lát, các loại hạt, củ khô làm dược liệu, các loại đậu, ngoài ra nó còn làm hại các vật liệu làm bằng tre, gỗ. Trong tự nhiên mọt đục thân nhỏ sinh sống trong nhiều loại cây gỗ. Dean đã phát hiện triệu chứng mọt này phá hại trong lúa mì ở Mỹ.
Khi ăn hại, mọt chui vào trong ruột của vật bị hại, ăn sống ruột, chỉ còn để lại lớp vỏ bên ngoài rất mỏng. Nếu nhìn thoáng qua, rất khó phát hiện sự phá hại của mọt đục thân nhỏ, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy một lỗ nhỏ trên vật bị hại và dùng tay bóp mạnh, vật bị hại sẽ bị vỡ nát vụn.
Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 2,3 – 3 mm, rộng 0,6 – 1 mm, thường chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng. Thân nhỏ, hình ống dài, màu nâu tối hoặc hồng nâu đục và bóng. Đầu to hướng về phía trước, rụt vào ngực trước. Đỉnh đầu bóng nhẵn.
Râu hình lá lợp có 10 đốt, 3 đốt đầu phồng to và mỗi đốt gần thành hình tam giác. Các đốt thân râu đều có lông thẳng, cuống râu đều có lông màu vàng, mọc dày, ngắn và rậm rạp.
Mảnh lưng ngực trước lồi rất cao, gần khu đỉnh rộng nhất, góc trước, góc sau tù tròn, chỗ tiếp cận góc sau có đường viền, trên mặt phủ lông thưa thớt, ngắn và rậm rạp, không rõ ràng. Mọt nửa phần trước có một hàng răng hình tù tròn, cong thành hình cung, răng ở gần mép trước rất lồi, hình thành một đường dạng răng tròn. Một nửa phần sau có hạt lấm tấm thưa to và dẹt.
Cánh cứng nhỏ và dài hình ống tròn, đầu cánh cứng hơi quặp xuống cuối bụng. Hai mép ngoài của hai cánh cứng chạy gần song song và hơi lượn cong về phía bụng. Trên cánh cứng có nhiều điểm lõm nhỏ làm thành những đường dọc. Gốc cánh cứng rộng bằng chỗ chính giữa gần ngực trước. Phiến bụng cuối cùng ở đoạn cuối tù tròn, mảnh ngực giữa phủ đầy hạt lấm tấm. Bên ngoài của con cái, đực không phân biệt rõ ràng. Do đó việc xác định con cái và con đực rất khó khăn.
Trứng: Dài 0,4 – 0,6 mm, rộng 0,1 – 0,2 mm, hình bầu dục dài, màu trắng có pha ít màu nâu, ở giữa hơi cong, và một đầu lớn, đầu bé.
Sâu non: Khi đã lớn, dài khoảng 3 mm. Mình hơi cong, ngực không to lắm, đầu nhỏ hình tam giác màu vàng nâu miệng màu đen nâu. Thân màu trắng sữa có 12 đốt, phần trước tương đối to mập, phần bụng hơi nhỏ và phần sau thô, hơi cong về phía bụng. Toàn thân có lác đác những lông nhỏ màu phớt nâu.
Râu đầu chỉ có 2 đốt, không có đốt gốc dẹt như của mọt tre. Lỗ thở rất nhỏ, hình vòng, lỗ thở ngực hơi to hơn lỗ thở bụng.
Nhộng: Dài 2,5 - 3 mm, đầu của nhộng gần giống đầu của mọt. Đoạn cuối bụng bé nhỏ, và có một đôi phụ vật hình tròn nhô ra. Phụ vật này của con cái chia làm 3 đốt thò ra ngoài cơ thể, của con đực chia làm 2 đốt ở sát trên đốt cuối đoạn bụng. Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa con cái và con đực.
Đặc tính sinh vật học
Mọt hầu như không thể phá hại thóc còn nguyên vẹn. Thậm chí không thể sinh sôi, nảy nở trong hạt thóc có hàm lượng nước cao. Bởi vì hàm trên không khỏe, không đục, cắn nổi vỏ trấu, chỉ chui vào chỗ hạt đã bị thương tổn. So với các mọt khác, mọt đục thân có thể sống ở độ sâu lớn hơn (có thể tới 1 m) trong khối hạt, do vậy khi lấy mẫu để xác định mật độ cần chú ý tới đặc điểm này.
Cũng như mọt gạo, mọt đục thân nhỏ có tính đục để ăn hại. Mọt đẻ trứng vào hạt, củ nông sản, đồng thời tiết ra một chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn và đục vào sảm phẩm ăn hại, cho tới khi hóa nhộng mới ngừng ăn hại, làm cho sản phẩm chỉ còn lại lớp vỏ mỏng. Sâu non lột xác 3 lần, thời kỳ sâu non khoảng 28 - 71 ngày. Mọt phần lớn đều nhộng vũ hóa ở trong hạt, lúc mới vũ hóa vì thân mềm nên phải đợi sau khi thân hể cứng cáp sẽ dùng hàm trên cắn một lỗ ở hạt mà chui ra. Trong kho ngô, mọt thường đẻ trứng trên mặt hạt ở phía có phôi.
V. F Ratanôp và X. A Zeltova, 1967 đã xác định được độ nhiệt 320C, thủy phần của hạt 14 - 15 % mọt đục thân nhỏ phát triển nhanh nhất.















1. Mọt gạo
Tên khoa học: Sitophilus oryzae Linné
clip_image006.jpg

Họ: Curculionidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố và tác hại
Nhiều nguồn tài liệu đều xác nhận mọt gạo phân bố hầu khắp thế giới. Ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trong các sản phẩm ngũ cốc đều gặp mọt này. Ở nhiều nước, mức độ phổ biến của mọt gạo còn rộng hơn mọt thóc rất nhiều. Có thể mọt gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Đối với lương thực bảo quản trong kho ở nước ta, mọt gạo được xếp vào loại sâu hại nguy hiểm số một. Bởi vì mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, mọt gạo sinh sản rất nhanh, có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, thời gian sống dài hơn các loại mọt khác.
Ngoài lương thực, hầu hết các hàng từ thực vật như đậu đỗ, hạt có dầu, dược liệu, các loại quả khô,… đều bị mọt gạo ăn hại.
Theo kết quả điều tra, ở tất cả các vùng ở nước ta đều thấy mọt gạo, tất cả các tháng trong năm đều thấy có mọt này, và sự biến động về số lượng giữa các tháng trong năm không đáng kể.
Mọt có vòi nhọn, khi ăn hại, nó dùng vòi đục một lỗ nhỏ, đẻ trứng vào vật bị hại, sâu non phát triển trong đó, ăn hại làm cho sản phẩm chỉ còn lại một lớp vỏ mỏng, không còn giá trị sử dụng nữa.
Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 3 – 4 mm, rộng 1,0 – 1,2 mm, toàn thân màu nâu xám đen, trên đầu có vòi nhô dài ra. Râu hình đầu gối có 8 đốt. Trên mảnh ngực trước có những đốm tròn nhỏ lõm vào. Trên cánh cứng có những đường dọc lõm cũng có những điểm tròn. Trên lưng cánh cứng gần đầu và gốc cánh có 4 vòng gần tròn màu vàng nâu hay đỏ nâu trông rất rõ. Ở dưới cánh cứng có màng phát triển.
Con đực có vòi ngắn và to hơn con cái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ hơn con cái. Ngoài ra trên vòi con cái không có chấm lõm ở đoạn cuối.
Trứng: Dài 0,45 – 0,70 mm, rộng 0,24 – 0,30 mm, hình bầu dục dài, một đầu có hình nuốm phình ra. Lúc mới nở màu trắng sữa, dần dần biến thành màu vàng nhạt, đục.
Sâu non: Trưởng thành mình dài 2,5 – 3,0 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt, ngực và bụng màu trắng, trên mình có nhiều đường vân ngang. Thân mập, ngắn, thường cong lại làm cho mặt lưng thành hình bán nguyệt. Mặt bụng gần như bằng, có màu trắng đục.
Nhộng: Thân dài 3,5 – 4,0 mm, hình bầu dục, lúc mới hóa nhộng màu trắng sữa, sau thành màu nâu nhạt.
Đặc tính sinh vật học
Mọt hoạt bát. Có tính giả chết, thích bò lên cao và phía ngoài các bao nông sản, bay được khá tốt. Mọt có thể sinh sôi nảy nở trong kho và cả ngoài đồng. Khi đẻ trứng, dùng vòi có hàm trên ở phía đầu vòi khoét một lỗ, sau đó đẻ trứng vào lỗ này và dùng ống đẻ trứng tiết ra một chất nhầy bảo vệ trứng và bịt kín lỗ lại. Mỗi lần đẻ 1 quả, có khi 2 – 3 quả (Provett, 1960). Thời gian để đẻ 1 quả trứng tùy thuộc vào độ cứng của nông sản, thường mất khoảng 1/2 đến 2 giờ. Mỗi con mọt cái một ngày có thể đẻ được 3 – 10 trứng, mỗi năm bình quân đẻ 380 trứng, nhiều nhất có thể để tới 576 trứng. Từ một đôi mọt đực và mọt cái, nếu sống trong điều kiện thích hợp, theo tính toán trong một năm có thể sinh sôi, nảy nở thêm 800.000 con khác.
Sâu non nở ra là bắt đầu ăn hại, đục sâu vào trong lòng hạt, làm cho hạt chỉ còn lại lớp vỏ bên ngoài, không còn giá trị sử dụng nữa. Ở vùng nhiệt đới mỗi năm sinh 4 – 7 lứa. Ở vùng ôn đới, khí hậu lạnh mỗi năm chỉ sinh 1 – 2 lứa. Thời kỳ trứng 3 – 16 ngày, sâu non 13 – 28 ngày, tiền nhộng 1 – 2 ngày, nhộng 4 – 12 ngày, trưởng thành 54 – 311 ngày. Sâu non có 4 tuổi: tuổi 1 đến tuổi 3 từ 3 – 4 ngày, tuổi 4 từ 4 – 9 ngày.
Thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo phụ thuộc rất chặt chẽ vào độ nhiệt, độ ẩm và thức ăn. Theo kết quả nghiên cứu thì thấy: trong lương thực có thủy phần 14% và độ nhiệt 200C thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo khá dài, trong lúa mì 53 ngày, trong thóc 60 ngày. Khi độ nhiệt tăng dần đến 280C thì thời gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn lại. Tăng độ nhiệt từ 28 lên 300C, thời gian hoàn thành một thế hệ gần như không thay đổi: trong lúa mì là 38 ngày, trong thóc và ngô khoảng 40 – 41 ngày, còn trong khoai sắn lát khô trên 50 ngày. Độ nhiệt tăng tới 320C tốc độ sinh sản giảm, thời gian hoàn thành một thế hệ kéo dài: trong lúa mì, thóc và ngô tới 53 – 54 ngày, trong khoai khô 71 ngày, và trong sắn khô 90 ngày. Ở 340C nói chung sự sinh sản khó khăn.
Thời gian hoàn thành một thế hệ phụ thuộc chặt chẽ vào thủy phần của hạt. Khi thủy phần của hạt tăng thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt giảm. Sự phụ thuộc này không theo dạng đường thẳng, mà theo dạng hàm số bậc hai. Khi trong lúa mì, ngô, thóc và sắn lát có thủy phần 11,5% trứng mọt vẫn còn khả năng nở và trở thành mọt, nhưng thời gian hoàn thành một thế hệ trên 70 ngày. Riêng trong khoai khô, với thủy phần này, mọt không sinh sản được. Khi thủy phần của hạt tăng tới khoảng 14,3 % thời gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn dần, nhưng nói chung tốc độ chuyển hóa các giai đoạn ấu trùng thành mọt vẫn còn chậm. Với thủy phần lương thực từ 15 % trở lên thì mọt nở khá nhanh.
Mọt gạo hoạt động mạnh nhất ở độ nhiệt 24 – 300C, trong đó thích hợp nhất là độ nhiệt 290C. Ở dưới 130C và trên 380C mọt sẽ ngừng hoạt động. Theo Cotton thời gian thực hiện một thế hệ ở 27,20C chỉ mất 25 ngày, còn ở 170C mất tới 92 ngày. Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp nhất đối với sự phát triển của mọt gạo khoảng 90 – 100 %, độ ẩm cần thiết của sự đẻ trứng thấp nhất khoảng 60 %. Mọt không thể sinh sản ở hạt có thủy phần dưới 8 % và trên 40 %, thủy phần tối thiểu, cần thiết cho sự sinh sản là 10 %, tốc độ sinh sản mạnh nhất là khi thủy phần của hạt từ 15 – 20 %, trong đó thích hợp nhất khi thủy phần hạt là 17 %, quá 20 % thủy phần thì sự sinh sản chậm lại.
Theo tài liệu của Nhật Bản, gạo có thủy phần 17,6 %, nuôi sau 58 ngày ở các độ nhiệt khác nhau, kết quả sinh sản như sau:
- Ở 300C, số mọt ban đầu 10, về cuối 49, tỉ lệ sinh sản tăng 390 %. Số sâu non tăng 1.130 %.
- Ở 200C, số mọt ban đầu 10, về cuối, tỉ lệ sinh sản tăng 110 %. Số sâu non tăng 380 %.
- Ờ 100C, số mọt ban đầu 10, về cuối 12, tỉ lệ sinh sản tăng 20 %. Số sâu non giả 30 %.
- Ở 00C, số mọt ban đầu 10, về cuối 7, giảm 30 %. Số sâu non giảm 70 %.
Mọt gạo có khả năng nhịn ăn, thời gian nhịn ăn phụ thuộc chủ yếu vào độ nhiệt, có thể từ 6 - 12 ngày. Khi độ nhiệt tăng thì thời gian nhịn ăn giảm. Thời gian nhịn ăn của mọt gạo khi độ ẩm không khí 80 - 90 %, ở độ nhiệt 16 - 180C là 32 ngày, ở 20 - 250C là 19 ngày, ở 26 - 270C là 6 - 8 ngày.
Mọt gạo trung bình sống khoảng 180 – 200 ngày. Thời gian sống của mọt gạo phụ thuộc chủ yếu vào độ nhiệt và thủy phần của hạt. Bảng: Thời gian sống của mọt gạo các trong thủy phần khác nhau của hạt ở độ nhiệt 25 – 270C
Thời gian sống (ngày)
Thủy phần của hạt (%)
10​
12​
14​
18​
Ngắn nhất
18​
32​
36​
38​
Dài nhất
32​
52​
123​
183​
Trung bình
27​
36​
85​
98​

Mọt thóc đỏ
Tên khoa học: Tribolium castaneum Hebst
clip_image008.jpg

Họ: Tenebrionidae
Bộ: Coleoptera
Phân bố và tác hại:
Mọt thóc đỏ phân bố khắp thế giới, ở nước ta khắp các vùng đều thấy có mọt này. Nó có khả năng ăn hại hơn 100 loại sản phẩm khác nhau như các loại bột, thóc, ngô, lúa mì, lạc, da, dược liệu, quả khô,..
Chapman nhận xét vì miệng không thích nghi ăn những thức ăn lớn, cho nên nó thuộc loại sâu hại thời kỳ sau, nó chỉ ăn hại được bột và các loại hạt đã vỡ nát. Lập luận này đã bị đánh đổ bởi quan sát của Birch, ông đã quan sát và chứng minh là mọt thóc đỏ có thể sinh sôi và phát triển ngay cả trong các hạt lúa mì còn nguyên vẹn, chỉ có điều là sự sinh sôi, phát triển chậm hơn trong bột mì mà thôi. Thường mọt ăn hại phôi trước, sau đó ăn sang các phần khác cuối cùng ăn hết,chỉ để lại một lớp vỏ.
Mọt thóc đỏ là một loại mọt gây thiệt hại rất lớn, nó phát triển số lượng một cách nhanh chóng và bất thường. Khi ăn hại, mọt tiết ra một chất dịch thối, làm cho lương thực và các sản phẩm khác có mùi hôi rất khó chịu, giống như mùi gián, làm giá trị thương phẩm của sản phẩm giảm sút và mất vệ sinh.
Ở nước ta, bột mì bảo quản thường bị mọt thóc đỏ gây nên những tổn thất nghiêm trọng. Mọt thóc đỏ là một trong những đối tượng phá hại nguy hiểm nhất ở nước ta.
Đặc điểm hình thái:
Dạng trưởng thành: Thân dài 3 – 3,75 mm, rộng 0,97 – 1,5 mm, hình bầu dục dài và dẹt. Toàn thân có màu nâu ánh, đầu dẹt và rộng. Mắt kép màu đen, nhìn ở mặt dưới đầu thì thấy khoảng cách của 2 mắt kép bằng đường kính của mắt kép. Râu hình chùy có 11 đốt, 3 đốt đầu phồng to lên. Ngực trước hình chữ nhật, góc của mép ngực trước hơi cong xuống dưới, trên ngực trước có nhiều điểm nhỏ. Trên cánh cứng có 10 đường rãnh lõm chạy dọc và trong đường rãnh lõm có nhiều điểm nhỏ xếp thành hàng.
Trứng: Dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm, hình bầu dục, màu trắng sửa. Vỏ trứng thô và ráp.
Sâu non: Khi đẫy sức dài 5 – 7 mm, hình ống nhỏ và dài. Đầu màu hung nâu, thân màu vàng nâu nhạt. Toàn thân có 12 đốt (3 đốt ngực 9đốt bụng), đốt bụng cuối cùng có 2 gai lồi màu đen nâu, trên thân có lác đác những lông nhỏ màu vàng nâu. Ở các đốt thì nửa đốt về trước màu nâu nhạt, nửa đốt về sau và đường phân chia đốt màu vàng trắng nhạt. Có 2 mắt đơn màu đen, râu có 4 đốt (đốt 1 và đốt 2 ngắn, đốt 3 dài nhất, đốt 4 nhỏ nhất).
Nhộng: Dài 4 mm, rộng 1,3 mm, màu vàng trắng nhạt.
Đặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 4 – 5 lứa, thời kỳ trứng 3 – 9 ngày, sâu non 25 – 80 ngày ( tuổi 1 từ 2 – 8 ngày, tuổi 2 từ 4 – 9 ngày, tuổi 3 từ 3 – 8 ngày, tuổi 4 từ 2 – 11 ngày, tuổi 5 từ 3 – 9 ngày, tuổi 6 từ 3 – 11 ngày, tuổi 7 từ 4 – 8 ngày, tuổi 8 từ 4 – 16 ngày). Thời kỳ nhộng từ 4 – 14 ngày, hoàn thành một vòng đời mất từ 32 - 103 ngày. Sức sống của mọt của mọt khoảng từ 104 - 374 ngày, con đực có thể sống tới 3 năm.
Con cái một lần đẻ từ 2 – 3 trứng, nhiều nhất có thể đẻ tới 18 trứng, một đời con cái trung bình đẻ 327 trứng, nhiều nhất có thể đẻ tới 1000 trứng (tỉ lệ trứng nở được khoảng 90%). Mọt thường đẻ trứng trên vỏ hạt, trên các rãnh của hạt, trong các khe kẽ bao bì.
Độ nhiệt phát dục thích hợp nhất vào khoảng 28 – 300C khi đó nó hoàn thành vòng đời chỉ mất 27 – 35 ngày, dưới 180C không thích hợp với sự phát dục và trên 400C đã ngừng phát dục, ở 250C thời kỳ trứng mất khoảng 6 – 7 ngày, sâu non mất 66 ngày, còn ở 300C thời kỳ trứng chỉ mất 3 – 5 ngày, và sâu non mất 22 – 27 ngày.
Ở độ nhiệt 420C, tất cả các giai đoạn phát triển của mọt đều chết sau 114 giờ, ở 520C chết sau 3 giờ, ở độ nhiệt này mọt chết sau 15 phút, trứng chết sau 30 phút, sâu non chết sau 45 phút, còn nhộng chết sau 3 giờ.
Trong điều kiện nước ta, trung bình mỗi năm mọt sinh 7 - 8 lứa, về mùa hè mọt hoàn thành vòng đời trung bình mất 28 - 30 ngày, còn mùa đông mất 35 - 40 ngày, có khi mất tới 48 ngày.
Mọt thường có tính quần tụ và giả chết, leo bò rất nhanh và bay khỏe (Vũ Quốc Trung, 1981).
Trong điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm (T=28,5oC, H=73,5%), kết quả khảo sát chu kỳ sinh sinh trưởng của mọt thóc đỏ có vòng đời trung bình là 53,7 ngày, tỷ lệ vũ hoá 100%. Khả năng đẻ trứng cao, trung bình 1 ngày đẻ khoảng 5 trứng/1 thành trùng, trứng được đẻ liên tục ở các ngày trong thời gian khảo sát (Trần Văn Mì, 2004).



:mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top