Limnology

Là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đã và đang thịnh hành hiện nay, Limnology đã và đang chứng minh được vai trò quan trọng và cần thiết của mình trong các nghiên cứu về môi trường thiên nhiên. Ở Việt Nam hiện nay, Limnology vẫn chưa chính thức được đưa vào giảng dạy chính thức như một môn học độc lập và chuyên biệt, các bài giảng liên quan đến lĩnh vực này thường được đưa vào các giáo trình có liên quan như: Sinh thái học thủy vực, Hóa học môi trường...

Topic này được mở nhằm cung cấp cho các bạn yêu thích môn học này những kiến thức tổng quát và xu hướng phát triển của nó. Những thảo luận và thắc mắc bên lề, chúng ta sẽ bàn đến trong topic: "Limnology-Thảo luận, thắc mắc và giải đáp".

1. Limnology: là khoa học nghiên cứu về các đặc điểm tự nhiên của các thủy vực nước (bao gồm hồ ao sông suối, đầm lầy, cửa sông ven biển và các vùng đất ngập nước khác) và các mối tương tác qua lại với các loài sinh vật sống trong nó.
Như vậy, có thể nói, Limnology là một ngành hẹp của Ecology và tập trung vào các vấn đề của thủy vực và thủy sinh vật (trừ phần biển và đại dương)

Thuật ngữ Limnology lần đầu tiên xuất hiện trong công trình Le Léman: monographie limnologique của tác giả Lac Le'man, nghiên cứu về hồ Geneva ở Thụy Sỹ. Công trình này bao gồm ba tập, bao gồm cả phần hóa, lý và sinh học.

Từ Limnology bắt nguồn từ chữ gốc Hy Lạp là limnos, có nghĩa là hồ, ao, đầm lầy.

2. Lược sử phát triển của Limnology

- 1674: Leeuwenhoek mô tả lần đầu tiên nhóm tảo lục Spirogyra trong hồ Berkelse, Hà Lan. Tuy được coi là một nhà vi sinh vật học, nhưng những báo cáo của ông về chu trình phát triển theo mùa, vị trí trong chuỗi thức ăn của và ảnh hưởng của gió đến nhóm tảo này được coi là một trong những bước đi đầu tiên của Limnology.
- 1730: Kỹ sư F.de Duillier đã đo đạc chu kỳ của sóng bề mặt trong hồ, góp phần cho những nghiên cứu đầu tiên về Limnology trên khía cạnh vật lý.
-1845: Johannes Muller góp phần vào việc mô tả các sinh vật phù du trong hồ. Sau đó một thời gian ngắn, Peter Erasmus đã lần đầu tiên quan sát những loài giáp xác có kích thước hiển vi trong hồ.
-1850: Louis Agassiz xuất bản cuốn: Lake Superior: Its physical character, vegetation and Animals. Cuốn sách được coi là sự khởi đầu cho việc phát triển Limnology tại Mỹ.
-1935: Cuốn sách dùng cho giảng dạy về Limnology lần đầu tiên tại Mỹ của Paul S. Welch: Limnology
-1940: Cuốn sách "Fundamental of Limnology" của Franz Ruttner xuất hiện ở Đức
-1957: Hutchinson cho ra đời tập đầu tiên "Treatise on Limnology" và trở thành một trong những cuốn sách tham khảo kinh điển trên toàn thế giới.

- Đĩa sechi, một trong những dụng cụ xuất hiện sớm nhất trong lĩnh vực đo đạc khi nghiên cứu Limnology, được phát minh bởi nhà thiên văn học nguời Ý Pietro Angelo Secchi.
- Tạp chí "Limnology and Oceanography" của American Society of Limnology and Oceanography (tiền thân là Limnological Society of America, năm 1936) là một trong những tạp chí nổi tiếng nhất về lĩnh vực này.

3. Xu hướng nghiên cứu Limnology hiện nay:

Từ những năm 1970s, các vấn đề nổi cộm về sự suy giảm chất lượng môi trường của các thủy vực nước ngọt đã thu hút các kỹ sư và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để tìm biện pháp sử dụng hợp lý các thủy vực này.
Ngoài việc nghiên cứu khả năng chịu đựng các chất dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ của các thủy vực, các phương pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, tăng cường chất lượng nước và đa dạng sinh học, ngày nay, các nhà đầm hồ học (tạm dịch của limnologist) tập trung đến cả các mô hình quản lý và dự báo cho các hồ tự nhiên và nhân tạo. Ví dụ, mô hình WQRRS (water quality for river or reservoir system) có thể dự đoán khá chính xác sự thay đổi của nhiệt độ và ô xy hòa tan trong những điều kiện khác nhau.

1983: Reckow và Chapra trong hai tập sách Lake Modeling rất nổi tiếng, đã đưa ra những thảo luận về các mô hình khác nhau trong lĩnh vực này. Xu hướng phát triển các mô hình quản lý và dự báo dựa trên các báo cáo tổng hợp về đánh giá tác động môi trường đang được các nhà đầm hồ học ngày nay phát triển và ứng dụng tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước Bắc Âu, Nhật Bản và Mỹ.

4. Xu thế của tương lai:

- Cơ sở dữ liệu lâu dài
- Phối hợp giữa phòng thí nghiệm và thực địa
- Nghiên cứu tổng thể hồ
- Đầm hồ học so sánh (nghiên cứu trên diện rộng của những khu vực tương tự nhau, nhằm đưa ra những nhận xét về nguyên nhân của sự thay đổi)
- Quản lý đất ngập nước

5. Các tạp chí về Limnology:

- Limnology and Oceanography
- J. of Plankton Research
- J. of Plankton Ecology
- J. of freshwater ecology
- J. of freshwater biology
- J. of lake and reservoir management

Và nhiều tạp chí khác...
 
Hồ tự nhiên được coi là thuỷ vực nước tĩnh, vậy còn các hồ nhân tạo như hồ thuỷ điện Hoà Bình hay Trị An thì có được coi là thuỷ vực nước tĩnh không ạ?

Bác có thể giải thích giùm tại sao khi nhiệt độ của nước tăng lên thì hàm lượng ôxy cũng như các khí hoà tan trong nước lại giảm vậy?
 
Mình quote câu hỏi của bạn sang topic "Limnology-Thảo luận và giải đáp thắc mắc" để tiện theo dõi. Các câu hỏi khác, bạn có thể post sang topic đó để đảm bảo tính liên tục trong chủ đề này. Mình sẽ xóa các post này trong lần post bài tiếp theo của topic này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top