redtide: said:
Hồ tự nhiên được coi là thuỷ vực nước tĩnh, vậy còn các hồ nhân tạo như hồ thuỷ điện Hoà Bình hay Trị An thì có được coi là thuỷ vực nước tĩnh không ạ?
Bác có thể giải thích giùm tại sao khi nhiệt độ của nước tăng lên thì hàm lượng ôxy cũng như các khí hoà tan trong nước lại giảm vậy?
1. Các hồ chứa nhân tạo, thường là được ngăn dòng từ những con sông lớn. Vì vậy, thường có những đặc tính khác với các hồ tự nhiên do vẫn có phần nước chảy từ đầu nguồn và có nhiều thời điểm xả nước rất nhiều, trong một thời gian dài, chính vì vậy, nhiều người không xếp các hồ chứa vào các thủy vực nước tĩnh chính thống. Khi xem xét trong một vấn đề nghiên cứu, người ta có thể xếp hồ chứa vào một loại hình thủy vực riêng, vì những đặc tính thủy lý hóa của chúng có nhiều điểm khác biệt so với hồ tự nhiên.
2. Hàm lượng oxy cũng như một số khí khác hòa tan trong nước thường giảm đi khi nhiệt độ nước tăng lên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng hai yếu tố chính quyết định vấn đề này là các đặc tính về mặt hóa học và các yếu tố sinh học
-Hóa học: Khả năng hòa tan của oxy và một số chất khí trong "dung môi nước" cao hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên, trong các dung môi khác, một số chất không tuân theo quy luật trên, chẳng hạn N2,H2,CO,He, Ne thậm chí còn tăng tính tan khi nhiệt độ của các dung môi hữu cơ (benzene, acetone...) tăng lên. Ngay trong môi trường nước, khi tính tan của H2,N2 và He có thể giảm khi tăng nhiệt độ của nước. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng đến 70oC thì tính tan của chúng lại tăng lên.
(Bạn có thể tham khảo lại các tài liệu về hóa học đại cương để nắm rõ hơn vấn đề này)
-Sinh học: Trong môi trường nước luôn có các vi sinh vật phát triển, tại nhiệt độ thấp, các vi sinh vật này sẽ có mức hoạt động kém hơn và điều này đồng nghĩa với việc sử dụng ít ôxy để phân giải các cơ chất hơn. Tuy nhiên, điều này có thế sai lệch trong một số trường hợp đặc biệt.