Kỹ sư Công nghệ Sinh học có thể xài được ở đâu?

Thi với cử đau đầu quá đi.............. Mọi người mỗi người một ý.... Chọn một ngành học thật khó, ảnh hưởng đến cả đời sau này.. Theo mọi người ngành CNSH ở trường ĐH Bách Khoa HN thì có được đi sâu nghiên cứu, tìm tòi... không hay lại chỉ là về thực phẩm gì gì đó! Em thích trường BK vì được thực hành nhiều hơn trường KHTN. nhưng mà không được nghiên cứu về lĩnh vực sinh học thì chắc em phải nghĩ lại...
 
Kỹ sư Công nghệ Sinh học có thể sài được ở đâu?

Chào mọi người, lâu rồi mình không viết bài trên diễn đàn (dù vẫn luôn quan tâm theo dõi), bữa nay thấy chủ đề này cũng hay hay nên góp vài lời.
Trước khi nói suy nghĩ của mình, tôi xin nêu lên một ví dụ cụ thể trước. Tôi có quen 1 bạn SV tốt nghiệp ngành CNSH năm 2007 của 1 trường có tiếng ở VN. Bạn này được giữ lại bộ môn, và còn có năng lực cao mà đơn cử 1 việc là đã đậu học bổng du học theo đề án 322 của chính phủ. Như thế là lý tưởng quá rồi - tôi nghĩ vậy. Nhưng rồi bạn này đã quyết định rời trường ĐH mà nhiều người khác mơ ước được nhận vào làm nghiên cứu, từ bỏ luôn cơ hội du học mà ít người có thể đạt được, để tìm kiếm 1 công việc khác có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Cả 2 thứ mà bạn tôi đã từ bỏ lại là những thứ tôi đang theo đuổi. Tôi không biết nên diễn tả tâm trạng của tôi như thế nào khi người bạn này tâm sự như thế. Tôi kg muốn nêu tên người này nhưng chắc chắn người này anh Hưng cũng biết.
Do vậy, tôi nghĩ rằng ngành nghề, một cách tương đối, là không quyết định được thành công hay thât bại của một người. Và, chưa chắc kiếm được việc đúng ngành đúng nghĩa là đã tốt. Tất cả là do năng lực và suy nghĩ của mỗi người thôi. Cuối cùng, khi còn đi học thì cứ cố gắng học chuyên môn hết mình, cùng với việc học ngoại ngữ.
 
em rất thích câu này của Mac: " nếu bạn chọn một nghề mà có thể cống hiến nhiều nhất cho nhân loại thì bạn sẽ không cảm thấy gánh nặng của công việc ấy."
nếu chọn được một ngành mình say mê, yêu thích chắc chắn sẽ tốt hơn khi phải làm một nghề mình không thích, nhàm chán cho dù có kiếm được nhiều tiền. Có phải vậy không?
 
em rất thích câu này của Mac: " nếu bạn chọn một nghề mà có thể cống hiến nhiều nhất cho nhân loại thì bạn sẽ không cảm thấy gánh nặng của công việc ấy."
nếu chọn được một ngành mình say mê, yêu thích chắc chắn sẽ tốt hơn khi phải làm một nghề mình không thích, nhàm chán cho dù có kiếm được nhiều tiền. Có phải vậy không?

hihi nói dối:dapchet:....nếu mình ko thể nuoi song duoc ban than thì lấy gì làm giau xã hội...làm gi công hien cho dat nuac ,nhan loai:bithuong:
 
Đi chơi mấy hôm mới về lại vào tán nhảm tí nữa vậy.

1. Xin lỗi vì topic trước viết sai, cảm ơn Architectural đã phát hiện.

2. Nói chung ngành sinh học dễ xin việc ở nước ngoài lắm. Tôi làng nhàng bằng khá thôi, thời đại học thi lại tổng cộng 15 môn (trong đó có 1 kỳ thi lại tiếng Anh) mà còn sang được đây thì chả lý do gì mà nói là khó cả nhé.

3. Học trường nào cũng vậy mà thôi, quan trọng ở bản thân mình. Nói thật là trong ngành này, các cô cậu sinh viên cho dù học trường nào, cho dù thủ khoa, bằng giỏi thì ra đi làm vẫn phải đào tạo lại hết (trừ khi xin vào lab thực tập và làm nghiêm túc từ năm thứ 3 và ra trường vẫn làm ở lab đó hoặc cùng hướng đó nhé). Còn mấy cái lý thuyết học trên lớp thì chẳng là gì cả.

4. Làm theo cái mình yêu thích hay làm theo cái mình cho là kiếm ra nhiều tiền thì tùy từng người mà thôi. Không thể áp đặt ý muốn của mình cho người khác. Có người làm theo cái mình thích, cả đời nghèo nhưng họ thỏa mãn với mơ ước và sở thích của mình, vậy là hạnh phúc. Nhiều người làm theo hướng có tiền, sau này giàu nhưng chưa chắc đã sướng. Tóm lại cá nhân tôi nghĩ rằng nên làm theo điều gì mình cho là hợp lý thôi. Có người nghĩ lại giá mà trước đây mình chọn ngành khác thì tốt biết mấy. Nghĩ thế không đúng đâu nhé, vì điều đó không xảy ra, hồi đó chọn ngành khác hay trường khác chắc gì đã hơn giờ. Cho nên hãy phấn đấu và hướng đến tương lai chứ đừng dày vò với quá khứ nhé.

Dừng tán nhảm nhé.
 
<HR style="COLOR: #d1d1e1; BACKGROUND-COLOR: #d1d1e1" SIZE=1> <!-- / icon and title --><!-- message -->
Em có câu hỏi kiểm tra này khó quá các bác giúp em với:" hãy phân tích quan điểm: Cơ sở di truyền học, lí thuyết sinh học phân tử là cơ sở lí luận của công nghệ sinh học và ngược trở lại, những kĩ thuật của công nghệ sinh học lại là công cụ sắc bén để nghiên cứu di truyền" Em đã tìm khá nhiều tài liệu trên mạng nhưng không thấy câu trả lời cho câu hỏi này, mọi người giúp em với. Nếu có tài liệu gì thì mọi người có têể gửi qua mail cho em cũng được. Mail là luuthingan17@gmail.com, em cảm ơn trước nhé!!!!!
 
Bioengineering , cái này tôi thấy người ta chỉ đào tạo o bậc master ở trường tôi chứ không đào tạo bậc bachelor, nguồn sv đầu vào là sv tot nghiệp khoa chế tạo máy, và ngành này cũng của khoa chế tạo máy, chẳng dính dáng gì đến sinh học cả đâu. còn ngành biotechnology thì hấu hết chỉ có ở các trường ky thuật ( technik Uni.) còn các trường đh tổng hợp lớn thf đào tạo ngàng biology...
 
Em mới đậu ngành CNSH của trường ĐHQT của ĐHQG. Em nghĩ mình không nên đi những vào những ngành "thiếu thực tế" (dạ quả thiệt là không biết dùng từ sao cho đúng, mấy anh bỏ qua...) Ý em: "thiếu thực tế" là nuôi cấy phôi, mô... ý tường làm chân tay bị cụt mọc ra lại như thằn lằn... chữa ung thư bằng cách sắp xếp lại trật tự ban đầu của DNA/ NST... Em không biết em hiểu CNSH "thiếu thực tế" như vậy có đúng không?

Em muốn học 1 ngành "thiết thực hơn", và theo em nó là CNSH môi trường... Em nghĩ là học về môi trường ra có thể làm về môi trường: cải tạo đất, lọc nước bẩn (có cả con kênh "xanh xanh" Nhiêu Lộc, ô nhiễm không khí, mưa azit... - là 1 vấn đề nóng bỏng bây giờ.
- mình thấy sv mình thường hay đánh đồng ngành cnsh va ngành sh là 1 , nhưng đấy là 2 ngành khá khác nhau đấy chứ
- những cái bạn nói thiếu thự tế thì qủa thự ở vn đang ít thất, vì cái đó đòi hỏi trình độ khá cao và mấy móc hiện đại, nhưng về nuôi cấy mô thì lại khá dễ dàng và ở vn ứng dụng quá nhiều rồi, nhâts là trong nông nghiẹp và lâm nghiep... bạn tìm hieu đi
còn mấy cái bạn gọi là thiếu thực tế khác lại đang rất thực tế và được ung dung rat rong rai trong y học đấy, hầu hết các nước phát triển đèu có thành tựu cao trong nghien cứu mấy cái này.
- còn về ứng dụng sinh học trong môi trường , nếu ban không nghien cứu mà chỉ ứng dụng thôi thi, thì cũng không càn học về bio nhiều, còn nếu bạn muốn nghiên cứu để cho bên môi truờng ưngd dụng thì bạn sẽ phải đụng đến nhiều về sinh học phân tử, vi sinh .vv.vv lúc ấy không chừng lại đungj vào cái bạn gọi là thếu thự tế đấy.
 
Hiện nay ngành Nông nghiệp ở nước mình đang rất thiếu nhân lực CNSH. Bộ NN&PTNT có chương trình CNSH Nông nghiệp rất rất chi là nhiều $
 
Chỉ xin góp một ý nhỏ cùng các anh chị quản trị diễn đàn
Đề nghị đổi "sài" thành "xài" trên tựa đề của chủ đề này :mrgreen:
 
Hiện nay ở VN hầu hết các công ty vẫn chưa phân biệt rõ Kỹ sư CNSH với Kỹ sư Hoá Học Thực phẩm (ngay chính những bạn Sinh Viên vẫn còn mơ hồ). Thế nên hầu như các Kỹ sư CNSH ra trường đều đâm đơn vào các cty Thực phẩm.

& trong chính chương trình đào tạo ở các trường ĐH cũng ko phân biệt rõ ràng!

Thế nên:
Trả lời cho câu hỏi của Topic, mình có ý kiến như sau (dựa trên thực tế nhữg bạn ra trường ở lớp mình):

Sau khi ra trường, Ksư CNSH có thể tham gia các lĩnh vực sau:
1. NGhiên cứu sinh trong các Viện Sinh Học
2. Làm việc trong các phòng lab về QC (Kiểm tra chất lượng) của các cty thực phẩm, cty mỹ phẩm, thức ăn gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, ...
3. Làm việc trong các công ty dược (bộ phận sản xuất & bộ phận kiểm tra chất lượng sphẩm)
4. Làm việc trong phòng Kỹ thuật cuả các cty Thuỷ sản, cty Thức ăn gia súc, cty Thực phẩm, Mỹ phẩm...
5. Làm Sale Engineer.
6. Giảng dạy trong các trường ĐH (đoì hỏi học giỏi & học Thạc sĩ - nếu ko suốt đời canh giữ PTN :hihi:)
7. Làm trái ngành :mrgreen:

Hầu hết những bạn ra trường ở lớp mình đều làm việc như thế & gần như thế! ^^
Thế nên các bạn đã, đang & sẽ là Ksư CNSH cũng đừng lo về "đầu ra" của mình :welcome:
Ngành nào cũng thế, miễn các bạn cố gắng làm việc, tiếp tục học tập thì cũng chẳng khó kiếm việc lắm đâu! ^^
 
Và xin nói thêm là các bạn cần phân biệt ngành CNSH & Sinh Học ^^:buonchuyen:


NGhe có vẻ buồn cười nhưng hầu hết mọi người cứ lầm lẫn 2 từ này với nhau (giống như lầm lẫn giữa "Vi sinh vật học" & "Công nghệ vi sinh" vậy!

Đã có cụm từ "Công nghệ" nghiã là phải có "ứng dụng"!
=> CNSH là ứng dụng Sinh Học vào thực tiễn & CN vi sinh là ứng dụng vi sinh vào thực tiễn.

Khi đã nắm rõ như thế thì việc tìm việc sẽ dễ hiểu hơn! ..^^..

& nhảm tí: Kỹ sư CNSH ra trường đc "xài" ở đâu là... do Ksư CNSH đó & nhà tuyển dụng quyết định! :mrgreen:^^
 
Sau khi ra trường, Ksư CNSH có thể tham gia các lĩnh vực sau:
1. NGhiên cứu sinh trong các Viện Sinh Học
2. Làm việc trong các phòng lab về QC (Kiểm tra chất lượng) của các cty thực phẩm, cty mỹ phẩm, thức ăn gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, ...
3. Làm việc trong các công ty dược (bộ phận sản xuất & bộ phận kiểm tra chất lượng sphẩm)
4. Làm việc trong phòng Kỹ thuật cuả các cty Thuỷ sản, cty Thức ăn gia súc, cty Thực phẩm, Mỹ phẩm...
5. Làm Sale Engineer.
6. Giảng dạy trong các trường ĐH (đoì hỏi học giỏi & học Thạc sĩ - nếu ko suốt đời canh giữ PTN :hihi:)
7. Làm trái ngành :mrgreen:

Cái này sắp hết đất dụng võ rồi. Đây nè,

http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/251078.asp

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Theo đó, sau 5 năm thành lập, trường chuyên phải có ít nhất 30% đội ngũ giáo viên chuyên trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, không kể giáo viên thỉnh giảng.

Cấp 3 thôi đấy nhé.
 
Sau khi ra trường, Ksư CNSH có thể tham gia các lĩnh vực sau:
1. NGhiên cứu sinh trong các Viện Sinh Học
nghĩa là sao hả bạn, vào đấy là phải làm đế nghiên cứ sinh cơ àh ?? thế chỉ vào làm việc bình thường dược không ??
 
Cái này sắp hết đất dụng võ rồi. Đây nè,

http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/251078.asp

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Theo đó, sau 5 năm thành lập, trường chuyên phải có ít nhất 30% đội ngũ giáo viên chuyên trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, không kể giáo viên thỉnh giảng.

Cấp 3 thôi đấy nhé.

Bây giờ quy định chặt chẽ lắm, trường cao đẳng cũng phải có đội ngũ thạc sỹ hùng hậu nên mới có việc cả đội giáo viên gần 20 người kéo đi thi cao học. Sau đó kéo luôn giảng viên dạy cao học về trường đó dạy. Thật là tiện mà.
 
kỹ sư CNSH

chào cả nhà, đúng như các anh chị nói, em đăng ký nghành công nghệ sinh học hy vọng mình sẽ học được những gì đúng nghĩa của nó.
Nhưng khi học chủ yếu học thiết bị để phục vụ sản xuất, mà lại học nghiêm về thực phẩm nữa chớ. Phần lớn các bạn lớp em cán học, vào trường bách khoa ai cũng mang theo mình một hoài bảo lớn, nhưng rồi nó bị dập tắt do không hiểu chương trình đào đạo.
Em muốn vào những trang sinh học để học hỏi kiến thức nhưng đối với em toàn là mới lạ. em ko biết xuất phát từ đâu. Trong đượt thực tập vừa qua em gởi đơn xin thực tập ở các viện hy vọng mình sẽ học hỏi thêm nhưng chẳng ai nhận mặc dù bảng điểm em rất tốt vì họ ko hiểu chương trình đào tạo của em:cry:
 
Cháu đồng ý với các bác là kĩ sư CNSH ko phải làm công việc như 1 nhà hóa học.
Nhưng thực ra cháu cũng chưa hiểu lắm về ngành CNSH.
Năm nay cháu 18t,cháu cũng định thi vào CNSH của đh bách khoa. Mong các bác giúp nói rõ về ngành này hơn đc ko ah?
:hum:
 
Mình học CNSH Bách Khoa Hà Nội khóa 47, ra trường năm 2007. Không xem diễn đàn thường xuyên nên có khả năng đưa ra những cái được nói rồi.

CNSH BK đào tạo ra cả đồng chí làm viêc cho nhà máy (kĩ sư sinh học, hóa thực phẩm) và cu li cho các phòng nghiên cứu. Hồi trước mình học, chương trình gồm có:

- năm 1+2 học các môn cơ bản: đủ thứ từ toán, lý, hóa tới điện tử, cơ khí,...--> học mấy thứ linh tinh cũng hay phết.

- năm thứ 3 học chủ yếu các môn hóa: hữu cơ, vô cơ, hóa lý, hóa sinh, hoá phân tích... Cuối năm đi tham quan nhà máy. Lớp mình có đi nhà máy đường Lam Sơn, Thanh Hóa và bia Nada, Nam Định

- năm 4: học các môn sinh học: sinh học cơ bản, vi sinh, di truyền, nuôi cấy mô tế bào, enzyme,
--> 2 kì năm thứ 4 là hay nhất. Cuối năm lớp mình chia ra làm 2 nhóm (theo mục đích nghiên cứu hay làm đồ án thiết kế). VD: 1 nhóm đi lên Viện DT Nông nghiệp hoặc ở lại PTN của trường để làm nghiên cứu, 1 nhóm đi tham quan quy trình sản xuất tại nhà máy rượu Hà Nội để sau này làm thiết kể.

- năm 5:
+ kì đầu: học các môn công nghệ --> chán kinh khủng, môn nào cũng đầu vào, bước 1 bước 2 bước n, đầu ra: mình thích gộp lại thành 1 môn là môn chung vì học các môn lẻ tẻ vừa mất thời gian, vừa chả có ích gì.
+ ki sau: tập trung vào hoặc đồ án nghiên cứu hoặc đồ án thiết kế.

Từ hồi ra trường, chương trình cải cách khá nhiều. Giờ có hẳn thời khóa biểu phân môn riêng cho những ai làm nghiên cứu và làm thiết kế.

Nếu các bạn theo nghiên cứu thì học tự nhiên có vẻ phù hợp hơn (ngoài ra còn tiết kiệm được 1 năm). Kiến thức cơ bản dân tự nhiên nắm rất chắc và bài bản. Bên BK thì thiếu đâu mới lò dò kiếm sách bù vào, và bù rất nhiều. Tuy nhiên, học bách khoa suy từ bản thân mình ra, mình thày cô hay để học sinh tự chiến nên tinh thần vượt khó khá tốt (nói thế chứ thày cô Viện CNSH là những thày cô tốt nhất từ trước tới giờ mình được học). Do dân BK biết nhiều thứ linh tinh nên đụng tới cái gì là sờ ra nó ở đâu :mrgreen:.
Nếu học để đi làm nhà máy thì chắc chắn nên chọn Bách Khoa.

Nói rõ hơn về chương trình học, BK nghiên về phần vi sinh và sinh học phân tử. Chương trình học mới có bổ sung nhiều môn về di truyền và sinh học phân tử. Bản thân mình thấy K49 kiến thức phần này rất tốt, hơn hẳn lớp mình hồi trước. Các đề tài cũng thiên về vi sinh, sinh học phân tử có miễn dịch, enzyme (mình chỉ nói chung chung được thế này). Trong quá trình mình học, làm tiểu luận bét nhè vì làm tiểu luận không phải thi :)))). Mấy cái tiểu luận này rèn tiếng anh chuyên ngành khá tốt, cách trình bày và mặt dày để bảo vệ ý kiến của mình mà không run.

Xu hướng:
- Chương trình học ngày càng cải thiện
- Cơ hội học bổng cũng ngày nhiều hơn vì các thày cô chịu khó tìm chương trình hợp tác. Chương trình học có thể xem trên mạng hay hỏi các đồng chí K49 trở xuống. Càng này càng có nhiều đồng chí CNSH BK đi chu du các nước, có đủ Á, Mĩ, Âu.

Mình theo CNSH Nông nghiệp, mảng thực vật. Hồi trước chọn BK chỉ vì nó có CNSH và nghĩ học Tự nhiên sẽ phải học nhiều lý thuyết. Hết năm thứ 1 lên trên Viện CNSH CNTP xem thời khóa biểu thấy yên tâm vì nó có môn CNSH thực vật thì an tâm. Ngoài ra, chả biết nó học cái gì. Vào mới thấy được học mỗi một môn thực vật. Nhưng do tính cách, suy nghĩ, nếu được chọn lại trường, vẫn chọn BK, vẫn đi theo SH thực vật như bây giờ (mặc dù để lạc đàn ở BK và các thày cô thì ngồi ngáp khi nghe mình nói trồng cây cối).

Tóm lại là kiến thức trường cung cấp là một phần rất rất nhỏ, phần lớn là cách tư duy để có thể tự thu được những kiến thức chưa biết.

Viết nhanh nên cấu trúc hơi lộn xộn. Có gì cứ trao đổi thêm.
Mong bài này giúp bạn về cách chọn trường.
 
Mình trước ở Việt nam học về sinh hóa thực vật. Đến khi đi nước ngoài thì chuyên làm về miễn dịch và protease trên người. Thiết nghĩ ngành học chỉ là một định hướng ban đầu, cơ bản cần may mắn, nếu có sự đam mê công việc và cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất, bạn sẽ có cơ hội và chỗ đứng tốt. CV và valuable recommendation letter của GS hướng dẫn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xin học bổng chứ không phải là ngành học của bạn Nhân đây xin gửi vài học bổng ở Mỹ họ gứi đến chỗ Lab mình
 

Attachments

  • hoc bong My.pdf
    648.5 KB · Views: 110
Hehe em fly quảng cáo ác quá. Nói chung con trai nên chọn Bách Khoa, nhiều cái hay lắm, muốn biết rõ thì pm chứ không kể công khai:oops:. Đại khái ít nhất con trai vào Bách Khoa cũng sẽ được tu luyện mấy bộ môn thiết yếu cho cuộc sống sau này như: nghệ thuật đấu tửu, tiếng Anh chuyên ngành... điện tử, nghệ thuật bốc phét vvvvv hihi, ôi tự nhiên nhớ quá........
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top