Hỏi về cái gọi là "Quan điểm"

linhtinh

Senior Member
"Ngày nay, điều rõ ràng là các cơ chế điều khiển tế bào - nói rộng ra là cơ chế điều khiển sinh vật - là tất cả. Chúng nằm trong chuỗi vòng xoắn vô tận và các ngả chuyên hoá không thể giải thích được trong đó khó có thể biết được ai làm ra cái gì và ai kiểm soát ai. Dù sao đi nữa, khi các công trình nói trên đã được tiến hành thì người ta đang đi tới kết luận: cần phải ra khỏi "tổng thể của DNA" nếu không con đường nghiên cứu sinh học phân tử sẽ còn giậm chân tại chỗ rất lâu nữa"

Tớ không biết cái site của chúng ta có đóng của hay không đóng cưa, nhưng cho tớ nhiều chuyện muốn hớt lẻo ti chút. Chẳng qua là tớ thấy các cậu có cái gọi là "Quan Điểm", mà một trong những quan điểm hay đập vào mặt tớ, à không, vào mắt tớ là cái quan điểm "dzĩ đại" trên. Các câu vui lòng dành chút thời gian vàng ngọc quý giá trị giá tiền tỷ của các cậu trả lời hộ tớ.

- Ông bà cô cậu chú bác dì mơ em cháu nào phát biểu cái câu này vậy, phát biểu ở đâu?
- Cái site svn334 gì gì đó là ở cái xó xỉnh nào? Độ tin cậy của nó là mấy phần trăm. Nó có đáng tin như những websites mà cậu cả Casper đã gò lưng "siu tầm" rồi post lên cho chúng ta hay không? Tại sao lại chọn site này để tha những thứ này về mà không tự mình sản xuất, hay ít ra là chọn những web có độ tin tưởng cao như Nature, Science, Cell, PNAS, JBC, ...?
- Tác giả của quan điểm trên phát biểu trực tiếp trên site svn344. Hay cái site này cũng lượm lặt đâu đó rồi về to son trét phấn trang điểm nay các cậu tha về và cũng đánh phấn tô son cho nó?
- Các cậu bê nó về, thế các cậu có thực sự hiểu nó nói cái gì không? Có thấy nó sai chỗ nào không? Hay đơn giản chỉ vì đọc lên nghe kêu to quá, dzĩ đại quá, bác học quá ... thế là cứ vui vẻ cầm về?
- Các cậu đã kiểm chứng nguồn tài liệu gốc của cái quan điểm này chưa, hay là cũng nhắm mắt bê về?
 
Tài liệ ngừơi ta đưa lên net thì cũng từ sách vở mà ra chẳng ai giỏi nhu Newton hay này nọ mà tự bịa ra được , so that điều quan trọng là nội dung có phong phú hay ko còn kiến thức thì ở đâu cũng thế và độ tin câ.y có thể châ'p nhâ.n được. đã gọi là phổ thông mà tức là làm sao để tâ't cả đều hiểu được
 
nếu cậu biochime kô phải là người phụ trách mục Quan Điểm và đã tha cái quan điểm ấy về thì đừng có trả lời tầm phào như vậy. Còn nếu đúng là person in charge thì trả lời đúng trọng tâm câu hỏi
 
Ông bà cô cậu chú bác dì mơ em cháu nào phát biểu cái câu này vậy, phát biểu ở đâu?
http://sv334.com/forum/viewtopic.php?t=1555

Cái site svn334 gì gì đó là ở cái xó xỉnh nào?

Có ghi rõ là sv334.com. Vậy chứ theo bạn phải ghi như thế nào nữa thì bạn mới có thể biết là cái site này nằm ở xó xỉnh nào ??

Độ tin cậy của nó là mấy phần trăm

Bạn trả lời câu hỏi NCBI có độ tin cậy bao nhiêu phần trăm ?

Tại sao lại chọn site này để tha những thứ này

- Kể từ khi bạn biết đến internet đã bao giờ bạn làm cái công việc là save as một trang web nào đó, một tài liêu nào đó. Nếu bạn đã từng làm như vậy thì tự bạn có câu trả lời rồi nhé.
- Không phải là "những thứ" mà mới chỉ có 1 thứ đó thôi

mà không tự mình sản xuất

Chúng tôi cũng tự mình sản xuất một số thứ, và cũng có một số thứ không tự sản xuất
Xin hỏi bạn những site lớn mà bạn vừa kể có phải họ hoàn toàn tự sản xuất hay cũng có vô khối thứ là từ những nguồn khác? Hay một cuốn sách, một công trình, một bài báo ... tại sao lại có một dãy dài reference ?

hay ít ra là chọn những web có độ tin tưởng cao như Nature, Science, Cell, PNAS, JBC, ...?

Nếu khi vào những site đó mà tôi gặp được một quan điểm hay thì dĩ nhiên tôi sẽ nhặt về.

- Tác giả của quan điểm trên phát biểu trực tiếp trên site svn344. Hay cái site này cũng lượm lặt đâu đó rồi về to son trét phấn trang điểm nay các cậu tha về và cũng đánh phấn tô son cho nó?

http://sv334.com/forum/viewtopic.php?t=1555

- Các cậu bê nó về, thế các cậu có thực sự hiểu nó nói cái gì không?

Tôi là người tha cái quan điểm ấy về và tôi hiểu rằng đó là một quan điểm trong việc nghiên cứu Sinh học phân tử. Tại sao gọi cái đó là một quan điểm? Vì nó nói rằng các nghiên cứu sinh học phân tử đã đến lúc phải thoát ra khỏi cái được dich là "Tổng thể của DNA". Và tôi thấy điều này là cần thiết vì quả thực các nghiên cứu sinh học phân tử ở thời điểm này đang giậm chân tại chỗ.

Có thấy nó sai chỗ nào không?

Một quan điểm không bao giờ có thể được gọi là đúng hay sai. Cách đây hai năm tôi nghĩ rằng xây dựng một cái website như thế này để tận dụng thời gian nhàn rỗi của tôi và của các bạn bè tôi là đúng. Còn bây giờ tôi nghĩ rằng đó là điều sai lầm

Hay đơn giản chỉ vì đọc lên nghe kêu to quá, dzĩ đại quá, bác học quá ... thế là cứ vui vẻ cầm về?

Tôi yêu thích những điều vĩ đại. Đặc biệt là những điều vĩ đại trong khoa học.

Các cậu đã kiểm chứng nguồn tài liệu gốc của cái quan điểm này chưa, hay là cũng nhắm mắt bê về?

Nếu chúng tôi có đủ thời gian, chúng tôi sẽ ra thư viện quốc gia, tìm Tạp chí Tia sáng, đọc cho đến khi tìm được cái số báo có đăng bài đó và khi đó bên dưới cái quan điểm này sẽ ghi được thêm 1 câu là: Báo Tia sáng - số xx
Chúng tôi không làm nổi cái công việc "đúng nghĩa khoa học" đó, cho nên đành nhắm mắt bê về.
 
ối ối, cậu lại nóng rối. Nóng tính là không tốt đâu. Tớ khoan bàn những điều lớn lao, chỉ hỏi cậu vài điều.

sv334.com là cả 1 cánh rừng đủ thành phần tham gia chát chít cãi cọ (là chính), cậu thánh thật moi ra được cái quan điểm dzi đại ấy tha về. Tớ người trần mắt thịt, vào trong ấy chỉ thấy tòan là rác với rác. Cậu không cho tớ cái link ấy, khéo tớ lạc quên cả lối ra đấy.

Còn độ tin cậy của web à, thế cậu hỏi thử cậu cả Casper xem, hôm trước cậu í cãi rất hăng say là cậu í đọc tòan tài liệu quý hiếm trên NCBI, nghĩa là NCBI là đáng tin. Thế còn cái svn334 theo cậu thì thế nào. Về mặt lý thuyết NCBI hay Nature và sv334, kể cả sinhhocvietnam đều là web, là bình đẳng ngang nhau. Nhưng độ tin cậy thì phải đánh giá kỹ lưỡng, đâu có cào bằng, cá mè một lứa được. Nếu cậu dám tuyên bố là svn334 và sinhhocvietnam có độ tin cậy ngang NCBI và Nature thì khoa học VN sẽ lên mặt trăng ngay ngày hôm nay, Trung Quốc đành ngậm ngùi nhìn chúng ta rồi ngồi khóc tỉ tê ma thôi. Nói giản dị hơn, cậu là người, Bill Gate cũng là người là bình đẳng ngang nhau. Nhưng đặt hai người cạnh nhau thì sao nhỉ?.

Ngày xưa tớ bé tí, thấy web là mê, là save as, Đúng vậy, nhưng từ từ được mẹ làm "cho sáng mắt ra" tớ chỉ tính nhiệm sách thôi. Không tha rác về máy tính nữa. Người ta càng lớn càng phải khôn ra chứ.


Thế cậu trích cái quan điểm đó mà references chỉ có mỗi svn334 thì có đúng quy cách với references của sách, bài báo không?

Cách đây 2 năm, cậu cho làm web là đúng, nhưng nay thì sai.vậy cậu có nghĩ cái quan điểm ấy lúc phát biểu thì đúng mà bây giờ cũng sai bét nhè không?

Cậu yêu thích những điều vĩ đại trong khoa học, vậy những thứ nhỏ nhặt trong khoa học cậu đã am tường chưa (không cần hết, chỉ cần 1 phần thôi), ngay cái chuyện giản dị nhất là trích dẫn tài liệu cậu đã am tường chưa, rành rẽ chưa? một nhà khoa học từng phát biểu: Trước khi quan sát bầu trời, hãy để ý dưới chân mình, kẻo sập lổ.

Cậu trích dẫn 1 vấn đề mà không kiểm chứng nguồn gốc của nó, đơn giản là không có thời gian vậy điều đó chẳng khác nào một ông bác sỹ cứ nhắm mắt mổ đại bệnh nhân mà không cần đọc và nghiên cứu bệnh án. Thế thì có được gọi là bác sỹ đúng nghĩa không?

Giờ tớ hỏi cậu vài câu nữa nhé:

- câu "Ngày nay, điều rõ ràng là các cơ chế điều khiển tế bào - nói rộng ra là cơ chế điều khiển sinh vật - là tất cả" về mặt ngữ pháp VN có gì không bình thường không? Cậu hiểu "là tất cả", là ý gì, tất cả trong trường hợp này là danh từ hay tính từ. Nếu là tính từ thì câu chưa hòan chỉnh, nếu là danh từ thì nghĩa của danh từ tất cả là gì?

- Trong cụm từ "Chúng nằm trong chuỗi vòng xoắn vô tận và các ngả chuyên hoá" thì chữ ngả chuyên hóa nghĩa là gì? ngã hay ngả?

- Trong cụm từ "khi các công trình nói trên " thế các công trình nói trên đâu, đó là các công trình nào, của ai, công bố ở đâu, khi nào???

- "Tổng thể của DNA" là gì? Từ gốc tiếng nước ngòai?


Bình tĩnh trả lời, nóng là không tốt. Còn cậu cũng ra giá 5000 đồng/câu thì có khi tớ chấp nhận nhịn quà sáng 1 tháng để mua câu trả lời của cậu đấy
 
Tôi không muốn tranh luận với cậu về những câu hỏi bắt bẻ như vậy. Đây là lần cuối cùng. Rất tiếc khi phải nói như vậy và đó là do cậu bắt buộc tôi phải làm vậy. Nếu là những tranh luận về chuyên môn thì có thể tiếp tục.

Còn độ tin cậy của web à, thế cậu hỏi thử cậu cả Casper xem, hôm trước cậu í cãi rất hăng say là cậu í đọc tòan tài liệu quý hiếm trên NCBI, nghĩa là NCBI là đáng tin. Thế còn cái svn334 theo cậu thì thế nào. Về mặt lý thuyết NCBI hay Nature và sv334, kể cả sinhhocvietnam đều là web, là bình đẳng ngang nhau. Nhưng độ tin cậy thì phải đánh giá kỹ lưỡng, đâu có cào bằng, cá mè một lứa được. Nếu cậu dám tuyên bố là svn334 và sinhhocvietnam có độ tin cậy ngang NCBI và Nature thì khoa học VN sẽ lên mặt trăng ngay ngày hôm nay, Trung Quốc đành ngậm ngùi nhìn chúng ta rồi ngồi khóc tỉ tê ma thôi. Nói giản dị hơn, cậu là người, Bill Gate cũng là người là bình đẳng ngang nhau. Nhưng đặt hai người cạnh nhau thì sao nhỉ?.
Tôi không có nói sv334, sinhhocvietnam là ngang bằng với NCBI. Cái câu đó là tự cậu nghĩ ra và cũng chỉ có cậu mới nảy sinh được cái ý nghĩ vĩ đại là có ai đó cho rằng sv334, sinhhocvietnam ngang bằng với NCBI, nature tại thời điểm này. Tôi chỉ trả lời câu hỏi của cậu, đó là " Độ tin cậy của sv334 là bao nhiêu phần trăm" bằng cách hỏi lại cậu là "Độ tin cậy của NCBI là bao nhiêu phần trăm". Nếu cậu có thể trả lời được câu hỏi của tôi thì tôi cũng xin cố gắng trả lời câu hỏi đó của cậu.

Ngày xưa tớ bé tí, thấy web là mê, là save as, Đúng vậy, nhưng từ từ được mẹ làm "cho sáng mắt ra" tớ chỉ tính nhiệm sách thôi. Không tha rác về máy tính nữa. Người ta càng lớn càng phải khôn ra chứ.
Sáng mắt hay tối mắt là việc của cậu. Việc của tôi là hỏi rằng cậu đã từng save 1 trang web để tham khảo hay chưa thì cậu đã trả lời là có.

Thế cậu trích cái quan điểm đó mà references chỉ có mỗi svn334 thì có đúng quy cách với references của sách, bài báo không?
Không đúng quy cách của sách, báo. Nhưng chỗ đó không phải là một bài báo. Tất cả những tin tức chúng tôi dịch đều có linh đến nguyên văn của tin tức đó.

Cách đây 2 năm, cậu cho làm web là đúng, nhưng nay thì sai.vậy cậu có nghĩ cái quan điểm ấy lúc phát biểu thì đúng mà bây giờ cũng sai bét nhè không?
Đúng như vậy. Có thể sau này tôi lại thấy rằng đó là quan điểm sai. Tôi đâu có nói với cậu rằng "quan điểm hiện nay của tôi về làm web là đúng". Tôi không hề nói vậy. Tôi chỉ nói rằng "Bây giờ tôi nghĩ cái quan điểm trước đây của mình là sai lầm" chứ không nói rằng quan điểm hiện nay của tôi là đúng.Còn cái ý mà tôi định nói với cậu tức là Quan điểm thì khó để nói rằng đúng hay sai. Để trả lời cho câu hỏi của cậu là sự đúng/sai của quan điểm đó đã được kiểm chứng hay chưa. Ở điểm này vậy là rõ ràng rồi nhé.

Cậu yêu thích những điều vĩ đại trong khoa học, vậy những thứ nhỏ nhặt trong khoa học cậu đã am tường chưa (không cần hết, chỉ cần 1 phần thôi), ngay cái chuyện giản dị nhất là trích dẫn tài liệu cậu đã am tường chưa, rành rẽ chưa? một nhà khoa học từng phát biểu: Trước khi quan sát bầu trời, hãy để ý dưới chân mình, kẻo sập lổ.
Đây là một câu hỏi dành cho tất cả mọi người và cho chính bản thân cậu. Chừng nào cậu chưa trả lời được thì tôi cũng không dám trả lời cậu đâu.
Còn việc tôi yêu thích những điều vĩ đại của khoa học đâu có gì là sai trái đâu nhỉ?

Cậu trích dẫn 1 vấn đề mà không kiểm chứng nguồn gốc của nó, đơn giản là không có thời gian vậy điều đó chẳng khác nào một ông bác sỹ cứ nhắm mắt mổ đại bệnh nhân mà không cần đọc và nghiên cứu bệnh án. Thế thì có được gọi là bác sỹ đúng nghĩa không?
Đây là một thứ logic của riêng cậu. Nếu theo logic này tôi xin hỏi cậu một câu (câu này tôi chôm chỉa được từ diễn đàn conguan.com khi các thành viên trong đó bàn về hack): Tại sao một thằng ăn cướp không có một chữ nào trong đầu có thể khiến cả tập thể giáo sư - bác sỹ học cả đời phải bó tay.
Đây là một thứ logic theo đúng quan điểm của cậu đấy.

Giờ tớ hỏi cậu vài câu nữa nhé:

- câu "Ngày nay, điều rõ ràng là các cơ chế điều khiển tế bào - nói rộng ra là cơ chế điều khiển sinh vật - là tất cả" về mặt ngữ pháp VN có gì không bình thường không? Cậu hiểu "là tất cả", là ý gì, tất cả trong trường hợp này là danh từ hay tính từ. Nếu là tính từ thì câu chưa hòan chỉnh, nếu là danh từ thì nghĩa của danh từ tất cả là gì?

- Trong cụm từ "Chúng nằm trong chuỗi vòng xoắn vô tận và các ngả chuyên hoá" thì chữ ngả chuyên hóa nghĩa là gì? ngã hay ngả?

- Trong cụm từ "khi các công trình nói trên " thế các công trình nói trên đâu, đó là các công trình nào, của ai, công bố ở đâu, khi nào???

- "Tổng thể của DNA" là gì? Từ gốc tiếng nước ngòai?
Chúng tôi thực lòng muốn cùng bạn trao đổi về những câu hỏi như thế này. Bạn nhớ cho: CÙNG BẠN TRAO ĐỔI chứ không phải là TRẢ LỜI hay GIẢNG GIẢI cho bạn. Tôi thấy kiến thức của bạn rất tôt, biết nhiều lĩnh vực (MAb, BIONIC ...) nhưng chưa bao giờ thấy bạn sử dụng kiến thức của mình để giúp chúng tôi, để trao đổi với chúng tôi mà bạn dùng kiến thức đó để làm việc khác, và quả thực với tinh thần không phải là để xây dựng site này. Điều này làm tôi và các bạn bè tôi hơi buồn.
Trong chủ đề về Mab bạn nói rằng bạn đã làm cái này 1 năm và đã bỏ nó rồi. Làm 1 năm chắc chắn bạn đã có kiến thức, vậy mà khi Tuanmp hỏi bạn kinh nghiệm, bằng những câu hỏi rất rất cụ thể bạn lờ đi, tôi hỏi tiếp, nhit hỏi tiếp kết quả vẫn là zero. Bạn không thể trả lời được hay bạn không muốn trả lời ?
Tại sao các cụ nhà ta nói rằng tài phải đi đôi với đức. Tôi không nói bạn đâu nhé, thực tình tôi chưa nghĩ ra câu nào khả dĩ hơn để muốn nói với cậu rằng giá như cậu sử dụng kiến thức cậu có được để trao đổi, thảo luận với chúng tôi và với tất cả mọi người theo một con đường thiện chí thì sẽ tốt hơn là tìm những chi tiết nhỏ nhặt của người khác. Bạn phải tin tôi, thực lòng tôi không có ý nói gì đến Đức tài gì của cậu mà là muốn mượn câu đó để minh họa cho cái ý muốn nhắn gửi đến bạn thôi.

- Tôi hiểu "tất cả" ở đây theo ý là tổng thể của các nghiên cứu sinh học, cụ thể hơn ý tác giả muốn nhấn mạnh rằng các nghiên cứu Sinh học Phân tử phải nằm trong các cơ chế điều khiển tế bào. Việc nghiên cứu các ngả phân hóa, các con đường biệt hóa tế bào là rất quan trọng và khoa học hiện nay mới làm được rất ít. Nếu chúng ta cứ tiếp tục các nghiên cứu Sinh học phân tử trong khi các nghiên cứu về vòng xoáy phân hóa tế bào vẫn chưa sáng tỏ thì Sinh học phân tử cũng khó lòng, hay đúng hơn là không thể tiếp tục tiến lên.
- Ngả chuyên hóa - tôi hiểu từ ngả theo nghĩ ngả đường. Ngả chuyên hóa là một con đường chuyên hóa.
- Khi các công trình nói trên là các công trình được nhắc tới trong bài viết đầy đủ. Tôi trích dẫn nguyên văn nên không bỏ câu đó đi. Nếu tôi bỏ đi bạn lại phê bình là ...
- Tổng thể của DNA: Tôi không có link đến bản gốc tiếng Anh của bài viết nên không thể trả lời được từ gốc của nó là gì. Còn theo ý hiểu của tôi thì thê này: Các nghiên cứu sinh học phân tử luôn lấy DNA làm gốc rễ và có lẽ luôn luôn xoay xung quanh DNA. Do đó "cần phải ra khỏi Tổng thể của DNA" tôi hiểu là cần phải liên hệ DNA tới các con đường biệt hóa tế bào.


Chỉ còn 1 tuần nữa site sẽ đóng cửa. Dù sao bạn cũng là một người nhiệt tình với diễn đàn và tôi mong muốn nó sẽ là một vết mờ trong ký ứu của bạn, nhưng là một vết mờ dễ chịu.

Chào bạn.
 
hì hì, coi như là cậu đang buồn vì web site đang sắp dẹp tiệm, tớ chả buồn họach hoẹ cậu nữa làm gì, vì sẽ phí chất xám của tớ:

- cái chữ tất cả trong cái câu đầu tiên theo tôi suy luận đối chiếu với câu dưới thì có thể đó là chữ "Universal", ông bà "dịch dả" dịch là tất cả; nếu đúng ngữ nghĩa ngữ cảnh thì nó là "thiên biến vạn hóa", hay "vạn năng". Cũng có thể nghĩa gốc của câu này là các cơ chế điều hòa sinh vật nằm trong một tổng thê chung.

- còn chữ ngã chuyên hóa là ông bả dịch dả này dịch từ chữ specilation pathways hay đại lọai như thế, nhưng ông bà dịch dả này quên là trong sinh học VN, từ pathway đựoc dịch là con đường chứ chẳng ngả hay ngã gì cả ...

- còn "tổng thể của DNA" là ông bà dịch giả này tra từ điển rồi ghép lại ra nghĩa VNese của chữ genome hay genomics. Ối giời, chữ này nên dịch là hệ gene hay tốt hơn là cứ để chữ genome. Nếu hiểu nghĩa genome thì mới biết ông ta nói gì, chứ còn tổng thể của DNA chẳng có nghĩa gì cả.

Thật ra ý của ông tác giả gốc muốn nói là nên thóat khỏi nghiên cứu chỉ thuần túy geome mà cần bước sang proteome, transcriptome, metabolome, inetractome ...

Nói tóm lại, bài gốc tớ chả có, nhưng cái quan điểm này nó đã có từ 1980 (theo tài liệu của web đâu đó), và ông bà dịch dả này chưa hề học qua sinh học nên nhiều từ chuyên môn sinh học thuần túy ông bà ta chả biết gì cả, dịch bừa dịch ẩu. Người cẩu thả hơn là sinhhocvietnam nhắm mắt nhắm mũi bê về mà không biết mình bê cái gì.

Kiến thức bọt bèo, không dám múa may quay cuồng, mẹ tớ mắng đấy
 
Tôi không phải người cố chấp, nhưng sau hơn 2 tiếng suy nghĩ về bạn linhtinh thì buộc lòng lại phải thưa chuyện với bạn.

hì hì, coi như là cậu đang buồn vì web site đang sắp dẹp tiệm, tớ chả buồn họach hoẹ cậu nữa làm gì, vì sẽ phí chất xám của tớ:
Tôi buồn nhưng tôi vẫn tỉnh táo. Cậu chưa bao giờ có thể hoạnh hoẹ tôi và không bao giờ đủ tư cách để hoạnh hoẹ tôi cũng như bất kỳ ai trên đời này. Hiểu không?

Qua những bài viết của cậu trên diễn đàn đã đủ nói lên chất xám của cậu quý giá đến cỡ nào. Nếu cậu không hèn nhát hãy viết lên đây một bài đúng chuyên môn của cậu để tôi xem cái chất xám của cậu là có thật hay chỉ là cái hư ảnh mà cậu tưởng tượng ra.

Nếu cậu không hèn nhát hãy trả lời câu hỏi này:

Trong chủ đề về Mab bạn nói rằng bạn đã làm cái này 1 năm và đã bỏ nó rồi. Làm 1 năm chắc chắn bạn đã có kiến thức, vậy mà khi Tuanmp hỏi bạn kinh nghiệm, bằng những câu hỏi rất rất cụ thể bạn lờ đi, tôi hỏi tiếp, nhit hỏi tiếp kết quả vẫn là zero. Bạn không thể trả lời được hay bạn không muốn trả lời ?


Bây giờ quay lại cái chủ đề do cậu tạo ra, để tôi phân tích lại cho cậu hiểu

Lúc đầu cậu đặt ra một đống câu hỏi một cách ngạo nghễ:
Tớ không biết cái site của chúng ta có đóng của hay không đóng cưa, nhưng cho tớ nhiều chuyện muốn hớt lẻo ti chút. Chẳng qua là tớ thấy các cậu có cái gọi là "Quan Điểm", mà một trong những quan điểm hay đập vào mặt tớ, à không, vào mắt tớ là cái quan điểm "dzĩ đại" trên. Các câu vui lòng dành chút thời gian vàng ngọc quý giá trị giá tiền tỷ của các cậu trả lời hộ tớ.

- Ông bà cô cậu chú bác dì mơ em cháu nào phát biểu cái câu này vậy, phát biểu ở đâu?
- Cái site svn334 gì gì đó là ở cái xó xỉnh nào? Độ tin cậy của nó là mấy phần trăm. Nó có đáng tin như những websites mà cậu cả Casper đã gò lưng "siu tầm" rồi post lên cho chúng ta hay không? Tại sao lại chọn site này để tha những thứ này về mà không tự mình sản xuất, hay ít ra là chọn những web có độ tin tưởng cao như Nature, Science, Cell, PNAS, JBC, ...?
- Tác giả của quan điểm trên phát biểu trực tiếp trên site svn344. Hay cái site này cũng lượm lặt đâu đó rồi về to son trét phấn trang điểm nay các cậu tha về và cũng đánh phấn tô son cho nó?
- Các cậu bê nó về, thế các cậu có thực sự hiểu nó nói cái gì không? Có thấy nó sai chỗ nào không? Hay đơn giản chỉ vì đọc lên nghe kêu to quá, dzĩ đại quá, bác học quá ... thế là cứ vui vẻ cầm về?
- Các cậu đã kiểm chứng nguồn tài liệu gốc của cái quan điểm này chưa, hay là cũng nhắm mắt bê về?

Sau khi tôi trả lời cậu vẫn tiếp tục cái mớ lý lẽ rác rưởi của cậu về câu cú, rồi tôi lại phải mất công phân tích với cậu, và cậu đuối lý nên tương một câu rất chuối như thế này:
hì hì, coi như là cậu đang buồn vì web site đang sắp dẹp tiệm, tớ chả buồn họach hoẹ cậu nữa làm gì, vì sẽ phí chất xám của tớ:
Nếu cậu còn đủ lý lẽ rác rưởi thì xin mời tiếp tục với đoạn này.
Tôi không muốn tranh luận với cậu về những câu hỏi bắt bẻ như vậy. Đây là lần cuối cùng. Rất tiếc khi phải nói như vậy và đó là do cậu bắt buộc tôi phải làm vậy. Nếu là những tranh luận về chuyên môn thì có thể tiếp tục.

Trích dẫn:
Còn độ tin cậy của web à, thế cậu hỏi thử cậu cả Casper xem, hôm trước cậu í cãi rất hăng say là cậu í đọc tòan tài liệu quý hiếm trên NCBI, nghĩa là NCBI là đáng tin. Thế còn cái svn334 theo cậu thì thế nào. Về mặt lý thuyết NCBI hay Nature và sv334, kể cả sinhhocvietnam đều là web, là bình đẳng ngang nhau. Nhưng độ tin cậy thì phải đánh giá kỹ lưỡng, đâu có cào bằng, cá mè một lứa được. Nếu cậu dám tuyên bố là svn334 và sinhhocvietnam có độ tin cậy ngang NCBI và Nature thì khoa học VN sẽ lên mặt trăng ngay ngày hôm nay, Trung Quốc đành ngậm ngùi nhìn chúng ta rồi ngồi khóc tỉ tê ma thôi. Nói giản dị hơn, cậu là người, Bill Gate cũng là người là bình đẳng ngang nhau. Nhưng đặt hai người cạnh nhau thì sao nhỉ?.

Tôi không có nói sv334, sinhhocvietnam là ngang bằng với NCBI. Cái câu đó là tự cậu nghĩ ra và cũng chỉ có cậu mới nảy sinh được cái ý nghĩ vĩ đại là có ai đó cho rằng sv334, sinhhocvietnam ngang bằng với NCBI, nature tại thời điểm này. Tôi chỉ trả lời câu hỏi của cậu, đó là " Độ tin cậy của sv334 là bao nhiêu phần trăm" bằng cách hỏi lại cậu là "Độ tin cậy của NCBI là bao nhiêu phần trăm". Nếu cậu có thể trả lời được câu hỏi của tôi thì tôi cũng xin cố gắng trả lời câu hỏi đó của cậu.

Trích dẫn:
Ngày xưa tớ bé tí, thấy web là mê, là save as, Đúng vậy, nhưng từ từ được mẹ làm "cho sáng mắt ra" tớ chỉ tính nhiệm sách thôi. Không tha rác về máy tính nữa. Người ta càng lớn càng phải khôn ra chứ.


Sáng mắt hay tối mắt là việc của cậu. Việc của tôi là hỏi rằng cậu đã từng save 1 trang web để tham khảo hay chưa thì cậu đã trả lời là có.

Trích dẫn:
Thế cậu trích cái quan điểm đó mà references chỉ có mỗi svn334 thì có đúng quy cách với references của sách, bài báo không?

Không đúng quy cách của sách, báo. Nhưng chỗ đó không phải là một bài báo. Tất cả những tin tức chúng tôi dịch đều có linh đến nguyên văn của tin tức đó.

Trích dẫn:
Cách đây 2 năm, cậu cho làm web là đúng, nhưng nay thì sai.vậy cậu có nghĩ cái quan điểm ấy lúc phát biểu thì đúng mà bây giờ cũng sai bét nhè không?


Đúng như vậy. Có thể sau này tôi lại thấy rằng đó là quan điểm sai. Tôi đâu có nói với cậu rằng "quan điểm hiện nay của tôi về làm web là đúng". Tôi không hề nói vậy. Tôi chỉ nói rằng "Bây giờ tôi nghĩ cái quan điểm trước đây của mình là sai lầm" chứ không nói rằng quan điểm hiện nay của tôi là đúng.Còn cái ý mà tôi định nói với cậu tức là Quan điểm thì khó để nói rằng đúng hay sai. Để trả lời cho câu hỏi của cậu là sự đúng/sai của quan điểm đó đã được kiểm chứng hay chưa. Ở điểm này vậy là rõ ràng rồi nhé.

Trích dẫn:
Cậu yêu thích những điều vĩ đại trong khoa học, vậy những thứ nhỏ nhặt trong khoa học cậu đã am tường chưa (không cần hết, chỉ cần 1 phần thôi), ngay cái chuyện giản dị nhất là trích dẫn tài liệu cậu đã am tường chưa, rành rẽ chưa? một nhà khoa học từng phát biểu: Trước khi quan sát bầu trời, hãy để ý dưới chân mình, kẻo sập lổ.


Đây là một câu hỏi dành cho tất cả mọi người và cho chính bản thân cậu. Chừng nào cậu chưa trả lời được thì tôi cũng không dám trả lời cậu đâu.
Còn việc tôi yêu thích những điều vĩ đại của khoa học đâu có gì là sai trái đâu nhỉ?

Trích dẫn:
Cậu trích dẫn 1 vấn đề mà không kiểm chứng nguồn gốc của nó, đơn giản là không có thời gian vậy điều đó chẳng khác nào một ông bác sỹ cứ nhắm mắt mổ đại bệnh nhân mà không cần đọc và nghiên cứu bệnh án. Thế thì có được gọi là bác sỹ đúng nghĩa không?


Đây là một thứ logic của riêng cậu. Nếu theo logic này tôi xin hỏi cậu một câu (câu này tôi chôm chỉa được từ diễn đàn conguan.com khi các thành viên trong đó bàn về hack): Tại sao một thằng ăn cướp không có một chữ nào trong đầu có thể khiến cả tập thể giáo sư - bác sỹ học cả đời phải bó tay.
Đây là một thứ logic theo đúng quan điểm của cậu đấy.




Đến phần chính là phần chuyên môn:

- cái chữ tất cả trong cái câu đầu tiên theo tôi suy luận đối chiếu với câu dưới thì có thể đó là chữ "Universal", ông bà "dịch dả" dịch là tất cả; nếu đúng ngữ nghĩa ngữ cảnh thì nó là "thiên biến vạn hóa", hay "vạn năng". Cũng có thể nghĩa gốc của câu này là các cơ chế điều hòa sinh vật nằm trong một tổng thê chung.
Việc suy một cụm từ mà cậu coi là do một người không có chuyên môn dịch, để tìm ra cái từ ban đầu trong tiếng Anh là một việc làm sáng suốt làm sao.
Về mặt khoa học ở điểm này thì kiến thức của cậu cũng chỉ là " Cũng có thể" vậy mà khi đối chiếu những cái "cũng có thể" của bạn với những cái "cũng có thể" của tôi thì bạn lại cho rằng bạn đang lãng phí chất xám. Thật tuyệt vời.
Và thực ra về mặt tiếng Anh thì từ Universal (do cậu suy ra đấy nhé) nếu có được dịch là Tổng thể thì cũng đâu phải là không chấp nhận được ?

- còn chữ ngã chuyên hóa là ông bả dịch dả này dịch từ chữ specilation pathways hay đại lọai như thế, nhưng ông bà dịch dả này quên là trong sinh học VN, từ pathway đựoc dịch là con đường chứ chẳng ngả hay ngã gì cả ...
Ôi trời đất ... ngả đường với con đường mà theo cái đầu thông thái của cậu là khác nhau và không thể thay thế nhau thì xin bái phục.

còn "tổng thể của DNA" là ông bà dịch giả này tra từ điển rồi ghép lại ra nghĩa VNese của chữ genome hay genomics. Ối giời, chữ này nên dịch là hệ gene hay tốt hơn là cứ để chữ genome. Nếu hiểu nghĩa genome thì mới biết ông ta nói gì, chứ còn tổng thể của DNA chẳng có nghĩa gì cả.
Nếu không biết chắc chắn từ gốc của Tổng thể DNA thì đừng suy luận mù quáng. Đừng lấy chuyên môn của mình để nói những người không có chuyên môn nhưng bắt buộc phải dính tới chuyên môn của người khác. Các ông bà "dịch dả" đó cũng phải kiếm miếng cơm đút vào mồm. Bây giờ tôi giả sử bạn làm về Mab, vậy chứ trong công việc ngoài cái đó ra bạn có phải làm gì khác không? Và khi sếp bắt bạn phải dịch một bài về Vật lý thì bạn dịch như thế nào. Tôi thấy không những không khinh thường ông bà dịch giả đó mà còn thấy người ta có thể dịch được như thế là tốt rồi.

Thật ra ý của ông tác giả gốc muốn nói là nên thóat khỏi nghiên cứu chỉ thuần túy geome mà cần bước sang proteome, transcriptome, metabolome, inetractome ...

Nói tóm lại, bài gốc tớ chả có, nhưng cái quan điểm này nó đã có từ 1980 (theo tài liệu của web đâu đó), và ông bà dịch dả này chưa hề học qua sinh học nên nhiều từ chuyên môn sinh học thuần túy ông bà ta chả biết gì cả, dịch bừa dịch ẩu.
Đây là chỗ làm lộ rõ nhất bản chất của cậu:

- 1 là cậu có bài gốc và cậu dùng nó với ý định bắt bẻ tôi, nhưng không thành.
- 2 là cậu đã đọc mòn con mắt cái chủ đề này trong sv334.com để rồi ăn cắp thành một cái gọi là chất xám của cậu, rồi sang đây vừa bắt bẻ tôi vừa nói sv334.com là một bãi rác khiến cậu lạc đường.
- Quan điểm từ 1980 (nếu đúng là vậy) thì cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Người cẩu thả hơn là sinhhocvietnam nhắm mắt nhắm mũi bê về mà không biết mình bê cái gì.
Cậu đọc lại những gì tôi đã phân tích xem tôi có nhắm mắt nhắm mũi bê về mà không hiểu là bê cái gì không nhé.
 
Hì hì, nóng thật, nóng thật. Thôi cậu cho tớ xin. Thế này cậu doncry, cậu cứ thỏa mãn với ý tưởng của cậu là tớ bốc phét, là rác rưởi.

Nói lòng vòng, mệt quá, để tớ nói thẳng ra nhé

- Tớ chẳng có bài gốc và chả có ý gì bắt bẻ cậu; cái tớ muốn nói là trang web svn334 không có 1 chút giá trị gì về mặt khoa học, do đó mọi phát biểu khoa học mà trang web đó cung cấp chỉ có giá trị đối với trang web đó mà thôi. Một trích dẫn ý kiến khoa học từ 1 trang web, hay tài liệu nói chung mà trang web hay tài liệu đó không có giá trị khoa học thì trích dẫn này cũng không có giá trị (ý nghĩa). Cách đây không lâu, có một luận văn tiến sỹ của 1 vị NCS trong nước, vị này ghi tài liệu tham khảo từ báo ... Sài Gòn Giải Phóng, kết quả là vị này phải viết lại phần References của mình.

- Ngay cả các sách, bài báo chính thống hiện nay người ta cũng hạn chế đến mức tối đa việc ghi địa chỉ URL trong phần References, chỉ trừ khi người ta lấy cơ sờ dữ liệu như DNA databank, thậm chí mỗi trình tự của DNA cũng có code, người ta chỉ ghi code là đủ chú kô ghi cái linh để đến cái trình tự đó

- Ý kiến quan điểm của tác giả gốc, thật sự một người có học kỹ lưỡng sẽ hiểu ông ta nói gì và không diễn đạt một cách mù mờ như vị dịch giả- lãnh nhuận bút thật này. Có thể hiểu đại ý của ông ta như sau:

Lịch sử sinh học từ thời khởi thủy cho đến tận ngày chủ yếu dựa trên pp là người ta chia nhỏ mọi cơ thể, mọi cơ quan, mọi tế bào mọi con đường thành những thành tố càng nhỏ càng tốt, khi đã nghiên cứu thấu đáo rõ ràng tường tận những thành tố này rồi người ta sẽ ráp chúng lại với nhau để ra bức tranh tổng thể của 1 con đường sinh học, một họat động của tế bào, một phản ứng của cơ quan. Tuy đạt nhiều kết quả nhưng pp này bộc lộ nhiều khuyết điểm vì việc ráp các thành tố không phải lúc nào cũng vừa khít; hơn nữa do việc các nhà khoa học làm việc đơn lẻ nên có nhiều thành tố không được nhiều người quan tâm, khiến bức tranh tòan cảnh bị thiếu hụt nhiều điểm. Ngay từ những năm 1980 người ta cho rằng việc nghiên cứu theo hướng này sẽ khó đưa lại nhiều kết quả nhanh chóng, chính xác do đó người ta tập trung theo hướng là nghiên cứu theo 1 mô hình trọn vẹn thống nhất. Tức là thay vì làm theo hướng quy nạp thì nay người ta dùng pp diễn dịch. Để đi theo con đường này, người ta cần làm cuộc cách mạng về pp luận, máy móc hỗ trợ ... Điển hình của cuộc cách mạng này là Human Genomes Project với máy móc giải trình tự tự động hàng lọat; và đỉnh cao của nó là pp Microarry, DNAarray ra đời. Tuy nhiên giải được Genome chỉ là bước khởi sự, điều cần biết là gene thì mã hóa thành protein và con đường trao đổi chất thì thông qua các sự tương tác, do vậy người ta cần bước sâu thêm một bước là khám phá Proteome, Metalome, transcptrome, interactome.

Những gì tớ nói trên là bài học vỡ lòng của SV trường tớ. Vì thế gặp cái mớ chỡ nghĩa hổ lốn trên là tớ hiểu ra ngay ý gốc của ông ta muốn nói gì.

vậy nhé, coi như tớ phung phí tí chất xám để cậu hiểu rõ hơn bản chất sự việc, không tính tiền như cậu Casper nhà cậu đâu. Vì cậu nhiệt tình, đáng biểu dương nhưng trình độ còn kém quá, Bác dạy: Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá họai. Mà cái phá họai đầu tiên chính là phá họai sự chín chắn của cậu. Cậu có để ý khi tớ viết văn khoa học, tớ viết khác, còn viết cho các cậu, văn phong lại khác. Đó là điểm rất quan trọng để có thể thành nhà khoa học chứ không phải "phá họai" học đâu các cậu à.

Tớ nghe nói các cậu định mời các thầy cô tham gia site, hì hì, tớ định chờ xem coi các vị ấy viết cái gì, tranh luận ra sao. Chưa chi tớ đã phải mừng hụt vì ... đóng của.

Cậu dựng web cũng như dựng nhà. Nhưng khi nhìn vào những gì cậu trang trí, nội thất của nhà cậu, người ta biết ngay cậu là trưởng giả học làm sang, trọc phú hay là một kẽ lịch lãm, văn minh. Khi tớ đọc 1 luận văn, điều đầu tiên mà tớ giở ra xem là phần references, chỉ cần coi ngưới đó viết có đúng quy cách (ít nhất có 3 quy cách quốc tế chuẩn) là tớ biết ngay cái "chình độ" nhà "chén đũa học" học này.

Nhìn trang web của các cậu, mò mẫm mãi tớ mới biết xuất xứ các cậu là ai. Nhưng điều đó không quan trọng. Cái quan trong là chỉ qua 2 bài viết và 1 bài copy (từ Svn334) là tớ biết ngay cái giới hạn của các cậu là chỗ nào. Hè hè, nên đùa vui chọc ghẹo một chút cho đời thêm hương thêm hoa ấy mà.

Còn việc bài MAb à, tớ hứa sẽ đăng nó vào ngày 14-8 này. Một ngày trước khi web này dẹp tiệm. Nếu đóng sớm thì ráng chịu vậy.
 
Đây là web mới, vì thế có nhiều khuyết điểm là đương nhiên. Bởi không ai có thể bảo với chúng ta rằng tất cả các web 'có độ tin cậy cao" như hiện nay đều 'tin cậy" ngay từ giây phút đầu tiên, đúng không?
Bọn mình đều còn rất trẻ, kiến thức về Sinh còn "non nớt", còn cần phải học hỏi rất nhiều... Và để học lên trên được thì điều đầu tiên là học những a,b,c trong Sinh học.
Mình chưa có dịp cảm nhận văn phong khoa học của linhtinh,... và cũng không quan trọng lắm việc linhtinh là ai và là gì trong diễn đàn...:) nhưng rất đủ ấn tượng về một linhtinh...khá dài dòng...:) Và thế có nghĩa là đủ rồi, okie?..:)
Hy vọng mọi người hiểu điều mình cần nói và "quan điểm" này cần dừng tại đây!
 
hì hì tớ đã nói ngay từ đầu là tớ còn non nớt lắm, chỉ abc thôi và tớ hay hớt lẻo dài dòng nữa. hẹn gặp rùa con vào 1 dịp có thể nhé.
 
linhtinh said:
Lịch sử sinh học từ thời khởi thủy cho đến tận ngày chủ yếu dựa trên pp là người ta chia nhỏ mọi cơ thể, mọi cơ quan, mọi tế bào mọi con đường thành những thành tố càng nhỏ càng tốt, khi đã nghiên cứu thấu đáo rõ ràng tường tận những thành tố này rồi người ta sẽ ráp chúng lại với nhau để ra bức tranh tổng thể của 1 con đường sinh học, một họat động của tế bào, một phản ứng của cơ quan. Tuy đạt nhiều kết quả nhưng pp này bộc lộ nhiều khuyết điểm vì việc ráp các thành tố không phải lúc nào cũng vừa khít; hơn nữa do việc các nhà khoa học làm việc đơn lẻ nên có nhiều thành tố không được nhiều người quan tâm, khiến bức tranh tòan cảnh bị thiếu hụt nhiều điểm. Ngay từ những năm 1980 người ta cho rằng việc nghiên cứu theo hướng này sẽ khó đưa lại nhiều kết quả nhanh chóng, chính xác do đó người ta tập trung theo hướng là nghiên cứu theo 1 mô hình trọn vẹn thống nhất. Tức là thay vì làm theo hướng quy nạp thì nay người ta dùng pp diễn dịch. Để đi theo con đường này, người ta cần làm cuộc cách mạng về pp luận, máy móc hỗ trợ ... Điển hình của cuộc cách mạng này là Human Genomes Project với máy móc giải trình tự tự động hàng lọat; và đỉnh cao của nó là pp Microarry, DNAarray ra đời. Tuy nhiên giải được Genome chỉ là bước khởi sự, điều cần biết là gene thì mã hóa thành protein và con đường trao đổi chất thì thông qua các sự tương tác, do vậy người ta cần bước sâu thêm một bước là khám phá Proteome, Metalome, transcptrome, interactome.

Tôi đã nói là nên lờ đi mà, chúng ta không nên tranh cãi với những người không có thành ý cho tốn thời gian bác dontcry à. Còn bạn linhtinh à, tôi cũng chả thèm bới móc cậu qua mấy dòng cậu viết (mà cậu rêu rao là cậu viết theo văn phong khoa học này nọ) vì như thế thì tôi thành bằng cậu mất, nhưng qua các bài viết, cậu ra rả nói độ tin cậy này nọ, rồi phải có tài liệu tham khảo này nọ, thế xin hỏi mấy cái dòng mà cậu viết ra thì cậu tham khảo ở đâu thế nhỉ? Độ tin cậy bao nhiêu %?
Thế nhé, bạn thử vấn lương tâm xem mỗi lần bạn post một bài nào đó ở đây thì khởi điểm trong óc bạn là gì? Khởi điểm của bạn là xây dựng hay phá hoại? Mong bạn trả lời thành thật.
 
hì hì coi bộ cậu cả Casper hằn học nhỉ, ừ, tài liệu tham khảo đây, nguyên văn đây, tớ chỉ tum gọn có mấy dòng ở trên thôi. còn độ tin cậy à, hí hì cái độ tùy trình độ của cậu. Như tớ í, tớ đọc mấy thứ hổ lốn của cậu là tớ biết cậu "dịch" từ sách báo rhay là từ trong đầu cậu phọt ra:


Sinh học đang đứng giữa một sự thay đổi mạnh mẽ cả về kiến thức lẫn thực nghiệm. Về cơ bản, ngành khoa học này đang chuyển đổi từ một ngành nghèo dữ liệu sang một ngành giàu dữ liệu. Các dữ liệu bùng phát chủ yếu có được từ sự giao thoa giữa các tiến bộ khoa học công nghệ hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phân tích protein và DNA cũng như các tiến bộ về thu thập, xử lý hình ảnh tế bào. Việc xác định cấu trúc nucleosome và phức hợp polymerase RNA ở mức độ Amstrong là những sự kiện nổi bật của sinh học, trong một tương lai gần hứa hẹn sẽ vẽ được bức tranh cấu trúc của ribosome, tất cả đều kích thích chúng ta muốn đi xa hơn, nhanh hơn những kết quả đạt được. Song song với diễn biến đó, ở một ngã khác, trình tự genome của các loài procaryotes và liên tiếp theo sau là các loài eucaryote cũng gần như nằm trong tay chúng ta. Cho đến thời điểm này (08/2004), việc hoàn tất bộ gene người đã đặt trình độ tri thức con người nói chung và ngành sinh học nói riêng ở một vị trí cao hơn hẳn những gì chúng ta hằng mong ước. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa phải là kết thúc, mà nó chỉ là một sự khởi đầu đầy lý thú và không kém hấp dẫn. Nó đặt ra những thách thức mới, cơ hội mới mà các nhà sinh vật học sẽ phải đối mặt cũng như phải tự thích nghi trong một hoàn cảnh mới.

Dữ liệu điều khiển sự đổi mới hay là mơ ước tìm kiếm dữ liệu kích thích sự khám phá của con người.

Đối với tất cả các nhà sinh học, thoả mãn với những gì đã có, dù là tốt nhất, không phải là một triết lý để họ noi theo. Thật vậy, điều này đã được chứng minh khi con người bắt tay vào việc Dự án gen Người (Human Genome Project - HGP) vào cuối những năm 1980, lúc đó nhiều ý kiến đã kịch liệt chỉ trích cho ràng đó là một việc làm vô bổ, ngu xuẩn và không có lối thoát. Nhưng tất cả những lời dèm pha ngày càng ít đi khi trong tay những nhà nghiên cứu có nhiều công cụ hỗ trợ hơn và kết quả thu được cũng nhiều hơn Quả thực bằng những suy nghĩ táo bạo, tự đặt ra cho mình những mục tiêu nhiều tham vọng, dự án mang tính quốc tế về bộ gene người naøy đã kích thích sự phát triển cả về việc giải trình DNA với hiệu suất và tần xuất cao (High-throughput DNA sequencing), mà đây cũng là cơ sở cho sự thành công của dự án lẫn các công cụ máy tính dành cho việc phân tích. Rõ ràng, nếu không có dự án này, không chắc chắn rằng đã có sự phát triển nói trên. Nói cách khác, tham vọng đi tìm kiếm dữ liệu đã đóng vai trò nhö chất xúc tác cho vieäc tìm kieám vaø khai phaù chaân trôøi môùi cuûa khoa hoïc.

Mô hình lắp rắp các thành phần

Sự dồn dập thông tin đã khiến cho phương thức tư duy của các nhà sinh học thay đổi, nói cách khác, cách thức mà họ đặt câu hỏi để tìm lời giải đáp đã không còn như xưa. Cho mãi đền gần đây, các nhà khoa mới bắt đầu có những nghiên cứu hình thái và chức năng của sinh vật bằng cách thu hẹp mức độ tập trung của họ lại. Nghĩa là từ mức độ toàn bộ cơ thể con vật thu hẹp dần vào các thành phần nhỏ hơn- đầu tiên đó là cơ quan, sau đến là mô rồi tế bào và cuối cùng là các phân tử đơn lẻ thành phần.

Về mặt cơ bản mà xét thì tính phức tạp hỗn độn của một cơ thể sống chưa cho phép (hay nói đúng hơn là lấn áp) các công cụ phân tích hiện thời đạt được câu trả lời chính xác về những gì những nhà nghiên cứu cần biết. Các kết quả thành tựu thu được cho đến ngày nay chủ yếu dựa trên một chiến lược chung là bỏ qua tính hỗn tạp của hệ cơ thể sống để chỉ tập trung vào một hoặc một vài thành phần chính thu hút sự quan tâm. Và chiến lược này vẫn sẽ còn hữu hiệu, ít nhất là cho đến tận ngày nay. Để lấy ví dụ, hãy xem một đứa trẻ làm sao chúng khám phá tìm hiểu một bộ đồ chơi lắp ráp. Rõ ràng xu hướng bẩm sinh của chính đã cho thấy, chúng tháo rời từng mảnh bộ phận của bộ đò chơi ấy, xem xét nó bằng tư duy của chúng, sau đó, chúng sẽ có gắng lắp ráp các mảnh thành phần lại với nhau. Lúc đầu chúng sẽ không thể dễ dàng tìm thấy mối liên hệ thật sự giữa hai mảnh thành phần bất kỳ, nhưng từng bước một, chúng đã hoàn tất sự khám phá theo đứng tư duy - logic của riêng chúng. Quay trở lại với các nhà sinh học. Gene hay protein chính là các phân tử thành phần. Cũng như món đồ chơi của trẻ con, một vài gene hay protein có thể được dễ dàng nhận diện (cả về chức năng lẫn cấu trúc) do chúng đã được khám phá từ trước đó. Một số khác có thể dễ dàng suy luận dựa trên kinh nghiệm thực tế vì có những nét tương đồng với những gene hay protein khác. Và phần còn lại thì rõ ràng là bí mật. Khi bộ gene của nấm men Saccharomyces cerevisiae được công bố năm 1996, ước tính có khoảng 6000 gene, trong đó có 2000 gene đã được nghiên cứu trước đó, 2000 gene khác mang những nét tương cận với những gene đã biết và 2000 gen còn lại thì hoàn toàn không nhận diện được. Tình trạng này càng tỏ ra "bi kịch" hơn với bộ gene của Caenorhabditis elegans, công bố năm 1998, theo đó nó có khoảng 19.000 gene, và chỉ có khoảng 7 % là được nghiên cứu trước đó, 42 % có nét tương cận về mặt protein và trình tự của DNAs bổ sung ngẫu nhiên (còn gọi là đuôi trình tự đã được biểu hiện – EST expressed sequence tags) khi so sánh với các loài khác ngoài nhóm giun tròn (nematodes). Những điểm tương đồng này được coi là những manh mối hữu ích để nghiên cứu chức năng của các gene không được nghiên cứu trước đó. Đến bộ gen của Drosophila, xuất bản năm 2000, số lượng gene hoàn toàn mới, tức là không có điểm tương cận nào với các trình tự DNA đã được giải trình trước đó, giảm xuống còn 17 % trong tổng số 13.600 gene theo giả định.


Từ trình tự cho đến chức năng

Khi bộ gene của một sinh vật đã được giải mã, thách thức quay trở lại là làm sao chỉ định các phần các chức năng của chúng. Do vậy, một lĩnh vực mới lại xuất hiện, đó là "post-genomic" tạm dịch là “sau bộ gene“, nó cũng đồng nghĩa với functional genomics, tức là HGCN. Hiểu theo nghĩa hẹp, mục đích của HGCN là tìm kiếm và ấn định một số yếu tố chức năng của từng gen một trong toàn bộ bộ gene. Với nấm nen, ngoài hai phần ba bộ gene của nó đã được ấn định chức năng, nhưng việc tìm thêm thông tin mới về các gene chưa biết thì thật mà khó đoán trước. Lỗ hổng kiến thức này chính là một động lực quan trọng để thức đẩy cái gọi là hướng "toàn bộ bộ gene". Để có thể thu được các thông tin chức năng, cần thiết phải dựa trên nhiều yếu tố khác như cách thức, tính chất biểu hiệu gene, sự tương tác protein-protein và các phản ứng khi gây đột biến mất chức năng, đôi lúc còn gọi là dấu ấn di truyền, song song với việc sử dụng máy tính làm công cụ hỗ trợ

Khái niệm chức năng có thể hiểu ở nhiều mức độ khác nhau trong sinh học. Lấy ví dụ là gene mã hóa kinase, thì nhà sinh học máy tính có thể đánh đồng khái niệm chức năng với việc xác định trình tự của một gene kinase nào đó tren bộ gene, nhưng các nhà sinh hóa lại muốn biết tính đặc hiệu cơ chất của gene đó; nhà tế bào học lại muốn biết vị trí của nó trong nội bào và đích tác động của nó; còn nhà di truyền học lại muốn biết con đường mà nó tác động và có thể nhà sinh lý học lại muốn tìm hiểu cơ quan nào nhận tác động của nó.

Tất cả các thông tin đó được tích lũy và đưa đến cho chúng ta một cái nhìn hiểu biết tổng quát về cái gọi là chức năng. Và đó cũng là một đòi hỏi tối thiểu để có thể ứng dụng các thuật toán nhằm thiết lập, tích hợp các thông tin đó lại với nhau để trở thành một công cụ hữu dụng cho các nghiên cứu và ứng dụng khác.

Mặc dù vậy khái niệm bao quát duy nhất của một HGCN (giả định là toàn bộ bộ gene của cơ thể đó đã được biết đầy đủ) chính là khả năng vận hành, điều khiển tất cả các sự kiện diễn ra cùng một lúc nhịp nhành, ăn khớp với nhau, khi nào thì gene được biểu hiện, biểu hiện ở mức độ RNA hay mức độ protein, các tương tác protein-protein có thể có diễn ra ở đâu trong tế bào, các allen của cùng một gene tương tác ra sau để tác động lên một tính trạng nào đó và các vị trí gắn protein trên bộ gene.

Thời gian để con người nhận biết được hết những câu trả lời trên là chưa thể xác định. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có thể nhận thấy, lĩnh vực tìm hiểu HGCN chỉ mới ở những ngày đầu tiên. Các kỹ thật t phân tích phát triển gần đây trong việc tìm hiểu sự điều khiển đồng thời quá trình biểu hiện RNA bằng cách sử dụng công cụ oligonucleotide và mãng cDNA (microarry, DNAarray) là một bằng chứng đáng khích lệ.

Từ chức năng cho đến sự hợp thành thể thống nhất

Các nghiên cứu hiện thời đang tập trung vào việc tìm ra chức năng của gene và protein, mục đích dài lâu của công việc này không chỉ nằm ở chổ đó, mà giống như câu chuyện về đứa trẻ với bộ đồ chơi lắp rắp- đó là làm sao hiểu được một cách tường tận chi tiết chức năng của từng mảnh đồ chơi thành phần và làm sao ráp chúng lại đuợc với nhau tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, thách thức của chúng ta là sau khi đã hoàn tất việc thu thập các đặc tính của sinh vật, chúng ta phải mô tả theo một phương thức chính xác cả về số lượng lẫn chất lượng để trả lời câu hỏi: làm sao chúng lại vận hành được. Thách thức này chính là con đuờng mới, tương lai mới cho ngành sinh học. Và để đạt đuợc kết quả mong muốn ngành sinh học phải có được những công cụ phân tích mới. Tuy nhiên, điều khó khăn là chúng ta không thể đầu tư một cách đồng thời và đồng bộ cho các trường đại học, viện nghiên cứu, labs... nói cách khác chúng ta không thể tạo ra một xuất phát điểm như nhau để tất cả hợp lực khám phá tính phức tạp, hỗn tạp của cơ thể sống. Sinh vật là một hệ thống phức tạp bắt đầu là các gene, chúng hình thành nên hệ thống protein, quay trởi lại các protein lại điều hòa hoạt động của các gene và cứ thế cái vòng tròn phức tạp nối đuôi nhau. Dữ liệu về về các phức hợp đó sẽ ngày càng được tích lũy và gia tăng. Và như thế đến một thời diểm nào đó chứng ta sẽ có được một mô hình đầy đủ chính xác để hiểu biết cách thức hoạt động của hệ thống này, tức là chúng ta tìm ra được chức năng của chúng. Khi đó điều chắc chắn là nhiều lĩnh vực khoa học bên ngoài ngành sinh học sẽ đuợc mời gọi sự hợp tác để đảm bảo cho sự thành công chung.


Brown, T.A. (2002) Genome 2. BIOS Scientific Publishers Ltd, UK.
Dale, J. W., Schantz, M. V. (2002) From gene to genome: Concepts and Application of
DNA technology. Chichester, West Sussex, England, New York John Wiley & Sons,UK.
Lewin, B. (20004) Gene VIII. The Oxford University press, New York, USA.
Reece, Richard J. (2004) Analysis of Genes and Genomes. Chichester, West Sussex, England John Wiley & Sons, Ltd., UK.
 
à, quên, cậu cả Casper về tra lại tài liệu nhé, coi thử tớ ăn cắp từ đọan nào ra

Cuốn Genome 2 thì trên NCBI có rồi
Cuốn From gene to genome thì cậu cả casper cũng đã "luộc" của người ta từ lâu lắm.
Cuốn Gene VIII thì tiếc là cái site (chổ mà cậu chỉ Great Experiments đấy) chỉ có hình, nếu là member thì chui vào đấy mà đào xới;
Cuốn Analysis of genes and genomes thì hơi khó, vì tớ lấy bản ebook không phải từ site chính của wiley; wiley chưa đưa bản online này lên.

Ối sao mà tớ lo xa thế, cậu cả Casper tài năng mà, cậu ấy sẽ nhanh chóng luộc bất kỳ cuốn sách nào mà cậu í thích ấy mà.

Nếu cậu thật sự kém cỏi, tra không ra thì nói nhé, đến này 14.8 tớ cũng sẽ chép nguyên văn bản tiếng Anh cho cậu dịch.
 
Brown, T.A (2002) Genome 2. BIOS Scientific Publishers Ltd, England.
Dale, J. W., Schantz, M. V. (2002) From gene to genome: Concepts and Application of
DNA technology. Chichester, West Sussex, England, New York John Wiley & Sons,UK.
Lewin, B. (2000) Gene VII. The Oxford University press, New York, USA.
Pierce, B. A. (2003) Genetics: A Conceptual Approach. WH Freeman & Company, USA.
Reece, Richard J. (2004) Analysis of Genes and Genomes. Chichester, West Sussex, England John Wiley & Sons, Ltd. (UK), 2004.
- Hix, trích dẫn như thế này thì bó tay. Một người đọc - với mức độ quan tâm không phải là của một thầy phản biện Luận văn - sẽ từ bỏ ngay ý định tìm đến bài viết gốc để kiểm chứng, vì công việc đó sẽ mất quá nhiều công sức.

- Thường thì tôi thấy người ta ghi (1), (2)... ngay sau cái đoạn trích dẫn và bên dưới dãy tài liệu tham khảo có ghi các số tương ứng. Có vậy người đọc mới biết manh mối để tìm kiếm chứ.

- Trích dẫn bằng một cái link thì đơn giản hơn và chính xác hơn. Người đọc chỉ cần click và đến ngay được chỗ để kiểm chứng cái điều cần kiểm chứng.

- Cái bài này là do linhtinh dich hay ai dịch? Nếu là người khác dịch mà cậu không ghi tên người ta ra thì là thiếu sót lớn đấy. Còn nếu là bài dịch của cậu thì làm ơn cho tôi bài viết gốc, chúng ta sẽ xem cậu dịch tiếng Anh tốt đến mức độ nào.

Những dòng này tôi viết hoàn toàn với tinh thần thiện chí.

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở tôi về cái vụ nóng nảy
Mà cái phá họai đầu tiên chính là phá họai sự chín chắn của cậu
Đúng là tôi đã phá hoại sự chín chắn của mình. Lần sau sẽ rút kinh nghiệm. Đây là lời cảm ơn thật lòng đấy.

Tôi chờ bài viết Mab của cậu, nhưng rất tiếc là tôi không có chuyên môn về cái đó nên chúng ta không thể bàn luận thêm. Nếu có thể mong bạn có thêm những bài viết về Sinh học phân tử để tôi có thể trao đổi với bạn.
 
Cuốn Analysis of genes and genomes thì hơi khó, vì tớ lấy bản ebook không phải từ site chính của wiley; wiley chưa đưa bản online này lên.

Vậy mà cậu bảo cậu chẳng có gì để share cho mọi người hết ...
 
Ối ối, tớ chỉ có duy nhất cuốn này làm vốn; sao bằng cậu Capser có cả một kho sách cơ chứ. Nào tớ dám lấy con tem mà so sánh với con voi. Các cậu nói thế thì oan cho tớ quá.
 
Về nguyên tắc viết trích dẫn, có những điểm cần lưu ý sau:

01- Nếu tác giả đọc sách để lấy kiến thức rồi viết lại theo ý mình thì tác giả chỉ ghi tên cuốn sách, không cần ghi cụ thể trang nào dòng nào. Nếu tác giả lấy chính xác 1 dòng, một trang, một phần hay một chương nào đó thì mới tuân thủ nguyên tắc trên.

02- Nếu tác giả tổng kết các nghiên cứu các công trình nghiên cứu thì phải ghi rõ ràng công trình đã công bố.

Dựa trên (những) nguyên tắc về trích dẫn mà người viết tuân thủ thì người đọc sẽ biết ngay là người viết đã tham khảo tài liệu ở phương thức nào. Vậy cậu thủ đóan xem coi tác giả của bản Việt Ngữ này như thế nào? Và có cần truy bản gốc English không?

Trích dẫn link chưa được công nhận chính thức trong các nguyên tắc trích dẫn
Giả sử tôi đọc 1 cái abstrac đăng trên NCBI hay tận tạp chí gốc thì tôi vẫn phải ghi rõ ràng tên tác giả, tên bài báo, số, năm xuất bản ... chứ không ghi link. Trường hợp ghi link là SAI.

Những trích dẫn lấy từ internet (ví dụ bài giảng của các trường đại học trên thế giới, các review của các lab) chưa được công nhận là tài liệu chính thống để ghi vào references. Sẽ là SAI nếu bê những trích dẫn này. Nên nhớ, các tài liệu trên Net có 1 nguyên tắc chung là nó chỉ có giá trị với chính trang web đó mà thôi.

Cái này ngày mới chập chững vào trường, thầy cô đã giảng rồi cơ mà.

Về tên tác giả bài Việt Ngữ à, tớ đang suy nghĩ, tốt nhất là để cậu Capser nhà ta bơi móc cho đã rồi lúc đó hẳn hay.

Còn muốn kiểm tra trình độ dịch thuật của tớ à, dễ thôi, 75.000 1 trang dịch A4. Giá này có được không các cậu?
 
Nếu tác giả đọc sách để lấy kiến thức rồi viết lại theo ý mình thì tác giả chỉ ghi tên cuốn sách, không cần ghi cụ thể trang nào dòng nào. Nếu tác giả lấy chính xác 1 dòng, một trang, một phần hay một chương nào đó thì mới tuân thủ nguyên tắc trên.
Chỗ này tôi có một suy nghĩ hơi bị củ chuối thế này. Giả sử tôi viết một bài độ 5 trang A4, lấy references là độ 20 cuốn sách, mỗi cuốn 500 - 800 trang. Bởi vì tôi lấy ý từ các cuốn đó viết lại theo ý mình nên tôi không cần ghi cụ thể trang nào, dòng nào. Vậy ai sẽ kiểm chứng những điều tôi đã viết, và bằng cách nào?

Cái link nếu chưa được công nhận là một kiểu trích dẫn thì cũng là một điều đáng tiếc. Trong tương lai hy vọng điều này sẽ thay đổi vì tôi thực sự nghĩ rằng đó không phải là một điều không thể chấp nhận được. Nó có ưu điểm rõ ràng là nhanh, chính xác và tiện lợi - những thứ mà cách ghi Tham khảo cũ không thể có được.

Nên nhớ, các tài liệu trên Net có 1 nguyên tắc chung là nó chỉ có giá trị với chính trang web đó mà thôi.
Vậy database FASTA của NCBI có được coi là một dạng tài liệu không ??
Những văn bản của chính phủ, của các tổ chức đăng tải trên net cũng không có giá trị ??
Và tại sao trong tương lai không thể có những dạng tài liệu khoa học được chuẩn hóa trên net.

Còn muốn kiểm tra trình độ dịch thuật của tớ à, dễ thôi, 75.000 1 trang dịch A4.
Ý tôi là nếu linhtinh không phiền thì đưa lên đây vài bài dịch của cậu, về sinh học phân tử là tốt nhất, để chúng ta có dịp trao đổi một cách chính thống, chứ không phải là những trao đổi kiểu như vừa rồi. Hix, dĩ nhiên nếu cậu không chê trình độ của tôi và của các bạn khác trong 4rum này là quá kém.
 
- Cậu viết 5 trang A 4 từ 100 cuốn sách, cậu vẫn phải ghi đầy đủ 100 cuốn sách này. Người đọc có trình độ sẽ thẩm định có đúng là cậu đọc từ đó ra hay không. Thế nên vai trò của ban biên tập 1 tạp chí 1 nhà xuất bản cục kỳ quan trọng; họ không đích thân thẩm định mà nhờ các chuyên gia hàng đầu thẩm định.

Trường hợp cậu viết sách và lấy 1 chương, đọan nào đó từ 1 cuốn sách nào đó thì phải ghi rõ xuất xứ.

- NCBI hay bất kỳ nguồn dự liệu nào cũng vậy, nó được tính nhiệm vì dồi dào dữ liệu, free. nhưng như tôi đã nói, nếu tôi lấy 1 đọan gene nào đó từ NBCI thì tôi ghi CODE của gene đó, chứ kô ghi link. Ngân hàng dữ liệu, khi được công nhận là ngân hàng thì mặc nhiên nó phải chịu trách nhiệm với những gì nó cung cấp.

- Thông báo, nghị định, thông tư của chính phủ, của các tổ chức đòan thể khi được đưa lên Net, theo nguyên tắc là phải đưa bản scan gốc; và khi sử dụng người dùng chỉ ghi tên của thông báo, nghị định, thông tư đó, chứ kô phải ghi link. Người sử dụng có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác của những dữ liệu này; khi có sai sót, về mặt nguyên tắc, nơi cung cấp được phép không chịu trách nhiệm. Chỉ có nơi phát hành những tài liệu đó mới chịu trách nhiệm mà thôi. Trường hợp site của Chính phủ thì hai trong 1 khi đó chính phủ sẽ chịu trách nhiệm những gì mình phát hành, chứ kô phải trang web của chính phủ. Hai khái niệm này khác nhau. Cần phân biệt rõ.

- Bản English gốc của bài viết, tớ nói rồi, để cậu Capser bươi móc cho chán chê rồi đến ngày 14-8 sẽ tính. Nhưng như đã nói, dạng thức viết tài liệu tham khảo, trích dẫn kiểu này, chứng tỏ tác giả gốc đọc nhiều sách rồi tổng hợp, vậy làm sao đưa tài liệu gốc???
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top