Hỏi và đáp về một số khái niệm cơ bản trong miễn dịch

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Hỏi và đáp về một số khái niệm cơ bản trong

Thấy box miễn dịch đìu hiu quá, lâu lắm rồi ko có việc làm gửi vài khái niệm chơi. Ai không hiểu khái niệm nào và vai trò của nó ra sao thì cứ việc hỏi nhé (yêu cầu kèm theo dự đoán cách hiểu và diễn giải của bạn hoặc của các anh các chị, hoặc định nghĩa)

Cơ chế miễn dịch : Gồm 2 cơ chế miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu.

Tế bào miễn dịch: Gồm 2 nhóm tế bào chính: Tế bào T, và tế bào B.

Kháng nguyên: là những chất đưa vào cơ thể có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch (phụ thuộc vào 3 điều kiện: lạ, khối lượng đủ lớn, cấu trúc đủ phức tạp)

Kháng thể: là các globulin có trong huyết thanh được tạo ra để chống lại KN kích thích sinh ra nó. Có 5 loại : IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.

Bổ thể: là một nhóm protein trong huyết thanh (C1-C9), hoạt động theo kiểu dây chuyền nhờ sự xúc tác của một hệ enzym. Hoạt động theo 3 con đường: cổ điển (classical pathway), nhánh (alternative pathway), lectin. Nó tham gia vào nhiều hiện tượng sinh học như làm tan hồng cầu, tan vi khuẩn, kết dính miễn dịch, gây phản vệ. Bổ thể bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút (hay dùng) hoặc 60 độ C trong 20 phút.

Quá mẫn: là hiện tượng đáp ững miễn dịch quá mức dẫn đến tổn thương bệnh lý khi cơ thể tiếp xúc với kn từ lần thứ 2. Chia 4 loại: 1. Phản vệ, 2. Gây độc tế bào, 3. phức hợp miễn dịch, 4. Muộn.
 
Re: Hỏi và đáp về một số khái niệm cơ bản t

Hoàng Đức Minh said:
Thấy box miễn dịch đìu hiu quá, lâu lắm rồi ko có việc làm gửi vài khái niệm chơi. Ai không hiểu khái niệm nào và vai trò của nó ra sao thì cứ việc hỏi nhé (yêu cầu kèm theo dự đoán cách hiểu và diễn giải của bạn hoặc của các anh các chị, hoặc định nghĩa)

Cơ chế miễn dịch : Gồm 2 cơ chế miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu.

Tế bào miễn dịch: Gồm 2 nhóm tế bào chính: Tế bào T, và tế bào B.

Kháng nguyên: là những chất đưa vào cơ thể có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch (phụ thuộc vào 3 điều kiện: lạ, khối lượng đủ lớn, cấu trúc đủ phức tạp)

Kháng thể: là các globulin có trong huyết thanh được tạo ra để chống lại KN kích thích sinh ra nó. Có 5 loại : IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.

Bổ thể: là một nhóm protein trong huyết thanh (C1-C9), hoạt động theo kiểu dây chuyền nhờ sự xúc tác của một hệ enzym. Hoạt động theo 3 con đường: cổ điển (classical pathway), nhánh (alternative pathway), lectin. Nó tham gia vào nhiều hiện tượng sinh học như làm tan hồng cầu, tan vi khuẩn, kết dính miễn dịch, gây phản vệ. Bổ thể bị bất hoạt bởi nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút (hay dùng) hoặc 60 độ C trong 20 phút.

Quá mẫn: là hiện tượng đáp ững miễn dịch quá mức dẫn đến tổn thương bệnh lý khi cơ thể tiếp xúc với kn từ lần thứ 2. Chia 4 loại: 1. Phản vệ, 2. Gây độc tế bào, 3. phức hợp miễn dịch, 4. Muộn.

Tại sao có yêu cầu gì mà vui thế'. Học miễn dich lâu rồi, nay Minh đua ra vài định nghĩa, nhờ Minh giải thích vậy.

- Ngòa tế bào T và B ra, trong hệ thóng cơ thể còn có tế bào có tua, hay đại thực bào..v.vVai trò của các tế bào này ra sao? chính phụ ỏ đay Minh phân biệt dựa theo tiêu chí gì????
-Noi về KN: kich cỡ bao nhiêu thì .. đủ lớn, cấu trúc thế nào thì.. đủ phức tạp.
-Tại sao bổ thể lại bị bât hoạt "bởi" nhiệt độ 56?? Thế [r 55 độ có được ko?
 
Tại sao có yêu cầu gì mà vui thế'

Dành cho người chuẩn bị học mà anh, phải đưa ra thế thì người ta mới rõ là mình có thực sự muốn biết không? Có thực sự nắm rõ định nghĩa trước khi hỏi không? Có thực sự muốn bàn luận để hiểu không thôi mà, em sợ cái kiểu trả lời - cám ơn - rồi biến mất lắm.

nay Minh đua ra vài định nghĩa
Định nghĩa thì không phải của em mà trong sách, em chỉ nói theo cách hiểu của em thôi.

Ngòa tế bào T và B ra, trong hệ thóng cơ thể còn có tế bào có tua, hay đại thực bào..v.vVai trò của các tế bào này ra sao? chính phụ ỏ đay Minh phân biệt dựa theo tiêu chí gì????

Cái này điểm tên nó ra và vai trò thì phải một bộ bách khoa thư ?:mrgreen: và hiện giờ người ta cũng chưa biết hết được. Anh muốn hỏi cụ thể về loại tế bào nào?

Tại sao bổ thể lại bị bât hoạt "bởi" nhiệt độ 56?? Thế [r 55 độ có được ko?

Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của bổ thể do nhận xét của Buchner (1895) là huyết thanh thường và tươi có tác dụng góp phần diệt và làm tan vi khuẩn, tác dụng này sẽ mất đi khi khi đun huyết thanh đến 56 độ. Năm 1930 Bordet đã chứng minh sự tồn tại của bổ thể khi sử dụng huyết thanh đã đun ở 56 độ - 60 phút và huyết thanh tươi.

Còn trong thực tế thì chênh lệch 1-2 độ C khi bất hoạt là chuyện bình thường.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top