Hỏi một số câu sinh thái

love_sky

Junior Member
Có mấy câu trắc nghiệm này mình thấy đáp án kì kì, mong các bạn giải giúp:
1/Phương án nào sau đây không được coi là hệ sinh thái:
A.Giọt nước lấy từ hồ.
B.Một bể cá cảnh trước hiên nhà.
C.Con tàu vũ trụ hiện nay.
D.Hồ chứa Trị An và hồ chứa Hòa Bình.
2/Vật chất trong chu trình được sinh vật sử dụng:
A.Một lần B.Hai lần. C.Ba lần D.Lặp đi lặp lại nhiều lần.
3/Ở 2 địa điểm khác nhau: Giữa vùng khơi đại dương và vùng cửa sông, vai trò quan trọng bậc nhất trong chuyển hóa vật chất và năng lượng thuộc về:
A.Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng các loài tảo.
B.Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật.
C.Cả 2 chuỗi A&B đều quan trọng như nhau.
D.Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng chất hữu cơ hòa tan.
4/Trong tháp sinh thái như hình vẽ bên (mình ko vẽ được :) chỉ mô tả về kích thước bậc): Cá thu < Cá trích, cá cơm > Giáp xác < Thực vật nổi (kích thước rất lớn), các loài cá trích, cá cơm thuộc dạng:
A.Động vật ăn thịt.
B.Động vật hoàn toàn ăn thực vật nổi.
C.Động vật ăn tạp.
D.Động vật dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất hữu cơ.
5/Theo sức sinh sản được kể ở dưới đây, loài thích nghi với mức tử vong cao nhất là loài nào:
A.Đẻ 600 triệu trứng mỗi lứa.
B.Đẻ khoảng 1000 trứng mỗi lứa.
C.Đẻ một vài con mỗi lứa.
D.Đẻ trên dưới 1 triệu trứng mỗi lứa.
6/Khi điều kiện môi trường biến đổi theo hướng bất lợi, ở một loài cá có vùng phân bố rộng, quần thể nào dưới đây ổn định hơn cả:
A.Quần thể có tuổi thọ 3 năm.
B.QT có tuổi thọ 9 năm.
C.QT có tuổi thọ 12 năm.
D.QT có tuổi thọ 15 năm.
Nếu được mong các bạn giải thích giùm câu trả lời. Và cho mình hỏi thêm một số khái niệm sau có nghĩa là gì: hẹp nhiệt, hẹp muối, hẹp áp suất. Cảm ơn các bạn. (y)
 
1. C
2. D
3. C nhưng t hok chắc lắm!
4. C
Hẹp nhiệt: có nhiều loài động vật chỉ phân bố hay chỉ sống được ở những vùng nhiệt đới hoặc trong nước và nơi mà sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không lớn. Đó là những loài động vật chịu nhiệt hẹp hay là những loài động vật hẹp nhiệt. Ví dụ như cá hồi (Salmo) chỉ chịu được nhiệt độ18 - 200C. Nhiều loài động vật không xương sống ở biển là các động vật hẹp nhiệt.

Hẹp muối:
Liên quan với nồng độ muối hay áp suất thẩm thấu gây ra bởi sự chênh lệch nồng độ muối giữa cơ thể với nồng độ muối của nước, sinh vật biển được chia thành 3 nhóm:
- Sinh vật biến thẩm thấu (poikiloiosmotic)
- Sinh vật đồng thẩm thấu (homoiosmotic)
- Sinh vật giả đồng thẩm thấu (pseudohomoiosmotic)
Nhóm đầu gồm những sinh vật mà áp suất thẩm thấu của cơ thể biến thiên theo sự biến thiên của áp suất thẩm thấu môi trường. Nhóm thứ 2 gồm những sinh vật có áp suất thẩm thấu của cơ thể ổn định độc lập với sự biến động của áp suất môi trường và chúng có cơ chế điều hoà riêng. Nhóm cuối cùng là những sinh vật biến thẩm thấu, nhưng sống trong điều kiện độ muối của môi trường ổn định.
Những sinh vật sống ở nước ngọt và nước mặn đều là những loài hẹp muối so với sinh vật ở nước lợ, rộng muối.
Giữa nước ngọt và nước mặn, còn gặp những loài di cư hoặc từ sông ra biển (Katadromy) hoặc từ biển vào sông (Anadromy). Chúng có cơ chế riêng điều chỉnh áp suất cả 2 chiều, khi tiến hành di cư từ môi trường này đến môi trường khác.

Khái niệm của Hẹp sinh khối + hẹp áp suất cũng được hiểu tương tự thế!:rose:
 
Ở câu 1 sao trong SGK ghi là tàu vũ trụ có thể được coi như 1 hệ sinh thái nhân tạo??? Còn ở câu 2, trong SGK có ghi "năng lượng đi theo dòng và chỉ được sinh vật sử dụng một lần qua chuỗi thức ăn", ko biết có phải áp dụng vào câu này ko? :eek:
Câu 3 trong SBT là B, nhưng mình ko hiểu sao lại chọn như vậy!?! Và còn câu 4,5,6 nữa, bạn giải thích giùm mình đi. Thanks nhiều :mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top