Đức tính làm khoa học!

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Theo bạn những đức tính gì quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học?
Theo tôi quan trọng nhất gồm vài đức tính sau (mà tôi thiếu):
1. Trung thực: tôi cảm thấy chưa thành thật với bản thân, nhiều khi hay tự lừa dối mình
2. Khiêm tốn: cái này tôi thiếu lắm, nhìn bề ngoài không ai biết nhưng tôi thì tôi biết ai cũng có một chút ích kỷ, tự tôn cao mà tôi thì quá đáng về cái này.
3. Cởi mở: đón nhận phê bình, tôi thì bảo thủ lắm. Ông già tôi mắng tôi thì tôi cứ giả điếc thôi, chẳng thèm tiếp thu lời nào...
4. Cần cù siêng năng: cái này cứ xem tôi có, nhưng mà nó không xuất phát từ những động cơ tốt hoặc đúng đắn, do đó thường tôi chỉ siêng một chốc thôi. Làm việc gì cũng chóng chán.
5. Làm việc tập thể: tôi thấy người Việt Nam cứ thế nào ấy. Chưa thấy ai mà tôi làm việc với có vẻ lịch sự và hợp tác như những người nước ngoài tôi từng tiếp xúc. Tất nhiên tôi cũng là ViêtNam nên chắc tôi có tính đó mà tự mình không nhận ra.
Tôi đặt :) làm đầu vì trong khoa học mà thiếu trung thực thì mắc tội to lắm. Các bạn đã nghe câu chuyện về tế bào ung thư Hela chưa? Tìm trên mạng thử xem, nếu không tôi sẽ kể nó vào một bài khác.

Bạn đánh giá xem bạn có thể đi theo sự nghiệp khoa học không? Riêng tôi thì tôi xem nghiên cứu khoa học là một phương tiện nuôi sống tôi mà thôi. Tất nhiên tôi sẽ cố không để tính xấu của mình ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên nếu có cuộc sát hạch aptitude test thì tôi bị loại ngay
 
Re: đức tính làm khoa học!

Drosophilia said:
Theo bạn những đức tính gì quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học?
Theo tôi quan trọng nhất gồm vài đức tính sau (mà tôi thiếu):
1. Trung thực: tôi cảm thấy chưa thành thật với bản thân, nhiều khi hay tự lừa dối mình
2. Khiêm tốn: cái này tôi thiếu lắm, nhìn bề ngoài không ai biết nhưng tôi thì tôi biết ai cũng có một chút ích kỷ, tự tôn cao mà tôi thì quá đáng về cái này.
3. Cởi mở: đón nhận phê bình, tôi thì bảo thủ lắm. Ông già tôi mắng tôi thì tôi cứ giả điếc thôi, chẳng thèm tiếp thu lời nào...
4. Cần cù siêng năng: cái này cứ xem tôi có, nhưng mà nó không xuất phát từ những động cơ tốt hoặc đúng đắn, do đó thường tôi chỉ siêng một chốc thôi. Làm việc gì cũng chóng chán.
5. Làm việc tập thể: tôi thấy người Việt Nam cứ thế nào ấy. Chưa thấy ai mà tôi làm việc với có vẻ lịch sự và hợp tác như những người nước ngoài tôi từng tiếp xúc. Tất nhiên tôi cũng là ViêtNam nên chắc tôi có tính đó mà tự mình không nhận ra.
Tôi đặt :) làm đầu vì trong khoa học mà thiếu trung thực thì mắc tội to lắm. Các bạn đã nghe câu chuyện về tế bào ung thư Hela chưa? Tìm trên mạng thử xem, nếu không tôi sẽ kể nó vào một bài khác.

Bạn đánh giá xem bạn có thể đi theo sự nghiệp khoa học không? Riêng tôi thì tôi xem nghiên cứu khoa học là một phương tiện nuôi sống tôi mà thôi. Tất nhiên tôi sẽ cố không để tính xấu của mình ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên nếu có cuộc sát hạch aptitude test thì tôi bị loại ngay

Tôi rất đồng ý với bạn về tính trung thực là ưu tiên hàng đầu của ng làm khoa học. Hi hì, mặc dù trong ngành nào, hoặc bất cứ ai cũng yêu cầu trung thực theo khía cạnh luật pháp hay đạo đức. Tuy nhiên, trung thực trong khoa học sẽ làm cho bạn khám phá những điều bí mật nhất mà mọi ng khác, hay chính bản thân bạn ko mường tượng ra. Một thí nghiệm cho 1 kết quả negative hay ko như giả định trước đều đáng phải trân trọng, nâng niu như thể nó sẽ là khám phá cho cả nhân loại (hơi quá :lol:)
 
một đức tính quan trọng trong làm khoa học là think straight. Biết dịch câu này thế nào nhỉ. Tuy nhiên tôi thấy chỉ có dân Toán là có vẻ think straight còn dân các môn khác thì hoa lá cành nhiều quá. Các bạn tôi giỏi toán đều là những người think straight. Tuy nhiên lớn lên thì đều nghĩ lệch lạc đi cả.
Có một cuốn sách có thể giúp con người ta think straight, đó là cuốn How to solve it của G.Polya. Mời các bạn đón đọc xuất bản lần thứ 8 của NXB GD : Giải bài toán như thế nào. Mua tại các hiệu sách nhà xuất bản GD. Chẳng hiểu sao cuốn sách hay như vậy không có ai đọc
 
từ bé tới lớn, gia đình bạn bè tôi đều nghĩ rằng tôi rất có năng khiếu về cái được gọi là nghiên kíu khoa học, hì hì. Tại sao? vì tôi ít nói, vì tôi khá kiên nhẫn trong một việc gì đó, vì tôi tỉ mỉ quá mức cần thiết. rồi tôi thi vào trường Tổng hợp (ĐHKHTN), mọi chuyện dường như vẫn đi đúng hướng, nhưng rồi đến cái việc cuối cùng là lao đầu vào làm khoa học thì .............

think straight: Chẳng lẽ tôi thiếu?

Mộng mơ, tưởng tượng ư: Cái này tôi có thừa.....

Trung thực ư: tôi ghét sự dối trá....

còn gì nữa nhỉ: chắc là phải còn nhiều thứ nữa trong cái nghề mà đòi hỏi người ta vừa phải là thiên tài, vừa phải là kẻ hâm hâm này....

khi tôi biết rằng thế giới khoa học không phải là một thế giới mà tôi vẫn tưởng tượng thì....những cái nhỏ mọn, tủn mủn cứ đè chết lý tưởng, hoài bão từ lúc nào không biết!
 
Mác đã nói là, con người muốn sống và làm việc thì... phải ăn cái đã! :lol:ăn thời bây giờ lại có nhiều nghĩa lắm, theo nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống: ăn cơm, ăn phở, ... cho tới ăn tiền, ăn địa vị, ... rồi ăn tiếng tăm, ăn sự trọng vọng, .... Chính những cái đó nó bóp chết hoài bão, đam mê của tất cả những "nhà" trong hầu hết các ngành nghề khác nhau thời nay.

Bioledge nghĩ vấn đề là chúng ta có đủ bản lĩnh để nghiền ngẫm rồi tìm ra cách để giảm bớt những ảnh hưởng ấy, để rồi tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển hoài bão của mình hay không. Khó lắm! Nhưng không phải là không thể, đúng không?
 
quyển của G. Ploya ấy em đọc mà không hiểu gì cả, chắc tại em ko có chút nào về toán và những gì xung quanh toán.

Với em thì làm khoa học thì phải có đức tính là muốn biết, muốn thắc mắc, muốn làm. Chắc mọi người có rồi nên không thấy nói đến.

Có câu có bột mới gột nên hồ, nghĩa là phải có đủ dụng cụ, công cụ và đãi ngộ hợp lý, chấp nhận được thì mới có thể yên tâm làm khoa học hay làm gì đi chăng nữa, lúc nào cũng suy nghĩ xem mai làm thế nào để khỏi chết đói thì làm sao mà làm khoa học được.
 
Đâu cần phải biết nhiều về Toán để có thể có được bài học bổ ích từ cuốn How to solve it của G. Polya:
? ? ? ? Bạn đọc đến cái bài toán giải ngược từ dưới lên mà không tâm đắc à:
? ? ? ? Một hàng rào hình chữ U chắn giữa dĩa thức ăn nằm ngoài và một con vật (chó, khỉ, gà). Con chó sẽ nhanh chóng chạy vòng ra hàng rào để đến dĩa thức ăn sau khi định nhảy chồm qua hàng rào & sủa vài lần. Nếu dĩa thức ăn để gần hàng rào hơn thì con chó có lẽ sẽ mất thêm thời gian để sủa và cố nhảy qua hàng rào trước khi có "sáng kiến" chạy vòng. Con khỉ sẽ nhanh chóng nhận ra phải chạy vòng. Nhưng vấn đề đặc biệt khó khăn đối với con gà. Nó sẽ chạy lung tung trong hàng rào và la toáng lên rất lâu trước khi tình cờ chạy vòng đến dĩa thức ăn.
? ? ? ? "Ở đây con gà cũng giống như những người giải toán bằng mò mẫm, sau nhiều lần thử liên tiếp và nếu thành công thì cũng do may rủi và không hiểu được nguyên nhân của sự thành công đó"
? ? ? ? "Cũng không nên trách con gà là ngu xuẩn. Vì thực ra thì cũng không dễ gì quay lại, đi xa ra khỏi đích, tiến bước mà không dán con mắt vào mục đích mong muốn. Giữa sự vụng về của con gà và của chúng ta có một sự tương tự rõ rệt"
? ? ? ? ?respice finem: trước khi làm phải nghĩ đến kết quả cuối cùng. Đừng để như con gà đến khi có được kết quả vẫn không hiểu vì sao mình có được.
? ? ? ? ?làm việc tiềm thức: counselling your pillow. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp ta có ý tưởng sáng sủa hơn về một vấn đề nào đó. Đó là do sự sắp xếp lại sự kiện trong tiềm thức khi chúng ta đang ngủ.
 
respice finem: trước khi làm phải nghĩ đến kết quả cuối cùng. Đừng để như con gà đến khi có được kết quả vẫn không hiểu vì sao mình có được.
Một số việc thôi. Tôi thấy có nhiều người cứ ngồi nhà tính toán thiệt hơn. Tính kỹ rồi mới làm. Kết quả là mãi chả thấy làm được việc gì.

Đường đời phức tạp, nhiều ngả rẽ. Không ít việc vẫn nên làm mặc dù chưa ước chừng được kết quả. Cứ làm đã, làm được cứ mạnh dạn làm, rồi trong quá trình đó sẽ nảy sinh nhiều thứ. Quan trọng là khả năng thích ứng và lựa chọn.


làm việc tiềm thức: counselling your pillow. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp ta có ý tưởng sáng sủa hơn về một vấn đề nào đó. Đó là do sự sắp xếp lại sự kiện trong tiềm thức khi chúng ta đang ngủ.
Hồi trước đọc cái này ở chữ ký của Lương chả hiểu gì cả :mrgreen:, giờ mới biết.
 
Cứ nghe đến toán là em đã chóng mặt muốn xỉu rồi, chả hiểu tại sao nữa.

Hà hà, nghe anh giải thích em mới hiểu một chút xíu. Bài học con gà là một bài học khá hay vì không phải ai cũng biết lùi một bước để tiến vài thước và đạt được mục đích :D .

respice finem: trước khi làm phải nghĩ đến kết quả cuối cùng. Đừng để như con gà đến khi có được kết quả vẫn không hiểu vì sao mình có được.
Em chỉ biết có những cái có thể giải thích tại sao, nhưng có những cái hiện giờ chưa giải thích được hoặc nếu muốn giải thích phải dùng những công cụ quá mạnh, tiền đầu tư không phải ít, mà có sự đan xen của nhiều ngành khoa học nên để họ ngồi lại và hiểu tiếng nói, cách tư duy của nhau không đơn giản. Ông làm về sinh tư duy khác, về lý tư duy khác, về toán lại càng khác... nên sẽ khó đấy. Dần dần sẽ giải thích được thôi với điều kiện nó có khả năng lặp lại trong một thời gian đủ lâu.
======================
Hóa ra không phải chỉ có sách triết mới nói đến triết lí cuộc sống, đến ứng dụng của nó mà tất cả các nhà khoa học nghiên cứu về con người và thế giới đều đề cập đến nó theo ngôn ngữ của họ. Hay quá, hay quá.
 
Cuốn How to solve it của Polya đến với mình cũng tình cờ lắm. Ngồi trong thư viện đang lo lắng về tương lai...nghĩ quanh nghĩ quẩn đánh vào query: how to solve it, hiện lên ngay cuốn này. Khi đọc thấy cuốn hút ngay bèn photo một bản. Sau này tra trên mạng mới biết nó là best seller trong nhiều năm, là cuốn sách được phát miễn phí cho mỗi tân lập trình viên của Microsoft (các bố lập trình bây giờ chủ yếu lên mạng kiếm code/library hơn là ngồi tự viết-dù sao cũng là do kiếm sống hơn là đam mê). Đến khi hỏi ra mới biết cuốn này một thời đã chi phối cách dạy Toán ở Việt Nam (thập kỷ 60-70s) nhưng sau này thầy không còn tâm huyết nên không dạy theo kiểu này được, mặc dù dân chuyên toán tự khắc biết nó.

Hồi xưa mình học chuyên Toán mà chỉ đến khi đọc cuốn sách đó mới thấy nó như viết cho mình vậy: Người học sinh tồi đứng trước một bài toán khó có hai cách giải quyết: (1) bắt tay ngay vào hý hoáy vẽ thêm, vẽ bớt, đặt ẩn phụ, thêm ẩn mới...cuối cùng tình cờ tìm ra được lời giải - xong sướng quá vất đấy đi chơi
(2) rút kinh nghiệm những lần làm ẩu như trên anh ta ngắm nghía bài toán một cách kỹ lưỡng, hết đặt bút lên lại đặt bút xuống, hết cắn bút lại cắn ngón tay...cuối cùng anh ta không làm gì cả - bỏ đấy đi chơi vì "I'm not in the right mood".
Thực ra khi mình đứng trước một vấn đề mà do dự, không biết làm gì thì chắc chắn là do mình không có một phương pháp rõ ràng/ một kế hoạch chi tiết để giải quyết nó. Nếu làm bừa đi rồi rút kinh nghiệm thì đến ngày sẽ trả giá.
Một thất bại khi máy móc áp dụng phương pháp của Polya: mình kèm một đứa học sinh rất dốt Toán (đúng như trường hợp của Polya khi ông viết ra cuốn này). Đang háo hức muốn thử phương pháp bèn áp dụng một cách cứng nhắc phương pháp này. Kết quả đứa học sinh nó sợ học Toán luôn 8O
Vẫn đùa với mấy đứa bạn: mình già rồi không thể học được cái hay của ông này nhưng để dành sau này dạy con thì hay phải biết ?:lol:
 
Thực ra khi mình đứng trước một vấn đề mà do dự, không biết làm gì thì chắc chắn là do mình không có một phương pháp rõ ràng/ một kế hoạch chi tiết để giải quyết nó. Nếu làm bừa đi rồi rút kinh nghiệm thì đến ngày sẽ trả giá

em đồng ý, nhưng khó là lượng được sức mình và khả năng của mình anh ạ. Khó nhất là biết bỏ cái gì, giữ cái gì trong những kế hoạch ấy, xem cái gì là quan trọng nhất, không thể bỏ qua. Hì hì, trẻ con vắt mũi chưa sạch như em chẳng hạn khó biết, khó học được lẽ lấy bỏ, xem việc gì thực sự là quan trọng lắm. Bởi vì ta không bao giờ đủ thời gian cho những việc ta muốn làm, nên phải chọn những gì quan trọng khi đầu óc sáng suốt, cơ thể làm việc đó lúc nào là đạt hiệu suất cao nhất.

Hình như có môn học gọi là nhịp sinh học thì phải nói về điều này.
 
Chủ đề hay quá

Chạy một vòng, chóng mặt. Dừng lại, thấy chủ đề hay quá. Nhảy vào, té ngữa..... vì ...bị ....mê.

Câu chuyện của anh Lương về chó, khỉ, gà hay quá. Em thích ?hành động liều lĩnh của chó để phóng qua hàng rào, sự thông minh của khỉ để nhận diện lối đi, sự ngây ngô của gà là mò mẫm định hướng. Không con nào dỡ nếu bỏ mất bữa tiệc đã dọn sẳn. Nghe thì có vẻ anh Lương thích theo hành động của khỉ hả? Còn em, sao cũng rứa, miễn là ....."đã thế thì phải thế".
 
Hi bạn Long.
Bạn đã nhận thức được khá sâu về câu chuyện chó gà khỉ. Đúng là tất cả các yếu tố đều cần thiết cho người làm khoa học. Nếu anh khôn như khỉ thì có lẽ anh đã không đi vào sự nghiệp làm khoa học (Thích câu nói của Francis Cricks: science is the occupation for improverished gentlemen ?:D ). Nếu anh ngu ?như gà thì chắc anh đã nghĩ làm khoa học chắc ghê gớm lắm và tự động loại bỏ mình ra khỏi vòng chiến. Tuy nhiên nếu anh không có cái kiên trì, mà nhiều khi hơi ngu, của con gà thì anh cũng không thể làm khoa học chân chính. Và đương nhiên nếu anh thiếu cái khôn của con khỉ thì anh sẽ không thể leo tới tột đỉnh của khoa học.

Nếu ta biết rằng phần lớn cách xử sự hằng ngày của chúng ta là thiếu logic (giống con gà) thì có lẽ ta sẽ thông cảm và đồng cảm với con gà nhiều hơn.
 
Tôi đồng ý với Bác Lương và mọi người là sự trung thực quan trọng nhất đối với người làm khoa học.
? ? ? Điều quan trong mà theo tôi có thể đặt ngang hàng với sự trung thực chính là niềm đam mê và sự cần cù. Sự đam mê, luôn nghĩ là một trong những yếu tố quan trong giúp ta sáng tạo trong quá trình nghiên cứu.
? ? ? Một điều rất quan trọng nữa là kiến thức nền tảng không thuộc chuyên môn trực tiếp, chẳng hạn như thống kê sinh học và ngoại ngữ.
? ? ? Góp vài ý kiến với mọi người vì thấy chủ đề này hay wá hì hì.
 
Thông cảm và đồng cảm

"Nếu ta biết rằng phần lớn cách xử sự hằng ngày của chúng ta là thiếu logic (giống con gà) thì có lẽ ta sẽ thông cảm và đồng cảm với con gà nhiều hơn." ----->Anh Lương, ?em thích câu này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top