Đọc sách tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả?

Em cũng mới bắt đầu đọc sách tiếng Anh chuyên ngành. Cụ thể thì em có rất ít kiến thức về sinh học (kể cả sinh học đại cương). Em đang tiến hành việc đọc của mình theo hướng như sau:
- Học tiếng Việt tới phần nào, về nhà ôn lại.
- Tìm kiếm mục tương ứng trong một số cuốn viết bằng tiếng Anh ( mới load được từ ftp.ngoan.com) và đọc.
- Cùng với việc trên là em đang đọc cuốn biology - science for life ( đọc từ đầu tới đuôi, không lựa chọn mục đọc).

Tuy vậy, cách đọc sách tiếng Anh của em như sau:
- Mở file pdf bằng Adobe acrobat.
- Mở thêm wordpad + từ điển "nóng" của Lạc Việt.
- Đọc khoảng một hai đoạn thì tiến hành dịch, gõ luôn vào wordpad (mở nhỏ ở dưới) - gõ luôn cả những cụm từ hay từ mới bên cạnh văn bản tiếng Việt. Gặp từ nào khó, không thể "get meaning" thì tra từ bằng Lạc Việt.

Vấn đề không phải là tiếng Anh chuyên ngành, vì từ nào khó có thể hỏi, hoặc xem tương ứng trong sách tiếng Việt - điều này khá đơn giản vì em cũng mới chỉ đọc những mục khá căn bản, dễ hiểu. Ngữ pháp + vốn từ thông dụng của em không khá, nhưng tạm đủ.

Tuy nhiên, việc đọc này mất khá nhiều thời gian, vì vừa phải đọc, vừa phải dịch + nhớ từ, cấu trúc mới. Và em cảm thấy không thật hiệu quả, khác xa với việc mở laptop và đọc truyện tiếng Anh - vì em thường đọc những truyện tiếng Anh không dài, và cũng không phải dịch, đọc kiểu lướt, hiểu cả đoạn là chính thôi ạ.

Vậy anh/ chị/ bạn có thể nêu ra một cách đọc nào đó hiệu quả hơn, và phù hợp với trình độ của em được không ạ?
 
Tôi thì không biết cách nào hiệu quả chung cho mọi người cả. Chỉ biết rằng từ kinh nghiệm của mình thì: hãy cố những bước đầu, những cái còn lại sẽ đơn giản hơn.

Với một cuốn sách nhất là những cuốn cơ bản, nếu bạn cố gắng đọc và hiểu, dịch ra thì càng tốt những trang đầu thì mọi việc sau đó sẽ đơn giản hơn.
 
Anh thấy cách đọc của em khá hay đấy chứ, đọc sách tiếng Việt trước rồi đọc sách tiếng Anh sau, cũng về một chủ đề vẫn là cách mà anh đã làm khi anh chưa có kiến thức cơ bản về một cái gì đó, khi đã có những kiến thức cơ bản rồi thì có thể chuyển sang đọc tài liệu tiếng anh nhiều hơn.

Cố gắng hiểu nghĩa gốc của một từ bằng cách dùng từ điển Anh - Anh, đừng dịch ra tiếng Việt vội mà nắm nghĩa trước, khi nào đọc qua qua rồi thì muốn dịch lúc đó mới dịch xuôi được.

Lúc mà em mới đọc sách tiếng anh thì nên chọn sách có nhiều hình ảnh dịch trước em sẽ dễ dịch hơn!
 
01- Anh thấy em nên nghe anh Khương, tức là cố gắng đọc tiếng Việt để có nội dung tiếng Việt về vấn đề mình học và nên nhớ nội dung tiếng Việt dễ vô đầu hơn.

02- Để luyện tiếng Anh thì việc dịch sách là một chuyện không khả thi, vì sách viết khá dài, em khó mà nắm hết tổng thể nội dung và khi đó dịch sẽ không xuông sẻ và rất dễ ngán. Khi đó cách luyện dịch tin Anh là cách tốt nhất để học học Anh văn chuyên ngành.

EM có thể vào một vài trang chuyên đưa tin sinh học, lấy nó xuống, ngồi ... dịch; vì tác giả viết cô đọng, có nhắc lại kiến thức cũ còn kiến thức mới thì kô quá phức tạp ... rất vừa sức với em.

Một số trang như

Ourworld của VOA -
http://www.voanews.com/english/science/ourworld.cfm

Science and Development network

http://www.scidev.net/

The Naked Scientists Internet Science Radio Show
http://www.thenakedscientists.com/HTML/shows/Archive.htm

là chổ lấy tin rất tốt, riêng trang VOA và The Naked Scientists Internet Science Radio Show
còn cho em bài nghe giọng MỸ hoặc Anh tương ứng, vừa luyện nghe vừa luyện dịch.
 
nhớ hồi mới học đại học, vì tiếng Anh kém nên khi ôn thi chủ yếu xem lại past exam papers, lựa những câu MCQ (trắc nghiệm) để nhớ. Còn một số môn thi kiểu viết luận thì tra từ chết thôi. Học ôn mà chủ yếu là ngồi tra từ.
Sau này nhìn lại thấy đúng ngôn ngữ thực sự là một rào cản lớn.
Theo mình bạn nên tập đọc những bài đơn giản (news ở các website BBC, CNN ...vv mục science , tích lũy từ và hình thành cách đọc nắm nội dung...
Một điều quan trọng khi đọc tài liệu tiếng Anh là nên đặt câu hỏi trước khi đọc và tìm ý (nếu ôn thi thì rất hợp vì câu hỏi chính là những câu không tự trả lời được trong cái đề thi năm trước)
Thật ra bây giờ nếu đưa một tài liệu tiếng Anh không thuộc chuyên môn/chuyên ngành thì cũng buồn ngủ như thường thôi.
Tuyệt đối không nên ngồi dịch vì rất mất thời gian mà kỹ năng thu được không giúp mình đọc tiếng Anh tốt hơn (có lẽ giúp đọc sách dịch tốt hơn thì có ) :lol:
 
Hôm trước tò mò, theo mấy đường link ở trong đây để đọc một số bài báo của sinh học, híc , chả hiểu cái gì cả, vì toàn là ?thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành .

--> rút ra kết luận : học chuyên ngành nào thì nên đọc ?sách ?chuyên ngành ấy . Nếu có đọc một ngành khác mà không hiều thì cũng không nên hoảng sợ, vì đó là điều rất bình thường khi ...đọc báo ?chuyên ngành ( Chẳng nói gì xa xôi, mấy bác học toán thôi, đọc bài báo của nhau còn chẳng hiêu gì , trong khi toán học sử dụng rất nhiều ký tự chung) .

Giờ có internet rồi, nếu có từ nào không hiểu thì cứ ?dùng google để tra nó , học tiếng Anh thì phải hiểu theo tiếng Anh chứ , như vậy dễ vào hơn .

Mình thì không ủng hộ việc đọc báo tin tức bằng tiếng Anh, vì họ sử dụng rất nhiều tiếng nóng . Đọc article ở báo tin tức khó hiểu lắm.

Khi đọc ?báo chuyên ngành thì cũng nên kiếm cái gì đó gần gũi với mình để đọc, chứ tham đọc những cái cao siêu quá, chỉ tốn thời gian , mà chẳng thấm được gì .

Thường thì, nếu có tiếng Anh tốt ( TOEFL > 550) cần phải học trên 6 tháng nữa thì mới nhập được với tiếng Anh thuộc chuyên ngành của mình . Mình nghĩ vậy, ? 8)
 
Mình thường dịch tiếng anh bằng cách này.
nếu bạn dùng Adobe acrobat thì hơi công phu. Nên chuển file pdf thành file.doc, sau dó dùng EV trans để dich chung chung (dĩ nhiên là chương trình này dịch rất máy móc) xác định chủ đề chính của đoạn văn muốn dịch, sau đó ngồi tra từ điên và "tỉa" lại cho hay.
khi nào nhặt hết "sạn " thì thôi, hoặc send lên đây nhờ các bác trên diễn đàn này nhặt sạn dùm cho(mấy lão này có kinh nghiệm nhiều lắm).
Chúc vui vẻ:)
 
Mình thường dịch tiếng anh bằng cách này.
nếu bạn dùng Adobe acrobat thì hơi công phu. Nên chuển file pdf thành file.doc, sau dó dùng EV trans để dich chung chung (dĩ nhiên là chương trình này dịch rất máy móc) xác định chủ đề chính của đoạn văn muốn dịch, sau đó ngồi tra từ điên và "tỉa" lại cho hay.
khi nào nhặt hết "sạn " thì thôi, hoặc send lên đây nhờ các bác trên diễn đàn này nhặt sạn dùm cho(mấy lão này có kinh nghiệm nhiều lắm).
Chúc vui vẻ

chẳng khác nào chuyện tấm cám, mà mụ gì ghẻ độc ác kia đã bắt tấm ngồi ở nhà nhặt thóc trong khi mẹ con nhà mụ đi xem hội!
 
Mỗi người có một cách học, tốt với A nhưng lại kô hợp với B, greenfield à.

Khi tôi dịch English - VNese điều cốt lõi là hiểu ý và tuân thủ ngữ pháp tiếng Việt. Ngược lại nếu dịch từ V sang E thì cái cần nghiêm ngặt chính là English grammar.

Khi dịch E-V tôi thường "thêm mắm dặm muối" cho câu văn liền lạc hơn và đồng thời ghi nhớ rằng: Sau này mình viết bằng English thì những chỗ "mắm muối Vietnam" có thể hoặc phải bỏ đi mà phải nhớ đến "khẩu vị Anh" đề mà nêm nếp thích hợp.

Tôi đồng ý: muốn học tiếng Anh chuyên ngành tốt, cần phải có nền tảng English căn ?bản vững vàng, nhất là Grammar, vì học English chuyên ngành chủ yếu là học từ vựng, một vài cách viết "khuôn phép" của người "dziết dzăn pha học".
 
Em chưa học tới môn dịch ( có lẽ phải sang kỳ tới), và cũng không (chưa) tập trung vào vấn đề dịch thuật. Vì dịch thuật là không đơn giản, điều đó không đơn thuần là việc chuyển từ ngôn ngữ A sang B. Vấn đề là phải dịch làm sao một người dùng ngôn ngữ B làm ngôn ngữ chính thức tiếp cận được với văn bản đó, chứ không phải một văn bản giọng A viết với ngôn ngữ B :D.

Em thì không thích/ đồng ý với cách dịch của anh/ chị mylife. Vì thực chất một chương trình dịch E/V đem lại một kết quả khá tồi về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một thứ khá "mềm dẻo" chứ không thể áp dụng một vài qui tắc ngữ pháp khô cứng được. Theo em, để dịch một văn bản tiếng Anh -> Việt, dù ở thể loại nào thì nên đọc qua một/ vài lần để "cảm thụ"/ tiếp cận tới nội dung tổng quát/ chủ yếu của văn bản. Sau đó tiến hành dịch, có thể lần đầu là dịch thô, áp dụng đúng trật tự câu, cú pháp ... của tiếng Anh. Sau đó đọc lại và viết lại sao cho một người Việt Nam đọc có thể hiểu được, và không cảm thấy bị "khớp", cái cảm giác đoc một văn bản tiếng Việt được "Anh hóa" hay "Mỹ hóa" :D. Ví dụ như trong tiếng Anh, người ta rất hay dùng thể bị động, sở hữu cách, tính từ sở hữu ... nhưng không thể đem những thứ đó vào tiếng Việt.


Vấn đề em hỏi là việc đọc sách chuyên ngành như thế nào cho hiệu quả. Và cũng đã nhận được một vài ý kiến/ kinh nghiệm của các anh/ chị/ bạn. Em sẽ chỉnh sửa lại cách đọc của mình.
 
Begi ne`
cầm tài liệu tiếng anh mà đọc để cảm thụ thì đôi khi hơi khó. tại sao không nhờ máy cảm thụ giúp 1 tay nhỉ (dù hiệu quả không cao lắm). Nói chung mình có thử rồi, bạn xem cách đó có được không.
Mylife : O->
 
Begi ne`
cầm tài liệu tiếng anh mà đọc để cảm thụ thì đôi khi hơi khó. tại sao không nhờ máy cảm thụ giúp 1 tay nhỉ (dù hiệu quả không cao lắm). Nói chung mình có thử rồi, bạn xem cách đó có được không.

không "cảm thụ" được thì làm sao mà hiểu sách viết gì, máy mà nó có khả năng "cảm thụ" thì nó đã trở thành con người lâu rồi em à. Thường thì khi đọc một cuốn sách nào đó anh sẽ đọc qua cái phần preface xem ý tác giả thế nào đã, rồi sẽ lướt qua mục lục rồi tính tiếp.......hì
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top