Đồ ăn bổ dưỡng cho trí tuệ - 3 triệu năm trước

human_evolution_article_big2.jpg


Vào thời điểm cách đây 3 triệu năm, thế giới của Lucy và loài Australopithecus afarensis đã biến mất. Những lực tác động vô hình đã biến đổi khí hậu Trái Đất, và tạo ra những hâu quả tàn phá diện mạo Châu Phi.

Nhiệt độ ở Châu Phi giảm xuống rất nhanh, và bầu không khí mất đi độ ẩm vốn có của nó. Những khu rừng ẩm ướt thu nhỏ lại, nhường chỗ cho những vùng trống rộng lớn.

Trục quay

Nguyên nhân của sự biến đổi môi trường này tới từ khoảng không vũ trụ. Trái đất quay quanh mặt trời với một độ nghiên nhỏ, được biết tới với cái tên "trục quay". Điều này có nghĩa là, khi trái đất quay, có lúc nó hướng về phía mặt trời, đôi lúc về hướng ngược lại. Đó cũng là nguồn gốc của các mùa trên trái đất. Ba triệu năm trước, trục quay này đã thay đổi, làm cho trái đất hướng về phía ngược với mặt trời trong một thời gian dài hơn. Điều này tạo ra hiệu ứng toàn bộ trái đất bị lạnh đi, hơi nước và nước bị đóng băng tại Bắc và Nam cực. Nó cũng làm cho khí hậu phân mùa rõ rệt hơn.

Thiếu thốn lương thực

Loài Paranthropus boisei đánh chén những thực vật khó nhai như hạt cứng, rễ và củ...

Ở Châu Phi, một số loài dựa vào rừng rậm để kiếm thức ăn dần dần tuyệt chủng. Nhưng cũng có một số loài tiến hóa để khai thác các nguồn lương thực khác. Ví dụ, cơ thể của nhiều loài đã biến đổi để thích nghi với việc ăn những loại cỏ mọc đầy ở các khu vực mà rừng cây đã bị tiêu diệt.

Sự sống hoang dã ở Châu Phi trở nên đa dạng hơn với nhiều loài động vật mới xuất hiện do tiến hóa để tận dụng những nguồn thức ăn khác nhau trong môi trường lẫn lộn rừng và đồng cỏ như thế. Điều tương tự có lẽ đã xảy ra cho tổ tiên của chúng ta, những người trước đó dựa vào rừng rậm để kiếm thức ăn, ví dụ như những loại hoa quả mềm. Sau 3 triệu năm, loại người vượn mới này xuất hiện khắp nơi trên toàn bộ châu lục.

Tại Đông Phi, một loài vượn nhân hình có tên Paranthropus boisei đã trở nên "chuyên môn hóa" tới mức có thể ăn được những loại thực vật khó nhai nhưng lại thừa thãi khắp nơi như hạt, rễ và củ (là các loại thực vật dưới lòng đất, ví dụ hiện đại là củ khoai tây).

Bộ hàm lớn


Loài Paranthropus boisei đã phát triển một bộ hàm rộng với cơ nhai đồ sộ, những cái răng hàm lớn để chúng có thể nhai và nuốt được những thức ăn thực vật cứng. Bằng cách tiến hóa thành loài chuyên ăn kiêng, boisei đã đảm bảo cho mình một cuộc sống dễ chịu.

Tỷ lệ của các loại nguyên tử các-bon khác nhau, hay đồng vị, trong hóa thạch có thể kể cho chúng ta nhiều điều về chuyện ăn uống của động vật bị hóa thạch đó, bởi những thức ăn khác nhau cũng có "chữ ký" - hay đặc tính - đồng vị các-bon khác nhau. Tiến sĩ Julia Lee-Thorp, trường Đại học Cape Town tại Nam Phi, đã phát hiện ra rằng đồng vị trong bụng họ hàng của boisei, loài Paranthropus robustus, sống ở phía Nam Phi, chỉ ra rằng loài này có tỉ lệ tương đối cao thức ăn với chữ ký các-bon 4 (C4).

Các-bon C4 thường tới từ cỏ. Nhưng vì răng của robustus chứng tỏ nó không chén cỏ, Lee-Thorp kết luận là nó đã chén những loại côn trùng ăn cỏ, bao gồm những con mối. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy robustus đã đào mối khỏi tổ của chúng bằng những mảnh xương động vật đã được mài sắc. Nhưng các nhà khoa học khác cho rằng robustus có thể có hàm lượng các-bon C4 từ các rễ cây như cây cói, cây này cũng có chữ ký C4 rất cao.

Những con mối ngon miệng

Không như boisei, loài Homo habilis chén tất cả những gì chúng gặp trên đường
Thức ăn không phải là thứ dễ kiếm với Homo habilis, một loài vượn nhân hình đã sống bên cạnh boisei ở Đông Phi. Loại người vượn này không thể chén những món thực vật có vỏ cứng như boisei, bởi vì hàm và răng của nó quá nhỏ.

Homo habilis có răng nhỏ và ăn bất kể thứ gì mà nó nhặt được, đặc biệt là thịt. Nhưng habilis không phải là người đi săn. Đi theo những con kền kền, loài này có lẽ đã dọn dẹp những miếng dư lại từ chuyến đi săn của các loài vật khác, ví dụ như linh dương vứt lại ở trên cây của một con báo gấm, hay xương thịt các loại động vật lớn sau khi bị sư tử giết.

Thức ăn phát triển trí não

Bởi vì thịt tương đối dễ tiêu hóa và giàu calo và dinh dưỡng, loài Homo thời kỳ đầu này không cần có ruột lớn như vượn và của các loài vượn nhân hình trước nó. Điều này tạo ra năng lượng dư thừa, và chúng được sử dụng cho các bộ phận cơ thể khác. Một bộ phận cơ thể có lẽ đã đặc biệt được nhận thêm năng lượng: bộ não. Việc bới đồ ăn ngay dưới mũi những con mèo khổng lồ là một nghề nguy hiểm, vì thế những người bới đồ giỏi phải có trí tuệ. Tại thời điểm này của tiến trình tiến hóa của loài người, não lớn có sự liên quan tới nhiều trí thông minh. Não lớn cần rất nhiều năng lượng để hoạt động: Não của con người cần dùng tới 20% tổng số năng lượng mà cơ thể tạo ra. Nhưng lượng calo khổng lồ cung cấp bởi thịt đã khởi động quá trình làm tăng thể tích não bộ của những con người tiền sử này.

Trang bị đồ nghề

Nhưng tới khoảng 2 triệu năm trước, những vết cắt trên bề mặt của các mảnh xương động vật được tìm thấy cho biết loài người thời kỳ đầu đã biết sử dụng công cụ bằng đá thô sơ để đập vỡ xương và lấy tủy. Công cụ bằng đá cho phép loài Homo thời kỳ đầu lấy được nguồn thức ăn mà không loài vật nào có thể tiếp cận trước đây - tủy xương. Tủy xương chứa axit béo chuỗi dài (long chain fatty acids), là thứ rất cần thiết cho phát triển và tăng trưởng não. Điều này tiếp tục giúp cho não người tăng kích thước, và khiến tổ tiên của chúng ta làm ra những công cụ phức tạp hơn.

Những công cụ tạo bởi loài Homo habilis được gọi là 'công cụ Oldowan'. Tiến trình tạo ra những công cụ này cực kỳ đơn giản. Vượn nhân hình nhặt một viên đá, gọi là 'lõi' (core), đập nó vào viên khác, gọi là 'búa đá' (hammerstone). Việc làm này tạo ra những viên đá có cạnh sắc có thể cắt qua lớp da động vật.

Thử nghiệm với tinh tinh

Dù sao tiến trình thô sơ để tạo công cụ nói trên cũng đã là một bước tiến dài về nhận thức của tổ tiên chúng ta. Khi các nhà nghiên cứu tại Yerkes Primate Center ở Atlanta chỉ cho Kanzi, một chú tinh tinh thông minh, cách chọn một mảnh thích hợp trong số nhiều mảnh vỡ ra từ một phiến đá, để cắt sợi dây buộc quanh thùng thức ăn, Kanzi đã nhanh chóng nắm bắt được ý tưởng cơ bản. Nhưng sau nhiều tháng thử nghiệm, Kanzi vẫn không thể tạo được một công cụ mang tính chủ ý như công cụ Oldowan.

Kanzi dường như không thể hiểu được rằng mảnh vỡ hữu ích chỉ có thể được tạo nếu 'búa đá' gõ vào 'lõi' ở đúng vị trí, đúng góc và đúng lực. Ngược lại, những người làm ra đồ đá Oldowan cổ xưa nhất đã nắm bắt được khái niệm này.

Nạn nhân của sự thành công


Loài Paranthropus boisei cuối cùng đã phải trả giá vì đã quá "chuyên môn hóa" trong một thế giới liên tục biến động. Bất chấp sự thành công của nó trong việc khai thác đồng cỏ, sống một cuộc sống dễ dàng, boisei cuối cùng đã trở thành một lời chú thích ở cuối trang trong lịch sử cổ đại của loài người. Chúng đã đi đến tuyệt chủng, có lẽ vì một giai đoạn đặc biệt lạnh và khô do kỷ Băng Hà (Ice Age) tạo ra.

Ngược lại, bằng cách giữ cho mình luôn thích nghi với môi trường, loài Homo đầu tiên đã đảm bảo rằng, khi thế giới thay đổi, chúng cũng thay đổi theo. Nhưng tới 2 triệu năm trước, một loài Homo mới đã tiến hóa - loài này sẽ mở rộng chân trời của nó vượt ra ngoài giới hạn của Châu Phi.
( BBC )
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top