đề thi đội tuyển sinh 8

lan hương 1997

Junior Member
Có một vài câu khó em không làm được nên đưa lên để mọi người bàn luận :mrgreen:
Câu 1: Nêu nguyên tắc truyền máu? Tại sao trong truyền máu người ta chỉ quan tâm tráng để hồng cầu người cho ko bị kết dính bởi huyết tương người nhận chứ ko quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị kết dính bởi huyết tương người cho hay không ?
Câu 2: Từ 4 nhóm máu A,B,AB,O hãy lập sơ đồ truyền máu. Giả sử 1 bệnh nhân bị mất máu nặng nếu ko qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ chọn nhóm máu nào ? Vì sao ? Trên thực tế bác sĩ có làm như vậy ko ? Vì sao ?
Câu 3: Hãy so sánh khả năng nhịn thở lúc bình thường với sau khi chạy tại chỗ 20 giây ; Sau khi hít vào và thở ra gắng sức ? Trường hợp nào nhịn thở được lâu hơn ? Vì sao ?
Các tiền bối giúp em nha, giải thích chi tiết một chút nha, em cảm ơn nhiều (y)(y)(y)
 
1. nguyên tắc chung: không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. tuy nhiên, khi truyền với lượng máu nhỏ < 1 đơn vị máu (250ml) thì có thể truyền theo nguyên tắc tối thiểu, là không để kháng thể trong huyểt tuơng người nhận ngưng kết hồng cầu người cho.
ý thứ hai của câu hỏi này hình như người ra để cũng không rỏ nguyên tắc truền máu hiện nay như thế nào, ý đó là thời cổ đại thì đúng và chỉ chuyển <250ml thì có thể chấp nhận phương án 1 chiều như thế, còn bữa nay người ta phải thực hiện phản ứng chéo trong khi truyền: nhưng đă hỏi thì trả lời thôi, vì lượng máu truyền vào thường ít hơn so với lượng máu trong cơ thể nên bị hòa loãng nhanh chóng, thực ra hồng cầu vẫn bị ngưng kết nhưng không đáng kể vì hồng cầu trong cở thể rất nhiều
 
2. so đồ này thì đơn giản rồi, chac sách giáo khoa có, nếu theo sơ đồ thì lấy nhóm máu o mà truyền thôi, vì nó nhóm máu chuyên cho mà, nhưng trên thực tế người ta không làm vậy vì làm vậy là chết người ngay, vì mất máu nặng phải truyền lượng lớn thì trường hợp thứ hai như mình nói trên câu 1 sẽ xay ra, hơn nữa trong máu còn có nhiều bệnh nguy hiểm. qua hai câu hỏi về máu mình nhận thấy chuyên viên sinh của phòng giáo dục nào đây không hiểu bản chất của kháng nguyên kháng thể trong máu rồi.
3. tất nhiên là khả nhịn thở lúc bình thường lâu hơn, tất nhiên là sau khi hít vào thở ra gang sưc là nhịn thơ được lâu hơn vì nó đẩy hết khí cặn trong đường dẫn khí ra và chứa khi mới vào đó.
 
2. so đồ này thì đơn giản rồi, chac sách giáo khoa có, nếu theo sơ đồ thì lấy nhóm máu o mà truyền thôi, vì nó nhóm máu chuyên cho mà, nhưng trên thực tế người ta không làm vậy vì làm vậy là chết người ngay, vì mất máu nặng phải truyền lượng lớn thì trường hợp thứ hai như mình nói trên câu 1 sẽ xay ra, hơn nữa trong máu còn có nhiều bệnh nguy hiểm. qua hai câu hỏi về máu mình nhận thấy chuyên viên sinh của phòng giáo dục nào đây không hiểu bản chất của kháng nguyên kháng thể trong máu rồi.
3. tất nhiên là khả nhịn thở lúc bình thường lâu hơn, tất nhiên là sau khi hít vào thở ra gang sưc là nhịn thơ được lâu hơn vì nó đẩy hết khí cặn trong đường dẫn khí ra và chứa khi mới vào đó.
Tại sao truyền máu O lại chết người trong khi nó là nhóm máu chuyên cho ạ ?
Theo em nghĩ thì trong bệnh viện luôn có sẵn máu, mà máu mọi người hiến tặng đều được kiểm tra trước xem là có mầm bệnh hay không nên cũng đâu có gì nguy hiểm đâu ạ ? bạn tran van giang giải thích rõ hơn giùm mình nha (y)(y)(y)
 
Tại sao truyền máu O lại chết người trong khi nó là nhóm máu chuyên cho ạ ?
Theo em nghĩ thì trong bệnh viện luôn có sẵn máu, mà máu mọi người hiến tặng đều được kiểm tra trước xem là có mầm bệnh hay không nên cũng đâu có gì nguy hiểm đâu ạ ? bạn tran van giang giải thích rõ hơn giùm mình nha (y)(y)(y)

Trong Máu nhóm O có ngưng kết tố alpha và beta, trong máu của người nhóm máu A có ngưng kết nguyên A, B có ngưng kết nguyên B, AB có cả 2 loại ngưng kết nguyên A và B.
Khi truyền máu O cho những ng` có nhóm máu A,B,AB thì đã đưa một lương ngưng kết tố alpha và beta vào cơ thể rồi mà như bạn đã biết thì ngưng kết tố sẽ làm ngưng kết ngưng kết nguyên.
Khi truyền một lượng nhr vào cơ thể thì lượng ngưng kết tố alpha và beta là rất nhỏ nên việc làm ngưng kết hồng cầu là nhỏ. Nhưng khi truyền quá nhiều, lượng ngưng kết tố alpha và beta tăng lên => làm ngưng kết hồng cầu => thực tế khi phải truyền một lượng máu lớn ng` ta thường hok truyền nhóm máu O cho các nhóm máu khác.
 
bạn đang nhầm lẫn giữa hai ý, họ hỏi trên lý thuyểt nếu truyền ngay và dựa vào so đồ đó thì chọn nhóm máu nào thì mình trả lời nhóm máu O, còn họ hỏi trên thực tế có làm như vậy không thì mình bảo là không vì nếu làm thế là chết người ngay, vì mất máu nặng phải truyền nhiều mà truyền nhiều nếu người cho máu O và người nhận AB thì kháng thể trong nhóm máu ng cho sẽ ngưng kết hồng cầu người nhận, và 1 lý do sâu hơn và quan trọng hơn là còn phải xét nghiêm RH+ hay RH- nữa ngay cả khi cùng nhóm máu, nhưng cái này thì bs mới biết còn học sinh thì không cần biết, bạn nói đúng ở chổ là khi nào bận viện cũng có máu nhưng nếu nhóm cần ko có hoặc không đủ thì phải gọi tất cả các người nhà tới, kiểm tra và thử máu,
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top