Cùng học vi sinh

ngoalong

Senior Member
Mình lập topic này để những ai đã, đang và học rồi môn Vi sinh có điều kiện ôn tập lại môn này trên nhiều khía cạnh : môi trường, y học, sinh học... Xin ý kiến mọi người.
 
Mình lập topic này để những ai đã, đang và học rồi môn Vi sinh có điều kiện ôn tập lại môn này trên nhiều khía cạnh : môi trường, y học, sinh học... Xin ý kiến mọi người.


tôi nghĩ cũng khá hấp dẫn, nhưng nên đưa ra từng chủ đề để cùng bàn luận. về vấn đề môi trường, tôi nghĩ cũng nhiều chứ để nói lắm đó
 
Xin nêu vấn đề muôn thuở : phân loại chi tiết vi sinh vật và cách gọi tên chúng nó, ý nghĩa "việt hóa "các từ latinh trong tên gọi...
 
cái gì cũng phải có giới hạn chương trình chứ, học lung tung beng rốt cuộc không được cái gì hết. Rồi cách học như thế nào nữa.:twisted:
 
Hê,tại mỗi bạn học vi sinh cho chuyên ngành của bạn ấy mà thôi, nên mình muốn trao đổi quan niệm giữa các chuyên ngành với nhau,xem thử cách nhìn của mỗi người về nó ntn...:cool:
 
phân loại

tôi xin bắt đầu trc

Phân loại vi sinh vật




Phần lớn vi sinh vật thuộc về ba nhóm Cổ khuẩn, Vi khuẩn và Nguyên sinh. Trong giới Nấm, thì nấm men (yeast), nấm sợi (filamentous Fungi) và dạng sợi (mycelia) của mọi nấm lớn đều được coi là vi sinh vật. Như vậy là vi sinh vật không có mặt trong hai giới Động vật và Thực vật. Người ta ước tính trong số 1,5 triệu loài sinh vật có khoảng 200 000 loài vi sinh vật (100 000 loài động vật nguyên sinh và tảo, 90 000 loài nấm, 2500 loài vi khuẩn lam và 1500 loài vi khuẩn). Tuy nhiên hàng năm, có thêm hàng nghìn loài sinh vật mới được phát hiện, trong đó có không ít loài vi sinh vật.

Virus là một dạng đặc biệt chưa có cấu trúc cơ thể cho nên chưa được kể đến trong số 200000 loài vi sinh vật nói trên. Số virus đã được đặt tên là khoảng 4000 loài.

1/Vi khuẩn

cache_44147503.jpg



Vi khuẩn (tiếng Anhtiếng La Tinhbacterium, số nhiều bacteria) đôi khi còn được gọi là vi trùng. Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào (cytoskeleton) và các bào quan như ty thểlục lạp.

2/Vius
Virus là những tác nhân gây nhiễm trùng có kích thước nhỏ nhất ( đường kính từ 20-300nm)và trong bộ gen của chúng chỉ chứa 1 loại acid nucleic ( RNA hoặc DNA) .Acid nucleic được bao bọc trong lớp vỏ protein và bên ngoài cùng có thể được bao quanh 1 màng lipid .Toàn bộ phân tử virus được gọi là virion .
có 3 loại virus chính

  • Viroid: ARN có tính cảm nhiễm
  • Virusoid: ARN không có tính cảm nhiễm
  • Virino:

3/Xạ khuẩn
Xạ khuẩn (danh pháp khoa học: Actinobacteria; tiếng Anh: Actinomycetes) là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Trước kia được xếp vào Tản thực vật (tức nấm), nhưng ngày nay chúng được xếp vào vi khuẩn (Schizomycetes)
Xạ khuẩn có nhiều nét khác với nấm nhưng giống vi khuẩn:

 
đặc điểm

Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet (1mm= 1/1000mm hay 1/1000 000m). virus được đo kích thước đơn vị bằng nanomet (1nn=1/1000 000mm hay 1/1000 000 000m).
Kích thước càng bé thì diện tích bề mặt của vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn. Chẳng hạn đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1mm, nhưng nếu xếp đầy chúng thành 1 khối lập nhưng có thể lích là 1cm3 thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới ...6 m2 !

cache_44123603.jpg



kích thước vi sinh vật

cache_44123703.jpg



kích thươc vi sinh vật so với 1 đầu kim

2-Các đặc điểm chung của vi sinh vật :

Vi sinh vật có các đặc điểm chung sau đây :
1)-Kích thước nhỏ bé :

Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet (1mm= 1/1000mm hay 1/1000 000m). virus được đo kích thước đơn vị bằng nanomet (1nn=1/1000 000mm hay 1/1000 000 000m).
Kích thước càng bé thì diện tích bề mặt của vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn. Chẳng hạn đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1mm, nhưng nếu xếp đầy chúng thành 1 khối lập nhưng có thể lích là 1cm3 thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới ...6 m2 !

2/Khả năng chuyển hóa cao
Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé nhưng chúng lại có năng lực hấp thu và chuyển hoá vượt xa các sinh vật khácTuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé nhưng chúng lại có năng lực hấp thu và chuyển hoá vượt xa các sinh vật khác

Chẳng hạn 1 vi khuẩn lắctic (Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải được một lượng đường lactose lớn hơn 100-10 000 lần so với khối lượng của chúng

cache_44147603.jpg



lactobacillius

3) Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh :



4) Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị :

Trong quá trình tiến hoá lâu dài vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà trao đổi chất để thích ứng được với những điều kiện sống rất khác nhau, kể cả những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác tgường không thể tồn tại được.

Vi sinh vật đa số là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống ... do đó rất dễ dàng phát sinh biến dị. Tần số biến dị thường ở mức 10-5-10-10. Chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn các cá thể biến dị ở các hế hệ sau. Những biến dị có ích sẽ đưa lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất. Nếu như khi mới phát hiện ra penicillin hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên men (1943) thì nay đã có thể đạt trên 100 000 đơn vị/ml. Khi mới phát hiện ra acid glutamic chỉ đạt 1-2g/l thì nay đã đạt đến 150g/ml dịch lên men (VEDAN-Việt Nam).

cache_44148603.jpg



5) Phân bố rộng, chủng loại nhiều :

Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất, trong không khí, trong đất, trên núi cao, dưới biển sâu, trên cơ thể, người, động vật, thực vật, trong thực phẩm, trên mọi đồ vật...

Hầu như không có hợp chất carbon nào (trừ kim cương, đá graphít...) mà không là thức ăn của những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ, khí thiên nhiên, formol. dioxin...). Vi sinh vật có rất phong phú các kiểu dinh dưỡng khác nhau : quang tự dưỡng (photoautotrophy), quang dị dưỡng (photoheterotrophy), hoá tự dưỡng (chemoautotrophy), hoá dị dưỡng (chemoheterotrophy).tự dưỡng chất sinh trưởng (auxoautotroph), dị dưỡng chất sinh trưởng (auxoheterotroph)...

Có thể bạn chưa biết ?

Trái đất hình thành cách đây 4,6 tỷ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự sống từ cách đây 3,5 tỷ năm. Đó là các vi sinh vật hoá thạch còn để lại vết tích trong các tầng đá cổ. Vi sinh vật hoá thạch cỗ xưa nhất đã được phát hiện là nhữngdạng rất giống với Vi khuẩn lam ngày nay






h1 gloeodiniopsis cach day 1.5 ty nam
h2 palaeolyngbya- vet tich cach dây 950 trieu nam
h3 vi khuẩn lam vết tich cách đây 3.5 tỷ năm
 
Lợi ích

Lợi ích vi sinh vật


1/Virus
Virus kí sinh ở thực vật: người ta đã biết 600 – 1000 bệnh ở thực vật do virus gây ra. Virus gây tắc mạch làm cho hình thái lá thay đổi: đốm chết,làm xoăn lá hay đốm lá rồi rụng gây nhiều thiệt hại cho cây trồng như bệnh khảm thuốc lá, bệnh xoăn lá khoai tây,khảm súp lơ,khảm dưa chuột… hoặc làm cho than bi lùn,còi cọc như bệnh còi cà chua,…
+ Virus ki sinh ở VSV ( phagơ) người ta đả biết khỏang 3000 lọai phagơ. Nhiểu lọai phagơ gây những tổn thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp VSV : mì chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học,thuốc kháng sinh.

ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Ứng dụng của virus trong thức tiễn :
- Bảo vệ đời sống con người và môi trường: virus gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng chống có hiệu qủa các bệnh này.
- Bảo vệ thực vật: virus có thể được dùng để tiêu diệt các côn trùng gây hại cho thưc vật.
- Sản xuất dươc phẩm: virus có vai trò quan trọng trong viêc sản xuất 1 số lọai dược phẩm: inteferon, insulin.

2/ Vi khuẩn
Vi khuẩn có thể có ích hoặc có hại cho môi trường, và động vật, bao gồm cả con người. Vai trò của vi khuẩn trong gây bệnh và truyền bệnh rất quan trọng. Một số là tác nhân gây bệnh (pathogen) và gây ra bệnh uốn vánsốt thương hàn (typhoid fever), giang mai (syphilis), tảbệnh lây qua thực phẩm (foodborne illness) và laoNhiễm khuẩn huyết (sepsis), là hội chứng nhiễm khuẩn toàn cơ thể gây sốc và giãn mạch, hay nhiễm khuẩn khu trú (localized infection), gây ra bởi các vi khuẩn như streptococcus, staphylococcus, hay nhiều loài Gram âm khác. Một số nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra khắp cơ thể và trở thành toàn thân (systemic). Ở thực vật, vi khuẩn gây mụn láfireblight và héo cây. Các hình thức lây nhiễm gồm qua tiếp xúc, không khí, thực phẩm, nước và côn trùng. Kí chủ (host) bị nhiễm khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh, được chia làm hai nhóm là diệt khuẩn (bacteriocide) và kìm khuẩn (bacteriostasis), với liều lượng mà khi phân tán vào dịch cơ thể có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. (tetanus), (cholera), (tuberculosis). (leaf spot),
Các biện pháp khử khuẩn có thể được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, ví dụ như chùi da bằng cồn trước khi tiêm. Việc vô khuẩnChất tẩy uế được dùng để diệt vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh để ngăn chặn sự nhiễm và nguy cơ nhiễm khuẩn. các dụng cụ phẫu thuật và nha khoa được thực hiện để đảm bảo chúng "vô khuẩn" (sterile) hay không mang vi khuẩn gây bệnh, để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
Trong đất, các vi sinh vật sống trong nốt rễ (rhizosphere]] biến nitơ thành ammoniac bằng các enzyme của chính mình. Một số khác lại dùng phân tử khí nitơ làm nguồn nitơ (đạm) cho mình, chuyển nitơ thành các hợp chất của nitơ, quá trình này gọi là quá trình cố định đạm. Nhiều vi khuẩn được tìm thấy sống cộng sinh trong cơ thể người hay các sinh vật khác. Ví dụ như sự hiện diện của các vi khuẩn cộng sinh trong ruột già giúp ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại.
Vi khuẩn có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ một cách đáng kinh ngạc. Một số nhóm vi sinh "chuyên hóa" đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các khoáng chất từ một số nhóm hợp chất hữu cơ. Ví dụ, sự phân giải cellulose, một trong những thành phần chiếm đa số trong mô thực vật, được thực hiện chủ yếu bởi các vi khuẩn hiếu khí thuộc chi Cytophaga. Khả năng này cũng được con người ứng dụng trong công nghiệp và trong cải thiện sinh học (bioremediation). Các vi khuẩn có khả năng phân hủy hydrocarbon trong dầu mỏ thường được dùng để làm sạch các vết dầu loang.
Vi khuẩn, cùng với nấm men và nấm mốc, được dùng để chế biến các thực phẩm lên men như phô-mai, dưa chua, nước tương, dưa cải bắpgiấm, rượu, và yoghurt. Sử dụng công nghệ sinh học, các vi khuẩn có thể được "thiết kế" (bioengineer) để sản xuất thuốc trị bệnh như insulin, hay để cải thiện sinh học đối với các chất thải độc hại. (sauerkraut),

3/Xạ khuẩn
Xạ khuẩn sống trong đất, tham dự vào quá trình chuyển hóa tự nhiên của nhiều hợp chất trong đất.
· Xạ khuẩn có khả năng tiết ra kháng sinh, dung làm thuốc trị bệnh cho con người, gia súc và cây trồng.
· Xạ khuẩn còn có khả năng tiết ra các loại vitamin thuộc nhóm B( B2, B2,B6,B12,…) 1 số acid amin và các acid amin hữu cơ.
· Nó còn tiết ra enzyme và trong tương lai có thể được dung để thay thế nấm, vì nâm có khả năng sinh ra aflatoxin độc cho người và gia súc.
· Ngoài những xạ khuẩn giúp ích cho người cũng có những xạ khuẩn góp phần gây hại cho người ,gia súc và cây trồng.




 
tác hại

1/Virus
- Nhóm virus kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: người ta đã phát hiện 150 lọai virus,thường sinh ra độc tố,xâm nhiễm và gây ra bệnh như virus viêm não ngựa, sốt xuất huyết virus Đangơ ( DHF ).
+ Virus ki sinh ở người và ở động vật: khả năng lây lan nhanh mức độ nguy hiểm của nó. Người ta đã biết hơn 500 bệnh do virus gây ra,nhiều bệnh như ung thư, viêm não Nhật Bản, bệnh dại … Cũng có nhiều bệnh không nguy hiểm nhưng dễ lây lan thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe như đau mắt đỏ, sởi , quai bị, sốt xuất huyết,…

1) Ân nhân và tội phạm:
Khi nói đến nấm men ,ta nghĩ ngay đến 1 nhóm VSV có íchgắn bó mật thiết với đời sống của con người : men rượu , men bia , men bánh mì… Vậy mà có 1 số loài gây bệnh khá phổ biến ở các bà mẹ và trẻ sơ sinh: candiada albicans.Loài nấm men này thưởng sống ở âm đạo của người phụ nữ khỏe mạnh. Số lượng cuả chúng ở đây khá thấp vì ở âm đạo của người phụ nữ trong thời kì sinh nở, "cư dân" đông đúc nhất là các vi khuẩn lactic. Chúng lên men glycogen tạo thành axit lactic duy trì pH ở âm đạo là 4,4 – 4,6. Sống chung với các "đối thủ"
Rõ rang, chúng ta dễ phát hiện kẻ thù nhưng lại khó nhận ra ân nhân.
2) Tại sao nước ở 1 số song , biển có màu đen?
Ở các môi trường kị khí ( như bùn của ao, hồ , sông , biển) 1 số vi huẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật ( ví dụ : các axit hữu cơ, alcol …) và vận chuyển ion H+ và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO42- (được gọi là hô hấp sunphat). Phản ứng diễn ra như sau:
8[H] + 2H+ + SO42-

H2S là một khí độc , mùi trứng ung, có ái lực cao với nhiều kim loại. Do đó H2S có thể kết hợp với Fe trong chuỗi hô hấp của người tạo thành FeS. May thay, ta ít bị đầu độc bởi H2S, 1 phà6n vì thoáng nghe thấy mùi "trứng ung" ai cũng vội bịt mũi chạy. Nhưng phần khac1 vì trong tự nhiên sắt phổ biến trong đất và nước,vì vậy, dễ hiểu rằng bùn của các ao, hồ thậm chí nước của 1 số sông, biển đều oc1 màu đen. Đó chích là màu của FeS kết tủa.
Cũng nhờ các vi khuẩn hô hấp sunphat mà con người được giải độc khỏi nhiều kim loại nặng vì các sunphua kim loại ( nhu HgS, PbS, ZnS,.. ) đều không tan trong nước và kết lắng xuống bùn.
3) Không nên ăn ngô và lạc đã bị mốc:
Trong số các sản phẩm do VSV tổng hợp, ngoài các chất có lợi còn có 1 loại chất mà thoạt nghe ta đã thấy rợn người.: độc tố! Khi nhiễm vào đồ ăn,thức uống 1 số VSV không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tiết vào đấy 1 trong ba loại độc tố : độc tố tế bào, độc tố thần kinh, độc tố ruột. Vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn lị tiết ra loại độc tố thần kinh ; vi khuẩn tả và E.coli tiết ra loại độc tố ruột.
Trong số các loại độc tố nấm, dáng sợ nhất là aflatoxin ( tạo thành bởi 1 loại nấm tương tự mốc tương) và Fumonisin ( tạo thành bởi nấm lúa von ). Aflatoxin thường gặp trong lạc và ngô mốc ,có thể là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan. Fumonisin cũng được phát hiện trong ngô bị mốc và là độc tố gây ung thư vòm họng. Vì vậy không nên ăn ngô và lạc bị mốc.
4) Một sự cộng sinh "chết người":
Nói dến mối gỗ không ai không biết đến những tai hoạ mà chúng gây ra cho con người : từ các đống tài liệu, sách báo bị cắn nát, những nhà cửa, công trình bằng gỗ bị hủy hoại cho đên các đê, đập bị vỡ. Nhưng ít ai biết rằng, thức ra mối chỉ là kẻ "tong phạm" mà "thủ phạm" chính là 1 loại trùng roi (động vật nguyên sinh) có tên khoa học là Trichonympha cộng sinh trong ruột mối. Khi gặm gỗ và nuốt gỗ vào ruột, mối đã cung cấp thức ăn cho trùng roi. Nhờ khả năng tạo ra enzyme xenlulaza, trùng roi phân giải xenlulozo trong hạt gỗ thành axêtat và các sản phẩm khác. Mối oxi hoá axetat để sinh trưởng. Mối non mới sinh, ruột còn "trong sạch". Nhưng sau khi chúng ăn các giọt phân do các con trưởng thành tiết ra, lũ trùng roi cộng sinh lập tức theo phân vào cư trú trong ruột của chúng. Thật là mối quan hệ tuyện vời cuả tự nhiên, nhưng chính sự cộng sinh đo đã làm cho con người phải nhiểu phen điêu đứng. Dùng hoá chất để diệt mối thì phải coi chừng ! Không khéo " trạng Chúa cũng băng hà !". Trên cơ sở đó 1 số công ty nước ngoài đang thử nghiệm 1 loại chế phẩm diệt mối sản xuất từ nguyên liệu thực vật có tẩm 1 chất nhuận tràng. Chế phẩm được đưa vào các tổ mối. Nếu ăn phải mối sẽ thải hết các trùng roi ra ngoài. Hậu qủa là những kẻ "tòng phạm" cũng chết đói.
đông hơn gấp bội tranh giành hết mọi thứ ( thức ăn,chỗ ở) lại không thíc ứng với pH thấp "các cư dân thiểu số" không đủ sức để quấy rối. Nhưng nếu vì lí do nào đó,khiến số lượng vi khuẩn lactic giảm hẳn đi, bấy giờ Candida albicans sẽ trỗi dậy và lộ nguyên hình là nhưng tội phạm. Người ta gọi chúng là VSV gây bệnh cơ hội.Chúng gây viêm âm đạo, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu như sau đó người mẹ sinh con, khi lọt qua âm đạo, đường hô hấp phía trên của trẻ khó thoát khỏi bọn "tội phạm" này. Chẳng bao lâu,trên bề mặt lưỡi của trên sẽ phủ đầy các vết trắng, nhỏ : đó chính là các sợi của Candida albicans cộng với các biểu mô của lưỡi bong ra. Đứa trẻ sẽ bị tua lưỡi và quấy khóc.
 
Tôi xin được góp một số ý kiến như thế này. Hình vẽ minh họa khá bắt mắt nhưng nên chăng chúng ta nên chọn hình ảnh cùi cùi ở vật kính 40 va 100, nó sẽ thực hơn.

Tôi xin nêu vắn tắt vài ý cơ bản về phân loại vi khuẩn. Tên vi khuẩn được đặt hệ thống tên đôi. Tên đầu chỉ giống, tên sau là tính từ đặc tả riêng không viết hoa. Cả hai tên xác định loài của một vi khuẩn, chúng được in nghiêng hay gạch dưới khi viết tay. Thường các thành viên của một loài có cùng tính chất chung giúp phân biệt chúng với các loài khác và không thể phân chia loài thành các nhó khác nhau, đôi lúc có thể phân chia dựa trên những khác biệt di truyền nho nhỏ, vi dụ như nhu cầu một chất dinh dưỡng đặc biệt, tính đề kháng kháng sinh, hoặc giả có một kháng nguyên riêng biệt. Khi vi khuẩn của một loài được nuôi cấy thuần khác biệt với một vi khuẩn cùng loài khác cũng trong nuôi cấy thuần đó thì chúng được xem như các dòng của loài vi khuẩn đó.
 
Xin lỗi vì mình bỏ trống topic hơi lâu. Dạo này thi cử nhiều quá, mạng lại bị lỗi nữa... Thôi, ta vào bài nha.
Vi sinh vật bao gồm : Vsv nhân sơ (prokaryota), Vsv nhân thật (eukaryota), và virus.
Với y học, bộ môn vi sinh chủ yếu nghiên cứu bọn Vsv nhân sơ và virus. Còn bọn nhân thật (vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.... sẽ được tìm hiểu ở môn kí sinh trùng ).
Trong sự phân chia này còn có sự phân chia dưới nhóm, cụ thể như sau.
1. Vi khuẩn nhân sơ :bao gồm
- Vi khuẩn thật (eubacteria): bọn này bao gồm vi khuẩn (bacteria), xạ khuẩn (actinomycetes) và vi khuẩn nguyên thủy.
- Vi khuẩn lam (cyanobacteria), bọn này không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe con người nên tạm để đó.
a. Bacteria :
Người ta phân loại bọn này dựa theo hình dạng, có rất nhiều : hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình dấu này dấu nọ... nhưng chung quy lại có thể xếp vào 3 nhóm dưới đây :
+ Cocci : nghĩa là cầu khuẩn. Dựa vào tên nền này để gọi một số nhóm khác cũng có dạng cơ sở của cocci : Staphylococus (tụ cầu), diplococus (song cầu), streptococus (liên cầu)...
+ Bacterium : nghĩa là trực khuẩn. trong này có bọn trực khuẩn sinh bào tử (bacillus) mà vi khuẩn than là tiêu biểu (bacillus anthracis) ; và bọn không sinh bào tử (lactobacillus).
+ Còn lại là bọn không thuộc 2 nhóm trên, người ta gọi chung là xoắn khuẩn. Vibrio là phẩy khuẩn, spirillum (xoắn thưa), spirochatales (xoắn xít)...
Nói chung bacteria có rất nhều chuyện để nói vì nó là bọn chủ yếu gây bệnh cho người.
b. Xạ khuẩn : trước thế kỉ XIX, chúng được xếp vào nhóm nấm, nhưng nay được xếp lại vào nhóm VK. Hầu hết chúng không sống đơn bào mà có xu hướng phát triển thành chuỗi. Xét về tiến hóa thì bọn này tiến hóa hơn VK. Về khả năng gây bệnh với người là rất hạn hữu nên ta không đi sâu.
c. Vi khuẩn nguyên thủy : gồm chlamydia, mycoplasma rickettsia. Muốn hiểu nghĩa tên gọi của chúng phải nghiên cứu lịch sử ra đời của những bệnh mà chúng đi kèm.
+ Chlamydia (tiếng Hy lạp Chlamys nghĩa là áo choàng) lần đầu tiên được phát hiện ở bệnh nhân đau mắt hột dưới dạng "thể bao".
+ Mycoplasma nghĩa là nhỏ và dẻo dai. Phát hiện ra chúng đầu tiên trong bệnh viêm phổi bò. Đặc điểm nổi bật nhất là chúng nhỏ nhất trong tất cả các vi sinh (myco) đồng thời có vỏ ngoài yếu, chỉ bằng màng tế bào chất của các vi khuẩn khác (plasma) nên chúng rất dễ thay đổi hình dạng.
+ Rikettsia : đây không phải tiếng la tinh hay Hy lạp gì cả mà là tên người tìm ra nó. Ổng tên là Ricketts thì phải ,còn con vi khuẩn của ổng gây bệnh sốt thương hàn.
Sơ sơ là như thế, lần sau xin post tiếp. Mình chỉ giới hạn ở ý nghĩa tên gọi thôi.:oops:
 
hi sẵn mọi ng đang nói về vsv cho phép em đc hỏi nấm men chìm là gì?nấm men nổi là gì? (y) nấm men chìm đc dùng để sản xuất bia vậy có thể dùng nấm men chìm để sx rượu đc hok?sx rượu có dùng nấm mốc vậy co thể dùng nấm mốc để sx bia đc hok?(y)
 
Dựa vào đặc tính lên men người ta chia nấm men lên men rượu thành 2 loại
+ Nấm men nổi
+ Nấm men chìm
+ Nấm men nổi là nấm men gây nên quá trình lên men rượu ở nhiệt độ cao ( 28 - 30oC) môi trường luôn được khuấy trộn. Khí CO2 liên tục thoát ra ngoài. Quá trình lên men xẩy ra rất nhanh, ồ ạt, Loại nấm men này chỉ ứng dụng trong sản xuất những sản phẩm có kèmtheo chưng cất.
VD: Cồn
+ Nấm men chìm: là những nấm men gây nên quá trình lên men rượu ở nhiệt độ thấp ( 5 - 10oC) dịch lên men không bị đảo trộn, lượng CO2 thoát ra từ từ, dịch lên men trong, tế bào nấm men hầu như bám ở dưới đáy bình. Loại này được ứng dụng trong sản xuất những sản phẩm không chưng cất như bia, nước giải khát.
Ngoài ra 1 số giống khác cũng có khả năng lên men rượu nhưng kém hơn
VD: Torula cumis


Đặc tính hình thái
Nấm men chìm: Hầu hết các tế bào khi quan sát thì nảy chồi đứng riêng lẻ hoặc cặp đôi. Hình dạng chủ yếu là hình cầu.

cerevisiae.jpg


Nấm men nổi: Tế bào nấm men mẹ và con sau nảy chồi thường dính lại với nhau tạo thành như chuỗi các tế bào nấm men còn hình dạng chủ yếu hình cầu hoặc ovan với kích thước 7 – 10 m. Micromet

2004934401367272048_rs.jpg



Đặc tính sinh lý

Sự khác nhau giữa nấm men nổi và nấm men chìm là khả năng lên men các loại đường trisacarit, ví dụ raffinoza. Trong nấm men chìm có enzym có thể sử dụng hoàn toàn đường raffinoza trong khi đó nấm men nổi chỉ sử dụng được 1/3 đường sacaroza.

Ngoài ra chúng còn khác nhau về khả năng hô hấp, khả năng trao đổi chất khi lên men và khả năng hình thành bào tử. Quá trình trao đổi chất của nấm men chìm chủ yếu xảy ra trong quá trình lên men, còn của nấm men nổi xảy ra mạnh trong quá trình hô hấp, vì vậy sinh khối nấm men nổi thu được nhiều hơn nấm men chìm.

Nấm men chìm có nồng độ enzym thấp hơn nấm men nổi. Khả năng tạo bào tử của nấm men chìm lâu hơn và hạn chế hơn nấm men nổi.

Sự khác nhau về công nghệ lên men

Tên gọi nấm men nổi hay nấm men chìm xuất phát từ quan sát quá trình lên men. Nấm men nổi nổi lên bề mặt dịch trong và cuối quá trình lên men chính, trong khi đó nấm men chìm lắng xuống đáy thiết bị khi kết thúc lên men chính.

Nấm men chìm còn chia ra 2 loại tuỳ thuộc khả năng kết lắng của nó là nấm men bụi và nấm men kết bông. Nấm men bụi là loài nấm men phân ly mịn trong dịch lên men và lắng từ từ khi kết thúc lên men chính. Nấm men kết bông là loài nấm men có thể kết dính với nhau trong thời gian ngắn khi kết thúc lên men chính và tạo thành khối kết bông lớn nên lắng nhanh xuống đáy thiết bị. Còn loài nấm men nổi không có khả năng này.

Nấm men chìm kết bông rất có ý nghĩa quan trọng trong thực tế sản xuất bia, làm cho bia nhanh trong nhưng khả năng lên men hết đường không bằng nấm men bụi và nấm men nổi.
 
Anh chị ui. Cho em hỏi một chút. Virut cũng là VSV ạ? Virut là thực thể có kthước bé chưa có cấu tạo tế bào mà. Ah, mà VSV là những sinh vật có kthước bé, sinh trưởng, sinh sản & phát triển nhanh. Em thấy cho vỉut là VSV cứ sai sai thế nào ý.
 
Uhm, đúng vậy đấy. Nhưng do thực tế có nhiều vấn đề nên người ta sắp chúng học trong VSV. Chứ nếu không lại đẻ ra thêm môn VIRUS nữa thì mệt lắm... Học cấp 3 thì SGK là cha là mẹ nên em cứ theo, lên DH sẽ thoáng hơn trong quan điểm.:mrgreen:
 
Ôi,tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời rùi
Các cao thủ cho em bái kiến ạ!!!
Em vừa mới học môn này luôn mà bị vướng mắc ở vấn đề nhớ tên vi sinh vật
Mọi người có thể chia sẽ cho em kinh nghiệm hay vài mẹo để việc học thuộc cũng như là nhớ được tên các loài dễ hơn không ạ,chúng lằng nhằng và khó nhớ quá..híc
Em xin cảm ơn nhiều nhiều
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top