Chuyển tiếp sinh

Biologist

Senior Member
Có bạn nào biết "Chuyển tiếp sinh" dịch sang tiếng Anh là gì không? Tôi không biết giai đoạn "chuyển tiếp sinh" của hệ thống giáo dục Việt nam tương đương với giai đoạn nào của hệ thống giáo dục ơ các nước Âu Mỹ.

Xin cảm ơn trước.
 
Anh/chị có thể cho biết rõ hơn từ "chuyển tiếp sinh" đó dùng trong hoàn cảnh nào không? Thật sự tôi cũng không hiểu từ đó muốn nói gì? Liệu nó có phải được dùng trong trường hợp một sinh viên đại học (bachelor student) hay học viên (master student) được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh (PhD student) ở Việt Nam mà không cần thi cử??

Một số nước ở họ có giai đoạn predoc (pre-doctoral student) kéo dài khoảng 1 năm, liệu nó có tương đương với "chuyển tiếp sinh" mà anh/chị đề cập ở trên hay không?

ĐK
 
Liệu nó có phải được dùng trong trường hợp một sinh viên đại học (bachelor student) hay học viên (master student) được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh (PhD student) ở Việt Nam mà không cần thi cử??
ĐK

Cảm ơn Khương đã trả lời. Đúng vậy. Cách đây >20 năm, một số sinh viên xuất sắc "của Đaị Học Tổng Hợp TPHCM được tuyển vào chương trình "chuyển tiếp sinh" (1-2 năm) với mục đích là họ sẽ được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh (PhD student). Hiện nay, Tôi thấy rất nhiều trường ở VN cũng đang thông báo tuyển "chuyển tiếp sinh". Tuy vậy, sau khi học tập và làm việc ở nước ngoài hơn hai mươi năm, Tôi chưa thấy hệ thống giáo dục nào ở Âu Mỹ có giai đoạn tương đương với "chuyển tiếp sinh" ở VN cả. Khương có thể cho Tôi và các bạn trong diễn đàn SHVN biết ở nước nào mà sinh viên bắt buộc phải qua giai đoạn "pre-doctoral student" mới có thể được nhận vào chương trình MS va PhD không?

Xin cảm ơn trước,


Former Member
 
Cảm ơn Khương đã trả lời. Đúng vậy. Cách đây >20 năm, một số sinh viên xuất sắc "của Đaị Học Tổng Hợp TPHCM được tuyển vào chương trình "chuyển tiếp sinh" (1-2 năm) với mục đích là họ sẽ được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh (PhD student). Hiện nay, Tôi thấy rất nhiều trường ở VN cũng đang thông báo tuyển "chuyển tiếp sinh". Tuy vậy, sau khi học tập và làm việc ở nước ngoài hơn hai mươi năm, Tôi chưa thấy hệ thống giáo dục nào ở Âu Mỹ có giai đoạn tương đương với "chuyển tiếp sinh" ở VN cả. Khương có thể cho Tôi và các bạn trong diễn đàn SHVN biết ở nước nào mà sinh viên bắt buộc phải qua giai đoạn "pre-doctoral student" mới có thể được nhận vào chương trình MS va PhD không?

Xin cảm ơn trước,


Former Member

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp thạc sỹ từ các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia etc muốn làm NCS tại trường ĐH Katholieke Universiteit Leuven (Katholic University of Leuven) đều phải làm pre-doc 1 - 2 năm (trừ trường hợp có thành tích quá xuất sắc thể hiện qua papers hoặc những giải thưởng khoa học). Trong thời gian đó phải tích lũy được ít nhất 30 credits, tất cả các môn học phải đạt tối thiểu distinction (14/20) và phải vượt qua được hội đồng bảo vệ kết quả của pre-doctoral project để các giáo sư đánh giá xem có đủ năng lực làm tiếp PhD hay không. Nếu vượt qua được tất cả các rào cản đó thì sinh viên mới trở thành regular doctoral student và tiếp tục theo chương trình PhD thêm 3 - 4 năm nữa.

ĐK
 
Hầu hết sinh viên tốt nghiệp thạc sỹ từ các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia etc muốn làm NCS tại trường ĐH Katholieke Universiteit Leuven (Katholic University of Leuven) đều phải làm pre-doc 1 - 2 năm (trừ trường hợp có thành tích quá xuất sắc thể hiện qua papers hoặc những giải thưởng khoa học). Trong thời gian đó phải tích lũy được ít nhất 30 credits, tất cả các môn học phải đạt tối thiểu distinction (14/20) và phải vượt qua được hội đồng bảo vệ kết quả của pre-doctoral project để các giáo sư đánh giá xem có đủ năng lực làm tiếp PhD hay không. Nếu vượt qua được tất cả các rào cản đó thì sinh viên mới trở thành regular doctoral student và tiếp tục theo chương trình PhD thêm 3 - 4 năm nữa.

ĐK

Cảm ơn Khương. Khi Tôi sang Pháp, Tôi cũng phải học lại một vài units/credits rồi mới được ghi danh vào chương trình MS (DEA) của Pháp (hình như là vì họ không công nhận bằng cử nhân của VN là tương đương với bằng cử nhân của Pháp). Tuy vậy, điều này chỉ áp dụng cho các sinh viên ngoại quốc. Các sinh viên bản xứ (i.e. Bỉ/Pháp) không cần phải qua giai đoạn này.

Quay trở lại câu hỏi của Tôi về giai đoạn "chuyển tiếp sinh" ở VN, Tôi chỉ thắc mắc là tại sao các sinh viên VN, tốt nghiệp ở VN, mà vẫn phải bắt buộc qua giai đoạn "chuyển tiếp sinh" rồi mới được tiếp tục học MS/PhD.

Cảm ơn Khương,

Former Member
 
Cảm ơn Khương. Khi Tôi sang Pháp, Tôi cũng phải học lại một vài units/credits rồi mới được ghi danh vào chương trình MS (DEA) của Pháp (hình như là vì họ không công nhận bằng cử nhân của VN là tương đương với bằng cử nhân của Pháp). Tuy vậy, điều này chỉ áp dụng cho các sinh viên ngoại quốc. Các sinh viên bản xứ (i.e. Bỉ/Pháp) không cần phải qua giai đoạn này.

Quay trở lại câu hỏi của Tôi về giai đoạn "chuyển tiếp sinh" ở VN, Tôi chỉ thắc mắc là tại sao các sinh viên VN, tốt nghiệp ở VN, mà vẫn phải bắt buộc qua giai đoạn "chuyển tiếp sinh" rồi mới được tiếp tục học MS/PhD.

Cảm ơn Khương,

Former Member

Không có gì, em biết gì thì nói đó thôi. Có nhiều cái ở nước mình em cũng thắc mắc mà có giải thích được đâu!

ĐK
 
Theo em biết thì ở Việt Nam, thuật ngữ chuyển tiếp sinh chỉ dùng cho những người là sinh viên đại học hoặc thạc sỹ được làm tiến sỹ mà không phải thi NCS, nếu từ đại học thì phải 5 năm làm NCS, còn nếu từ thạc sỹ thì làm NCS 3 - 4 năm. Những người tốt nghiệp đại học mà làm NCS thì có học một số chứng chỉ tương đương với chương trình thạc sỹ. Vì vậy thuật ngữ này ở VN chỉ hiểu là những người được làm NCS (học tiến sỹ) mà không phải thi chứ không phải là một giai đoạn như anh nói đâu ah. Nếu sau này nước ta bỏ thi đầu vào NCS thì thuật ngữ này cũng không dùng nữa.
 
Cảm ơn "tran van giang". Điều Bạn vừa mới cho biết khá giống với trường hợp của Tôi và một số Bạn khác (cách đây >20 năm), nghĩa là sau khi chúng tôi hoàn tất 4 năm đại học, phai học chuyển tiếp sinh thêm 1-2 năm roi moi được làm nghiên cứu sinh.

Chính vì cách tổ chức đào tạo này của VN mà khi sinh viên VN đi ra ngoại quốc học tập và làm việc, trong resume của chúng tôi có một khoảng thời gian 1-2 năm (tương đương với thời gian làm CTS ở VN) không được xem là tương đương với một bằng cấp nào ở các nước khác cả. Điều này đã gây ra một số thiệt thòi cho sinh viên VN du học và làm việc ở các nước Âu Mỹ.

Do vậy, Tôi tự hỏi tại sao các trường ĐH ở VN hiện nay vẫn tiếp tục tuyển CTS.


Former Member
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top