Chức năng hô hấp phù hợp với môi trường sống?

QuocHoang

Junior Member
Cho em hỏi với, chim cánh cụt sống trong nước, và có thể sâu lặn dưới nước trong một thời gian khá dài, trong khi đó nó lại hô hấp bằng phổi. Vậy, nó có hình thức hô hấp như thế nào để có thể phù hợp với môi trường sống như vậy?
em cần tài liệ gấp, xin cám ơn các anh chị
 
tiện thể nhờ mọi người giải thích hộ mình với
nồng độ oxi trong nước thấp hơn trong không khí, cá hô hấp bằng mang. Tại sao khi cá lên cạn lại bị chết ngạt ?
 
tiện thể nhờ mọi người giải thích hộ mình với
nồng độ oxi trong nước thấp hơn trong không khí, cá hô hấp bằng mang. Tại sao khi cá lên cạn lại bị chết ngạt ?
Khi cá lên cạn thì các phiến mang dính chặt vào nhau, làm cho o2 không khuếch tán vào được.
 
Cho em hỏi với, chim cánh cụt sống trong nước, và có thể sâu lặn dưới nước trong một thời gian khá dài, trong khi đó nó lại hô hấp bằng phổi. Vậy, nó có hình thức hô hấp như thế nào để có thể phù hợp với môi trường sống như vậy?
em cần tài liệ gấp, xin cám ơn các anh chị
Vì :
- Chim cánh cụt có cơ chế dự trữ oxi cho cơ thể bằng cách:
+ Dung tích phổi lớn.
+ Các cơ quan dự trữ máu phát triển.
+ Máu chứa nhiều sắc tố mioglobin
+ Lượng máu trong cơ thể lớn.
- Nhu cầu oxi của chim cánh cụt thấp, do:
+ Giảm tiêu hao năng lượng cho nâng đỡ cơ thể khi ở dưới nước
+ Giảm được nhu cầu vận dộng di chuyển
+ Giảm được năng lượng tiêu hao cho điều hòa thân nhiệt
 
Khi cá lên cạn thì các phiến mang dính chặt vào nhau, làm cho o2 không khuếch tán vào được.

khi ca len can thi mang bi kho ,khong khi qua mang tuy nhieu oxi nhung khong du suc ep de khuech tan oxi vao mau.ca chi trao doi khi duoc khi nuoc duoc nen manh nho nap mang va vom mieng.
:dance:minh noi vay k biet co dung khong moi nguoi cho y kien nha.:)
tien the cho minh hoi sao minh k go tieng viet duoc vay!!!:akay::dapchet:
 
Theo mình:
_Dung tích phổi lớn không có ý nghĩa lắm vì khi dưới nước, phổi của chúng xẹp lại chứ không phồng len như bong bóng.
_Cho minh hỏi cơ quan dự trữ máu cụ thể là gì vậy
_Myoglobin không có trong máu mà có ở trong cơ
_Mình bổ sung thêm là chỉ có những cơ quan quan trọng mới sử dụng o2 (như não, tim) còn những bộ phận khác như ruột, thận... thì giảm hoạt động, đặc biệt cơ có thể hô hấp kị khí để lấy năng lượng
 
khi ca len can thi mang bi kho ,khong khi qua mang tuy nhieu oxi nhung khong du suc ep de khuech tan oxi vao mau.ca chi trao doi khi duoc khi nuoc duoc nen manh nho nap mang va vom mieng.
:dance:minh noi vay k biet co dung khong moi nguoi cho y kien nha.:)
tien the cho minh hoi sao minh k go tieng viet duoc vay!!!:akay::dapchet:

Mình nghĩ áp lực thủy tĩnh không liên quan đến khuếch tán o2 đâu, vấn đề nằm ở chỗ :
mang bị khô như bạn nói
không khí không đi qua mang theo dòng như dòng nước nên trao đổi khí ko hiệu quả
đây là ý kiến của mình,và cũng là lần đầu tham gia diễn đàn có gì ko phải thi bỏ qua :rose:
 
Khi cá lên cạn thì các phiến mang dính chặt vào nhau, làm cho o2 không khuếch tán vào được.

Các loài cá và động vật thủy sinh khác hấp thụ oxy từ nước bằng hệ thống mang ngoài. Mang cấu tạo từ những hệ thống các mao mạch, dẫn các tế bào máu tới gần oxy hòa tan trong nước. Các mao mạch tuy có diện tích bề mặt rất lớn để tăng khả năng trao đổi khí nhưng có thành rất mỏng (giảm thiểu khoảng cách giữa hồng cầu bên trong mao mạch và oxy ở ngoài môi trường nước). Ở trong nước, cả hệ thống mang (mao mạch) được nước nâng đỡ, trong khi nếu cá ở trong không khí, toàn bộ hệ thống không hoạt động được do lực đè của chính hệ thống mang lên mao mạch làm nó xẹp xuống và không hoạt động được nữa. Cá sẽ chết sau một thời gian vì thiếu oxy mặc dù hàm lượng này trong không khí cao hơn rất nhiều so với trong nước nhưng cá không thể hấp thu được.
 
Vì :
- Chim cánh cụt có cơ chế dự trữ oxi cho cơ thể bằng cách:
+ Dung tích phổi lớn.
+ Các cơ quan dự trữ máu phát triển.
+ Máu chứa nhiều sắc tố mioglobin
+ Lượng máu trong cơ thể lớn.
- Nhu cầu oxi của chim cánh cụt thấp, do:
+ Giảm tiêu hao năng lượng cho nâng đỡ cơ thể khi ở dưới nước
+ Giảm được nhu cầu vận dộng di chuyển
+ Giảm được năng lượng tiêu hao cho điều hòa thân nhiệt

1. chim cánh cụt sống trong nước:

Chim cánh cụt không sống trong nước: chúng làm sống trên cạn, làm tổ trên cạn, đẻ con trên cạn và chim con được nở ra trên cạn. Chúng chỉ kiếm mồi ở dưới nước như nhiều loài chim nước khác. Do chúng không bay được như nhạn biển, hải âu nên chúng phải bơi và do đó thời gian trong nước của chúng lâu hơn các loài chim nước khác.

2. và có thể sâu lặn dưới nước trong một thời gian khá dài:

trung bình nó có thể lặn khoảng 6 phút, cá biệt có một vài loài lên tới 20 phút (King Penguins)

3. trong khi đó nó lại hô hấp bằng phổi

Đúng, nó hô hấp bằng phổi.

4. Vậy, nó có hình thức hô hấp như thế nào để có thể phù hợp với môi trường sống như vậy?

Nó có hình thức hô hấp bằng phổi, lấy oxy trực tiếp từ không khí chứ không phải từ nước. Cơ chế của nó là phải ngoi lên mặt nươc để thở sau vài phút lặn dưới nước như bất cứ một loài động vật hô hấp bằng phổi nào khác.

Tuy nhiên, có một vài điểm đặc biệt của chim cánh cụt mang tính thích nghi cao hơn với đời sống bơi lặn của chúng: Do kích thước cơ chể chúng nhỏ nên chúng không thể tích trữ một lượng không khí lớn khi lặn, thông thường lượng không khí này cũng chỉ đủ cho khoảng 1/3 nhu cầu oxy của cơ thể chim cánh cụt trong quá trình lặn. Do đó, một số đặc điểm của nó có như:

4.1 Hemoglobin của chúng vô cùng nhạy cảm với oxy, nó có thể tận dụng đến những phân
tử oxy cuối cùng còn lại trong phổi khi chúng đang lặn.

4.2 Máu được chuyển đến chủ yếu là tim, não và một số cơ quan chính khác.

4.3 Hệ thống cơ của chim cánh cụt cũng giúp nó sử dụng hiệu quả lượng oxy dưới nước bằng cách dự trữ một lượng lớn protein máu có tên là myoglobin. (Bạn có thể đọc thêm myoglobin ở đây: http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=2087). Bên cạnh đó, một loại enzyme đặc biệt (tôi cũng không rõ là loại gì) cho phép cơ của chim cánh cụt có thể hoạt động trong điều kiện thiếu oxy và trung hòa axit lactic được sinh ra từ quá trình hô hấp kỵ khí đó. Khi chúng ngoi lên thở, các cơ chế hô hấp bình thường trở lại, chúng có thể thải lượng lactic thừa ra ngoài một cách nhanh chóng.

4.4 Để giảm việc tiêu thụ oxy, chim cánh cụt có thể giảm nhịp đập của tim xuống còn 5 lần/phút.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top