cần giúp về kinh nghiệm làm vi sinh

ducthumyta

Senior Member
Em làm môi trường nuôi cấy nấm , bình nón rửa sạch nút bông được bọc nylon, môi trường được cho vào và hấp khử trùng.nắp được bọc nylon và quấn dây chun.nhưng kết quả là một số bình vẫn bị nhiễm các loại nấm dại (bào tử phát tán trong không khí).các anh chị và các thầy cô có kinh nghiệm làm vi sinh giúp em. em cũng cần kinh nghiệm về đổ môi trường vào đĩa thạch petri sao cho không nhiễm và đỡ đọng nước ở nắp đĩa. em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thành viên.:cuta:
 
Chào bạn ducthumyta, mình cũng làm về VS nên chia sẻ với bạn 1 số KN thế này:
- Bình nón rửa sạch, để khô (hoặc sấy khô ở 100oC) + nút bông mới (hoặc cũ đã hấp khử trùng)--> khử trùng khô ở 160oC.
- Bình môi trường bọc đầu = giấy báo, khi cho vào hấp khử trùng bọc tiếp 1 lớp nilon bao phủ bên ngoài để tránh nhiễm nước. (Chú ý ở bước này: tùy từng loại môi trường mà khử trùng ở áp suất, nhiệt độ và thời khác nhau, thường là 1atm, 30')
- Đổ môi trường:
+ Nếu Lamine có quạt gió vô trùng: bật đèn cồn và đổ môi trường bình thường, mở 1/2 nắp đĩa petri đến khi khô thạch thì đậy nắp lại.
+ Nếu Lamine không có quạt gió vô trùng: Trước khi thao tác trong Lamine thì Lamine phải được lau cồn sạch rồi bật đèn tím. Khi đổ thạch chỉ mở hé nắp đĩa petri và các thao tác phải thực hiện gần ngọn lửa đèn cồn. Nói chung nếu làm ở Lamine ko có quạt gió vô trùng thì mọi thao tác đòi hỏi yêu cầu vô trùng cực kì cao mới tránh khỏi bị nhiễm.
Hy vọng những KN này sẽ giúp ích 1 chút cho bạn. Chúc bạn thành công!
 
mình thật sự cảm ơn bạn vè những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã chia sẻ cảm ơn bạn.mình có 1 vấn đề nữa muốn bạn giúp đỡ : khi làm với số lượng nhỏ thì có thể lam như vậy bởi không gian của lamine rất hẹp. nhưng khi làm với số lượng lớn hàng ngàn đĩa 1 ngày thì bạn có biết kỹ thuật đổ đĩa thạch nào không mong bạn giúp đỡ.
 
mình thật sự cảm ơn bạn vè những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã chia sẻ cảm ơn bạn.mình có 1 vấn đề nữa muốn bạn giúp đỡ : khi làm với số lượng nhỏ thì có thể lam như vậy bởi không gian của lamine rất hẹp. nhưng khi làm với số lượng lớn hàng ngàn đĩa 1 ngày thì bạn có biết kỹ thuật đổ đĩa thạch nào không mong bạn giúp đỡ.

Mình nghĩ là dù làm với số lượng nhiều hay ít thì những thao tác cơ bản để đảm bảo vô trùng vẫn giống nhau thôi. Nếu bạn làm nhiều như vậy thì tăng số lượng Lamine lên. Hàng nghìn đĩa thạch thì cũng cần nhiều người đổ, không thể ngồi chung Lamine được mà. :D. Ở chỗ mình làm việc tối đa 1 ngày chỉ đổ 200 đĩa thạch và có 2 Lamine. Như vậy là vừa phải. Mà bạn làm gì mà 1 ngày sử dụng nhiều đĩa thạch thế? :)
 
Mình nghĩ là dù làm với số lượng nhiều hay ít thì những thao tác cơ bản để đảm bảo vô trùng vẫn giống nhau thôi. Nếu bạn làm nhiều như vậy thì tăng số lượng Lamine lên. Hàng nghìn đĩa thạch thì cũng cần nhiều người đổ, không thể ngồi chung Lamine được mà. :D. Ở chỗ mình làm việc tối đa 1 ngày chỉ đổ 200 đĩa thạch và có 2 Lamine. Như vậy là vừa phải. Mà bạn làm gì mà 1 ngày sử dụng nhiều đĩa thạch thế? :)
hì mình sản xuất sinh khối nấm công nghiệp nên mình muốn mọi người có kinh nghiệm có thể chỉ bảo cho mình. mình thật sự muốn học hỏi thêm nhiều!:cuta:
 
hì mình sản xuất sinh khối nấm công nghiệp nên mình muốn mọi người có kinh nghiệm có thể chỉ bảo cho mình. mình thật sự muốn học hỏi thêm nhiều!:cuta:

Trong trường hợp của bạn thì

1. Tốt nhất là mua cái máy đổ đĩa thạch (agar dispenser). Xem link ở đây:

http://www.internationalpbi.it/en/i..._foglia=4242&id_nodo=&albero=0.2058.2128.2130

Năng suất máy: 400-500 đĩa/giờ.

2. Nếu không định đầu tư mua dispenser thì ít nhất cũng nên đầu tư mua 1 cái water bath để 50oC. Sau khi khử trung môi trường thạch thì để các bình môi trường trong đấy, chống bị đông, đỡ phải đun lại khi đông thạch.
Nên mua thêm 1 loại dung dịch chống nhiễm khuẩn để cho vào trong nước của water bath.

3. Nên bố trí phòng đổ môi trường độc lập với bộ phân nuôi cấy nếu được.

4. Ngoài việc khử trùng cẩn thận box cấy, còn nên lắp đèn tím bên ngoài phòng để khử trùng toàn bộ phòng chuẩn bị môi trường. Trước khi đổ đĩa bật đèn tím để khử trùng cả phòng. Chú ý sau khi tát đèn tím phải đợi sau 30 phút hãy vào phòng.

Tạm thế đã, còn 1 số biện pháp khác nữa nhưng e là hơi tốn tiền, khó áp dụng!
 
Nguyên tắc tránh nhiễm là tủ cấy không được chật chội. Bạn làm nhiều thì bị nhiễm là phải rồi. Nếu tỉ lệ nhiễm nhỏ thì tạm chấp nhận thôi.
Nên dùng các dung dịch khử bào tử nấm trong không gian làm việc. Ví dụ foc-mon, 2% Roccall hoặc 1% đồng sunphat.
Về đồ dĩa thạch thì mình thấy để khoảng 1-2 ngày trong tủ cleanbench thì không bị đọng nước nhiều. Tuy nhiên khi nấm hô hấp thì hơi nước lại đọng. Mỗi lần thế lấy dĩa đấy ra rảy nước trên nắp đi rồi đậy lại thôi (úp ngược dĩa lại và làm việc gần đèn cồn, đập cái nắp lên 1 chồng giấy thấm tiệt trùng và phơi khô rồi).
 
Hi bạn, muốn đổ đĩa thạch không bị đọng nước thì chọn nhiệt độ đổ đĩa thạch thích hợp, tức là khi đổ xong khoang vài phút là thạch đông ngay thì không sợ bị đọng nước trong nắp đĩa Petri; khi bình thạch nóng đến mức bạn có thể tiếp xúc với cổ tay mà không thấy nóng giãy thì đổ được thạch ra đĩa rồi.
 
1 lamine mà bạn mún đổ 1000 đĩa 1 ngày.Thánh cũng ko thể giúp được bạn.Còn việc máy đổ tự động thì mặc dù nói năng suất máy là 500 đĩa 1 giờ nhưng không thể vì vậy mà quy được 1 ngày bạn có thể đổ bao nhiêu.Vì máy đổ môi trường là cụm từ luôn đi kèm 2 máy là máy hấp(máy hấp chuyên biệt dành cho máy đổ môi trường) và máy phân phối vào đĩa(có dây dẫn môi trường liên kết giữa 2 máy).Ở Việt Nam hiện tại theo mình biết chỉ có 1 máy đổ môi trường duy nhất của công ty Nam Khoa,máy này có dung tích hấp tối đa là 5 lít nên 1 mẻ chỉ đổ được khoảng tầm 240 đĩa.Và thời gian hấp kèm phân phối là tầm 1g30 đến 2giờ(bên cạnh đó bạn phải hấp dây dẫn môi trường sau mỗi mẻ đổ).Nên 1 ngày chỉ đổ tối đa được 4 đến 5 mẻ.Nghĩa là nếu đổ máy thì 1 ngày cao nhất là đổ được 1000 đến 1200 đĩa nên không có chuyện 1 giờ đổ được 500 đĩa đâu bạn
 
đổ thạch hạn chế đọng nước trên nắp chỗ ptn mình đang làm có 2 cách
1. là đặt bình ổn nhiệt 45 độ, thạch hấp xong đang lỏng vứt vào đấy đi chơi, lúc sau về vác ra đổ rất ít bị đọng nước, nhược điểm là đổ chậm tay thì thạch nó đông trước khi đổ hết.
2. hấp xong đợi mt xuống khoảng 80 độ là vác ra đổ luôn, đổ xong đậy nắp luôn, đĩa sau đặt chồng lên đĩa trước. Sau khi thạch đông chỉ có lớp đĩa trên cùng bị đọng nước, còn lại không đọng hoặc đọng rất ít.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top