cần gấp giúp nhanh

bat_mi

Junior Member
:cry:1/ Người ta cho 2 lát cà rốt như nhau vào 2 cốc nghiệm khác nhau đựng nước cất. Cốc 1 cho thêm 1 ít clorofooc vào, cốc 2 để nguyên. Sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì? giải thích
2/Tỉ lệ photpholipit/ colesterol trên màng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn có ảnh hưởng gì đến chức năng của chúng?
3/ Tại sao enzym thuỷ phân trong lizozim ko làm vỡ lizozim? Nếu lizozim trong tế bào mà vỡ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
 
:cry:1/ Người ta cho 2 lát cà rốt như nhau vào 2 cốc nghiệm khác nhau đựng nước cất. Cốc 1 cho thêm 1 ít clorofooc vào, cốc 2 để nguyên. Sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì? giải thích
2/Tỉ lệ photpholipit/ colesterol trên màng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn có ảnh hưởng gì đến chức năng của chúng?
3/ Tại sao enzym thuỷ phân trong lizozim ko làm vỡ lizozim? Nếu lizozim trong tế bào mà vỡ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?

1.
-Hiện tượng:
+Cốc 1:nước trong cốc chuyển sang màu vàng cam
+Cốc 2:không hiện tượng
-Giải thích:
clorofooc là chất độc-->khi cho vào sẽ làm mất tính thấm của màng-->các sắc tố sẽ khuếch tán ra ngoài do màng mất tính thấm.
...
2.Tỉ lệ này ảnh hưởng tới chức năng của chúng.
Cụ thể thì e tra thêm gg đi:mrgreen:

3.
-Enzim ko pá vỡ vì các enzim này ở trạng thái bất hoạt, chúng chỉ đc hoạt hóa khi có sự thay đổi pH trong lizoxom
-Nếu mà vỡ thì dễ suy luận rồi, dựa vào chức năng của nó mà suy ra, cái này e xem sgk hoặc tra gg cũng đc.
 
cái clorofooc kia có phải là Chloroform CHCl3 ko ? nếu phải thì vịt thấy câu trả lời của gà k hợp lý cho lắm :mrgreen:
 
Clorofooc là dung dịch hỗn hợp của nhiều chất hữu cơ, sánh như dầu mỡ (hơi đặc sệt), tan trong nước và có thể hoà tan lipid, thường được dùng như dung môi hữu cơ trong các phản ứng và thí nghiệm.
 
UH, đúng là chất độc, nhưng mỗi chất độc có 1 cơ chế tác động đến tế bào theo 1 kiểu khác nhau, chưa chắc đã là làm mất tính thấm của màng :)
 
vậy vịt nghĩ nó sẽ tác động ntn?:-?
gà thấy nó là chất độc thì sẽ làm chết các tế bào, mà tế bào chết thì đương nhiên sẽ mất tính thấm chọn lọc:p
 
Chị 00792 có thể cho e biết cụ thể clorofooc gồm những chất gì đc k ạ ? :mrgreen: Ah hiểu r, do carotenoid tan trong CHCl3, vậy thôi :D
 
  • Nó là 1 dẫn xuất halogen của metan có CTPT là CHCl3, được dùng làm chất gây mê nhưng mà độc nên g ng ta đã bỏ rồi:rose:. Clorofom còn là một chất độc với môi trường. Trong công nghiệp, người ta điều chế clorofom bằng đốt nóng hỗn hợp clo và clomêtan hay mêtan. Ở nhiệt độ 400-500 °C, phản ứng halogen hóa gốc tự do diễn ra, chuyển mêtan hay clomêtan dần dần thành các hợp chất clo hóa.
  • CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
  • CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
  • CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
  • Tiếp tục phản ứng clo hóa, clorofom chuyển thành CCl4:
  • CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
  • Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng gồm 4 chất: clomêtan, diclomêtan, clorofom (triclomêtan), và cácbon tetraclorua, chúng tách ra qua quá trình chưng cất.:dance: Nguy hại cho môi trường!
 
3/ Tại sao enzym thuỷ phân trong lizozim ko làm vỡ lizozim? Nếu lizozim trong tế bào mà vỡ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Đính chính lại câu hỏi của câu này nhé:
Tại sao enzym thuỷ phân trong lizoxom ko làm vỡ lizoxom? Nếu lizoxom trong tế bào mà vỡ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?

lizozim là enzym, còn lizoxom mới là bào quan :-<
 
Tại vì trong lizoxom thì bình thường các enzim ở trạng thái bất hoạt. Khi cần thiết thì nó mới được hoạt hóa bằng cách hạ pH (cái này nếu mình nhớ không nhầm thì có trong sách).
Nếu như lizoxom trong TB bị vỡ thì các enzim thoát ra sẽ phân hủy TB. Cái này có trong cơ chế của sự chết tự động của TB đó.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top