Cách phân biệt Nguyên phân - Giảm phân và công thức tính toán

Book

Senior Member
NGUYÊN PHÂN:
1. Xảy ra ở tế bào soma

2. Một lần phân bào: 2 tế bào con

3. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n

2 tế bào 2n

4. Một lần sao chép DNA , một lần chia

5. Thường các NST tương đồng không bắt cặp

6. Thường không có trao đổi chéo

7. Tâm động chia ở kỳ sau

8. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ

9. Tế bào chia nguyên phân có thể là lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n)



GIẢM PHÂN:

1. Xảy ra ở tế bào sinh dục

2. Hai lần phân chia tạo 4 tế bào con

3. Số NST giảm đi một nữa: 1 tế bào 2n -> 4 tế bào n

4. Một lần sao chép DNA , 2 lần chia

5. Các NST tương đồng bắt cặp ở kỳ trước I

6. nhất 1 trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng

7. Tâm động không chia ở kỳ sau I mà chia ở kỳ sau II

8. Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân

9. Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế bào lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (>2n)

**************************************…
Công thức Nguyên Phân:
Gọi x là số tbào mẹ ban đầu có bộ lưỡng bội = 2n, k là số lần nguyên phân liên tiếp
1. Tổng số TB con được tạo thành = 2k .x
2. Số TB mới được tạo thành từ nguyên liệu môi trường = (2k – 1) x
3. Số TB mới được tạo thành hoàn toàn từnguyên liệu môi trường =(2k – 2) x
4. Tổng NST có trong các TB con = 2n. x. 2k
5. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST = 2n.(2k – 1) x

Công thức Giảm Phân :
Gọi x là số TB mẹ ban đầu( 2n NST)
1. x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân = x. 2k TBSD chín
2. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho k lần nguyên phân liên tiếp = x. 2n (2k – 1)
3. x. 2k TBSD chín ---- giảm phân ----> 4. x. 2k tbào con
( 4. x. 2k tế bào con thì có 4. x. 2k tinh trùng ở giống đực, x. 2k trứng ở giống cái )
- Tổng NST trong 4. x. 2k tinh trùng = n.4. x. 2k
- Tổng NST trong . x. 2k trứng = n. x. 2k
4. Môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu tương ứng với số NST đơn cho quá trình giảm phân = x. 2n .2k
- Tổng nguyên liệu môi trường cung cấp cho x tế bào sinh dục sơ khai sau k lần nguyên phân và giảm phân = x. 2n ( 2.2k – 1)
5. Gọi n là số cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, r là số cặp NST tương dồng xảy ra trao đổI chéo tại 1 điểm( r ≤ n)
* Nếu không xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử = 1/2n
- Số loại hợp tử tạo ra = 4n
* Nếu xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n +r
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử =1/2n +r
- Số loại hợp tử tạo ra phụ thuộc vào TĐC xảy ra ở 1 hay 2 bên đực , cái



cách khác :
Vấn đề 1: Phân bào nguyên nhiễm
1. Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm:
2. Các công thức cơ bản:
• Số tế bào con được tạo ra: 2k
• Số tế bào con mới được tạo thêm: 2k -1
• Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k
• Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp:2n. (2k -1)
• Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp: 2n. (2k -2)
• Số lần NST nhân đôi k
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra 2n. 2k
• Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm 2n. (2k -1)
• Tổng số tế bào con hiện diện qua các đợt phân bào: 2k+1 - 1

Vấn đề 2 Phân bào giảm nhiễm
I.Tóm tắt kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm:
2. Các công thức cơ bản :
• Số tế bào con được tạo ra : 4
• Số giao tử n được tạo ra :
+ 1 tế bào sinh dục đực tạo ra 4 giao tử đực (n)
+ 1 tế bào sinh dục cái tạo ra 1 giao tử cái (n) và ba thể định hướng (n)
• Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST :
+Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 2n ( n là số cặp NST đồng dạng)
+Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
*Trao đổi chéo đơn : 2n+m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )
*Trao đổi chéo kép : 2n.3m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n )
• Tỷ lệ mỗi loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
+Trường hợp không xảy ra trao đổi chéo: 1/2n (n là số cặp NST đồng dạng)
+Trường hợp xảy ra trao đổi chéo:
*Trao đổi chéo đơn : 1/2n+m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo đơn, m<n )
*Trao đổi chéo kép : 2n.3m
(m là số cặp NST đồng dạng xảy ra trao đổi chéo kép, m<n )



• Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp 2n(2k-1)
• Số cách sắp xếp có thể có của các NST kép ở kỳ giữa 1 2n-1
Số cách phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau 1 2n-1
• Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST kép ở kỳ cuối 1 2n
Số kiểu tổ hợp có thể có của các NST đơn ở kỳ cuối 2 2n
 
Mình bổ sung chỗ phân biệt nguyên phân - giảm phân:
- NP: Kì giữa xếp 1 hàng trên mp xích đạo của thoi phân bào
- GP: ______1___2__________________________________(giữa 2 giống NP k tính:nhannho:)
Àh còn có thể phân biệt NP-GP về số lượng và bản chất của NST khi kết thúc phân bào nữa.:mrgreen:+ Ý nghĩa :dance:
:yeah::yeah::yeah::yeah::yeah:
 
cho mik hỏi:
nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của NST chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân
Giúp mik với:please:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top