Các thuốc vitamin - dùng nhiều cũng có hại

Lê Đoàn Thanh Lâm

Senior Member
Các thuốc vitamin - dùng nhiều cũng có hại

Trên thị trường thuốc hiện nay có nhiều biệt dược là thuốc phối hợp nhiều vitamin và khoáng chất. Các thuốc này có nhiều dạng bào chế như viên bao, viên nang mềm, viên sủi bọt, sirô, thuốc tiêm, dịch truyền... Phổ biến nhất vẫn là các dạng thuốc viên nang mềm (capsule) mà dân ta quen gọi là viên nhộng. Sự tiện lợi của loại thuốc này đã làm xuất hiện xu hướng lạm dụng như là một loại thuốc bổ, dùng nhiều càng tốt. Đây chính là sai lầm nguy hiểm vì đã có nhiều trường hợp bị tai biến do tự ý sử dụng các viên vitamin phối hợp không theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trước hết cần biết rằng vitamin là những chất hữu cơ mà cơ thể con người chỉ cần với số lượng rất nhỏ vào các chu trình chuyển hóa khác nhau. Đa số các vitamin được bổ sung vào cơ thể qua khẩu phần ăn hằng ngày. Cơ thể con người không tổng hợp được vitamin hoặc chỉ tổng hợp được một lượng rất nhỏ không đủ cho nhu cầu của sự phát triển. Người ta chia các vitamin thành hai nhóm chính: loại tan trong nước như vitamin nhóm B, nhóm C và loại tan trong dầu như vitamin nhóm A, D, E.

Các vitamin nói chung có nhiều trong rau xanh, các loại quả tươi, hạt ngũ cốc chưa xay, trong men bia, gan cá... Vì vậy nếu ta ăn uống hợp lý với chế độ dinh dưỡng cân bằng có nhiều hoa quả tươi, rau xanh và thực phẩm đủ chất thì không cần bổ sung vitamin bằng thuốc. Việc bổ sung vitamin chỉ cần thiết đối với một số trường hợp bệnh lý hoặc các trường hợp đặc biệt như người ốm dài ngày, dùng nhiều kháng sinh, người ăn kiêng, người già ăn thiếu calo... Tuy nhiên liều lượng sử dụng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc. Phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú cần bổ sung acid folic, canxi, sắt. Không nên tự ý sử dụng bất cứ một loại vitamin nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Bởi vì cũng như các loại thuốc khác, vitamin có một số tác dụng không mong muốn mà khi dùng quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.

Hiện nay, nhiều người lạm dụng các loại viên phối hợp nhiều vitamin vì ngộ nhận rằng đó là thuốc bổ, dùng nhiều cho khỏe. Một số trường hợp uống viên C sủi liên tục vì nghĩ rằng đó là một loại thuốc bổ giải khát, có dùng nhiều cũng không sao. Dùng liều cao, kéo dài liên tục các vitamin tan trong nước ít nguy hiểm vì chúng không tích lũy và có thể thải trừ nhanh qua nước tiểu. Tuy nhiên không vì thế mà dùng nhiều bởi có vitamin vẫn tích lũy gây hại cho cơ thể. Ví dụ như vitamin C ít tích lũy trong cơ thể nhưng nếu dùng liều cao và kéo dài có thể tạo ra sỏi thận oxalat hoặc urat (do bản chất của vitamin C là một acid ascorbic vào cơ thể chuyển hóa thành acid oxalic). Thậm chí dùng vitamin C nhiều có thể giảm độ bền của hồng cầu và gây ra bệnh gút do thải nhiều urat.

Các vitamin dùng liều cao kéo dài đều có thể gây ra các triệu chứng có hại cho cơ thể. Vitamin A dùng thừa gây chán ăn, buồn nôn, sung huyết dưới da và niêm mạc; dùng thừa vitamin D làm tăng canxi máu gây mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy; vitamin PP gây ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa... Một số vitamin cũng có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ, thậm chí rất nặng có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời như vitamin B1, vitamin C.

Sử dụng các thuốc phối hợp vitamin theo đúng liều lượng được chỉ định và chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Đừng bao giờ tưởng rằng vitamin là thuốc bổ rồi lạm dụng các loại thuốc này với mục đích tăng cường sức khỏe mà có khi tiền mất tật mang. Các bà mẹ khi cho con uống các loại viên nang mềm chứa nhiều loại vitamin phối hợp hoặc các dạng viên sủi bọt chứa vitamin cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

ThS. Lê Quốc Thịnh (Bệnh viện 71, Thanh Hóa)


(Ngày 22/11/2005 - Báo SK&ĐS)

Moi người ơi, nói chyện một chút về Vitamin đi.Mọi người nghĩ sao về các loại vitamin nhóm B?
 
theo em các vitamin nhom B Là những vitamin quan trọng liên quan trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa các chất ?trong cơ thể. Có được điều này là do vai trò của chún trong thành phần cấu tạo của các coenzyme đặc biệt là các coenzyme của enzyme oxy hóa khử ví dụ như B1, B2 Tham gia vào thành phần cấu tạo của coenzyme FADH và NADPH những coenzyme này tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, chúng ta có thể thấy rõ vai trò của nó qua chu trình Creb. Chính vì thế thiếu BI thường đẫn tới những rối loạn trong việc chuyển hóa gluxit trong cơ thể gây cảm giác đầy bọng khó tiêu. Ngoài ra khi thiếu các vitamin này còn làm rối loạn trao đổi chất, mà đã rối loạn trao đổi chất thì kéo thoe đó là rất nhiều những chiệu chứng có liên quan khác nữa. Em chỉ biết có thế thôi mọi người bổ xung thêm nhé.
? ? ?to anh Lam: vitamin có ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thực phẩm đúng không anh, theo em biết thì ngoài việc bổ xung cho cơ thể con người thì nó còn được dùng như chất chống oxy hóa nữa ví dụ như vitamin C chẳng hạn, em thấy trong một số trường hợp xử lý nước quả bị đục người ta cũng hay dùng vitaminc, ngoài ra em còn nghe nói vitamin còn có tác dụng trong bảo quản thực phẩm làm quá trình oxy hóa diến ra chậm hơn. Bản chất của các quá trình này là như thế nào vì sao vitamin lại có những tác dụng như thế ? anh Lam hay ai biết thì trao đổi cùng em nhé!
? ? Ai có tài liệu nào về ứng dụng của vitamin trong thực phẩm không cho em với, từ trước giờ em mới tìm hiểu về vitamin thông qua hóa sinh thôi à, nên cũng chưa hiểu biết được nhiều.
? ? ? ? :p ?MỌI NGƯỜI THẢO LUẬN VỀ VITAMIN ĐI CHỦ ĐỀ NÀY NHIỀU VẤN ĐỀ HAY LẮM
 
Bất cứ chất nào mà được nói có tính chất chống oxy hóa ( như vitamin C trong sx nước quả đục như em nói hoặc SO2 trong sản xuất rượu vang) tức là nó sẽ tác dụng với các tác nhân oxy hóa trước tiên để chất đó ko oxy hóa được các chất mình cần bảo quản. Anh nói thêm về Vitamin C và vitamin-thực phẩm
I- VitaminC:
Vitamin C tồn tại trong thiên nhiên dưới ba dạng phổ biến là axit ascorbic(dạng khử), axit deshydroasocbic(dạng oxy hóa) và dạng liên kết axcorbigen. Nó chr tồn tại dạng L trong các sản phẩm thiên nhiên. Cho tới nay ngừoi ta pahst hiện 14 đồng faan và đồng đẳng của vitamin C có hoạt tính chống bệnh hoại huyết và 15 chất đồng fân ko có hoạt tính. Các chất này phân biệt nhau vởi số lượng nguyển tử cácbon bất đối, và dạng khử hoặc dạng oxy hóa.
Vitamin C thực chất là 1 dẫn xuất của đường. Tính chất khử mạnh của nó phụ thuộc vào nhóm dienol trong phân tử của nó. ( em search image trên google công thức cấu tạo cảu nó để xem thêm).
VTMC được tổng hợp dễ dàng ở thực vật. Đa số động vật, trừ chuột bạch , khri và người đều có kahr năng tổng hợp được VTMC từ đường glucoza. Sở dĩ người ko có khả năng đó có lẽ vì thiếu các enzim đặc hiệu xúc tác cho sự chuyển hóa glucoza thành VTMC.
Vai trò của VTMC đối với con người:
+ tham gia vào các quá trình Oxy hóa khử khác nhua ở cơ thể
+ tham gia điều hòa sự tạo ADN và ARN hoặc chuyển procolagen thành colagen ( nhờ quá trình hydroxyl hóa prolin tọa nên chất oxyprolin cần thiết cho sự tổng hợp colagen). --> có tác dụng làm cho vết thương chóng lên sẹo.
+liên quan đên sự hình thành các hormon cảu tuyến giáp trạng và tuyến trên thận --> cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng, chống lại các hiện tương choáng hoặc ngộ độc bởi các hóa chất cũng như các độc tố cảu vi trùng.
+liên quan đến sự trao đổi gluxxit của cơ thể ( khi bị bênh hoại huyết trao đổi gluxxit ở cơ tim rối loạn, sự phân giải glycogen và glucoza tăng lên mạnh --> hiện tượng này biến mất nhanh chóng nếu thêm VTMC vào các chất dinh duong).
Còn về VTMC trong các loại rau quả thì Dương tìm hiểu thêm: như là trong quả thì chất gì bảo quản VTMC, chất gì làm giảm lượng VTMC... liên quan giữ enzim và VTMC. Cả phản ứng nào khiến cho VTMC có tính chất chống oxy hóa trong dịch quả( anh nhắc VTMC chỉ làm chậm quá trinh sẫm màu chứ ko ngăn chặn hoàn toàn.)

II-Vitamin và thực phẩm:
Thực phẩm chỉ đc coi là hoàn thiện nếu nó thảo mãn được nhu cầu của cơ thể ko những về các chất cơ bản như protein,lipit,gluxxit,muối khaongs..mà cả về mặt VTM nữa. Cho tới nay ng` ta đã chứng minh được là đã số VTM đều có trong thành phần của enzim, do đó chúng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy bệnh thoeeus VTM đc coi như những trạng thái bệnh lý phát sinh khi thiếu một số coenzim nào đó.
Nhu cầu về VTm đã làm nảy sinh ra 1 ngành kĩ nghệ thực phẩm mới- SX VTM. Các VTm đuợc sử dụng để bổ sung vào 1 số thực phẩm thông thường nghèo VTm hoặc bị mất VTM trong khi bảo quản và chế biến.
Vn là một trong những nước nhiệt đói có cây cối xanh tươi 4 mùa nên có thể nói rằng chúng ta đc thiên nhiên ưa đão về mặt VTM. Tuy nhiên như chúng ta đã biết các VTM thường ít bền, vì vạy cần nghiên cứu đầy đủ các điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm , theo dõi sự biến đổi của chúng trong các quá trình đó để có thể đề ra các phương pháp thích hợp nhất nhằm hạn chế những sự mất mát về VTM.

( nhắc đến hoa quả mới nhớ, 2 tuần này thấy dương sao nhãng việc ăn MIT đó nhé ?:wink: )
 
Em đâu có sao nhãng ăn hoa quả đâu tại vị tuần rồi em phải làm sepinar với lại chuẩn bị thi học kì nên hơi it thời gian thôi, tuần này sẽ lấy lại tinh thần, chỉ sợ mọi ngừoi hết rồi thôi. ?:p
 
:roll:  Mọi người vẫn đầy đủ lắm, à chú ý link anh đưa là link của nhóm mình, chứ em vào theo trang portal ko phải đâu. Xem việc chia lại nhóm nhé.
Tìm hiểu về VTM đi nhé  :mrgreen:
 
Anh Lâm em xem chia lại nhóm rồi bây giờ em với Hoa một nhóm ạ.

Em vừa tìm hiểu về nguần cung cấp vi taminc:
-rau quả là nguần cung cấp vitamin c dồi dào cho các bữa ăn hàng ngày của con người. Tuy nhiên hàm lượng vitamin c phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bả nhất là đất trồng, khí hậu , loại, độ chín của rau quả và cách bảo quản như anh nói đó, vận chuyển phun thuốc trừ sâu ....
-Những sản phẩm dầu vitamin c như:
+trái cây chua: ổi, buởi, cam, quýt..
+rau có màu sắc như su su, su hào..
+khoai tây mới
+Rau mùi, ngò tây
-Những sản phẩm it vitamin c như nấm, rau diếp, cà tím, nho chuối đào.
Đặc biệt nhiều loài động vật có khả năng tổng hợp vitminc đặc biệt dê là loài động vật có khả năng tổng hợp vitamin c cao.
*Sau đây là một vài tính chất của vitaminc:
-Là một vi tamin hòa tan trong nước(33%), tan hạn chế trong cồn không tan trong các dung môi hũi cơ như eter, chlorform, benzen..
-dạng tinh thể hay bột có may vang nhạt hoặc trắng, khi tiếp xúc với không khi thì sang màu trắng.
-tính khủe của vitaminc phụ thuộc vào sự có măt cảu nhóm dienol trong phân tử
- Dạng ascorbigen của vitamin c là dạng liên kết với polipeptit. trong thực vật nó chiếm tới 70% vitaminc. Dạng này bền với các chât oxy hóa nhưng hoạt tính chỉ bằng nửa vtmc. Ngoài ra còn có các dạng liên kết khác như, liêu kết với Fe và acid nucleic, liên kết với poliphenol
-vitaminc dẽ bị oxy hóa dước tác dụng của oxy khi có mặt cảu enzyme xúc tác ascorbatoxylase, biến acid ascorbic thành dehidroascorbic. Khi có mặt của các ion kim loại đặc biệt sắt đồng thì qua trình o xy hóa còn xẩy ra mạnh hơn.
-vitaminc rất nhạy cảm với nhiệt độ, ở nhiệt độ thấp cũng có thể xẩy ra sự oxy hóa vtmc
-Ánh sáng tham gia vào quá trinh xuc tiến o xy hóa vtmc
-Vitamin c bền trong môi trường acid không bền trong base( tại sao nhỉ)
- trong một số dịc quả, vitaminc còn bị oxy hóa gián tiếp bởi enzyme phenoloxylase, Chính vì thế khi có mặt của vitamin c thì dịch quả sẽ sẫm màu chậm hơn( do quá trình ngưng tụ các hợp chất quinon)
*những biến đổi cảu vitamin c trong bảo quản:
-khi bảo quản hảm luợng vitamin c giảm đi rất nhanh nếu có co2 thổi vào (tại sao ấy nhỉ?)
-những chất dùng dữ vitamin c trong thực phẩm là
+ đường saccarose, các acid hiu cơ, sorbitol, gliceril, một số hợp chất khác của antoxian, flavonoit, các hợp chất thiên nhiên như flavin, carotennoit. Ai giải thich cơ chế của nó dúp em được không?

Cho em hỏi một câu nhé: tai sao vitamin c được coi là chất cản trở quá trình oxy hóa, lại lại bị phá hủy bởi các chất oxy hóa, thực chất cảu điều này có ý nghĩa gì nhỉ? em thấy nó cứ khó hiểu sao ấy ai giải thich gium em đi. :p
 
Bất cứ chất nào mà được nói có tính chất chống oxy hóa ( như vitamin C trong sx nước quả đục như em nói hoặc SO2 trong sản xuất rượu vang) tức là nó sẽ tác dụng với các tác nhân oxy hóa trước tiên để chất đó ko oxy hóa được các chất mình cần bảo quản.
--> em đã thực sự hiểu câu này chưa :?: ? :idea:

Còn về mấy cái chất mà có tác dụng bảo vệ VTM C khỏi sự oxy hóa thì chắc phải đọc nhiều hơn mới giải thích được. Em cứ đọc thêm trước đi, anh sẽ tìm hiểu thêm. ( chắc có liên quan đến 2 enzym ascorbatoxydaza và phenoloxydaza, cũng như môi trường có tính axit, ngoài ra em đọc thêm tính chất của VTM PP-theo anh biết thì nó cũng có tác dụng bảo vệ VTM C...)

Những bác nào đang nhăm nhe học thêm về hóa sinh thì tìm hiểu và trao đổi về ván đề này đi.
 
Anh Lâm như vậy có thể hiểu là các chất oxy hóa đã tã động với vitamin c thay vì tác dụng với các tác nhân khác như các chất trong nước quả hay thực phẩm và do đó nó làm giảm quá trình oxy hóa của thực phẩm. Như vậy thì đồng thời với quá trình này thì vitaminc cũng sẽ bị phá hủy đúng không ạ?(vì viatanin c là chất thế mạng cho các chất khác mà).
   vi taminc tồn tại có hoạt tính cao nhất là ở dạng nào ấy nhỉ ? Trong quá trình bảo quản thì ta nên dữ nó ở dạng nào? em nghĩ nếu trả lời được câu đó thì sẽ trả lời được cơ chế của các chất ổn định vitaminc thôi.
theo em tim hiểu thì vi taminc tồn tại ở 3 dạng chính đó là
-ascorbic acid
-acid dehydroascorbic
-dạng liên kết với ascobigen (dạng này nhơ mọi ngừoi giải thích dúp)
    Có ai biết khi bị mất haot tính thì vitaminc ở dạng nào không ?
*Em bổ xung thêm một tính chất quan trọngcuar vitamin c được ứng dụng nhiều trong thực phẩm nũa là : vitaminc tương tác với các acid amin là nguần tạo ra các andehyt. Người ta nhận thấy rằng andehyt có thể hình thành do tương tác giữa acid amin với ascorbic khi có mặt của catechin, ion Cu2+ hoặc khi nhiệt độ lên đến 80-90 độ. Andehyt là những chất tạo mùi trong thực phẩm nếu nó ở nồng độ thích hợp.
*Một vài vai trò của vitaminc (thiếu thì mọi người bổ xung nhé)
-Chức năng chống oxy hóa: vitaminc hoạt đọng như một chất chống o xy hóa trong môi trường nước cả môi trường nội bào lẫn ngoại bào trong cơ thể, đây là cơ chế bảo vệ đầu tiên của vitaminc. Trong khi đó vitaminE lại chỉ tan ở trong mỡ. Như vậy vitamin c sẽ phối hợp với vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa.
-chức năng tha gia vào chuyển hóa các chất
+protit
+gluxit
+lipid
+khoáng
+tạo súc đề kháng do kích thích thực bào tăng tính miễn dịch và hoạt động củ interferol, tăng tiết hóc môn tuyến ức và đảm bỏa tính toàn vẹn cảu chất nền
 làm tan màng polisaccharit của vi khuẩn, giúp tổng hợp kháng thể nhanh
 vitaminc còn giảm tuần hoàn histamin là một chất trung gian gây dị ứng (ai biết cơ chế gây dị ứng của nó giải thích hộ em ?)+vi taminc còn tham gia vào tỏn hợp các chất như tham gia và tổng hợp chất vận chuyển trung gian thần kinh noradrenalin, duy trì khả năng tỉnh táo tập trung
 
anh Lâm tuần này không thấy ăn mit gì nhé, chưa thấy anh dịch bài, và tham gia các luồng thảo luận.
? ?Anh có tìm hiểu được gì về quy trình sản xuất vitamin c không, em mới tìm được một it thôi nhưng chưa có thời gian đưa lên, chắc phải mai.
 
chao ban

em gủi nhưng tổng hợp của em và các ban trong lop về vitamin c anh Lam và mọi người xem trước nhé, sau dó chúng ta sẽ thao luạn sau, em nghĩ anh và em đều học về thực phẩm nên sẽ phải tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng của nó trong lĩnh vức này. Bản word em post lên khá đầy đủ về vi taminc cả về cấu tạo , tính chất và quy trình sản xuất nó cổ điển và bây giờ là hướng nghiên cưu mơi sử dụng vi tảo cho việc sản xuất vitamin c. anh và mọi người xem và cho ý kiến nhé.
 
Nếu mọi ngưới đã dọc bài tổng hợp củaem và các bạn trong lớp gủi lên thì có thể thấy dạng bền vững của vitaminc la ascorbic acid khi no chuyen sang dang dehydro ascorbic thì no trở nên dễ bị oxy hoa bởi nhiệt độ và các chất oxy hóa hơn do do theo em suy luan thì muấn bảo vệ được vi tamin c thi cần phải ngăn cản quá trình này xẩy ra đúng không ạ.
Còn nữa phản ứng này xẩy ra thì phân tử ascobic acid bị mất hai nguyên tử hydro ở vị trí thứ 2 và 3 để tạo hai gốc koto, và phản ứng nghịc xẩy ra trong môi trường acid có phải vì thế mà vita min c bền trong môi trường acid không mọi người?

mọi người tiếp tục tìm hiểu các cơ sở về sinh hóa của các chất giúp bảo vệ vitaminc đi nhé, em nghĩ năm được nó mình sẽ có thể áp dụng được linh hoạt các ứng dụng vitaminc hơn dặc biẹt trong bao quản thực phẩm
Mọi người tiếp tục tìm hiểut nhé không phải chỉ riêng vitamin c mà về vai trò các loại vitamin khác nũa, hiểu biết về vitamin sẽ làm ta sống khỏe hơn ma ?:p
 
Dương chú ý nhé, tiêm Vitamin C đã bị chống chỉ định cách đây ít nhất là 5 năm rồi, có người vừa rút kim ra là chết ngắc ngư rồi.
 
Trong các vitamin thì các vitamin nhóm tan trong chất béo (A,D,E,K) dùng nhiều có hại, các nhóm khác ít hại hơn do có khả năng đao thải qua nước tiểu, nhưng chí ít dùng nhiều cũng có hại về kinh phí:nhannho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top