BT Sinh vật và Môi trường

kira_8610

Senior Member
1. Cùng loại ĐV nhưng ở khu vực khí hậu nhiệt đới và ở khu vực khí hậu hàn đới thì SV đó có số thế hệ thay đổi ntn? giải thích.
2. ĐV biến nhiệt, đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Loài nào có giới hạn về nhiệt rộng hơn? Thích nghi cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường
3. Một SV sống trong MT chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ntn? hãy trình bày quy luật giới hạn sinh thái.
4. Sự thích nghi của SV với MT thể hiện ở những điểm nào? Nêu thí dụ minh học
5. Thực vật ở chân núi và đỉnh núi có j # về số lượng (số cá thể, số loài), về hình dạng. Giải thích vì sao có sự # đó? (tính độ cao từ chân núi đến đỉnh núi > 1500m)
 
trước khi trả lời những câu trên thì giúp tớ câu này trước nha:DV hằng nhiệt thì có ưu điểm gì hơn so vơi DV biến nhiệt ?:buonchuyen:
 
2. ĐV biến nhiệt, đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Loài nào có giới hạn về nhiệt rộng hơn? Thích nghi cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường
Động vật đẳng nhiệt sẽ có giới hạn về nhiệt rộng hơn và thích nghi cao hơn với sự thay dổi nhiệt độ môi trường. Đối với những loài biến nhiệt thì chúng thường chỉ sống và tồn tại được ở 1 giới hạn nhiệt độ thấp. Như ếch nhái đi ngủ đông chỉ là sự thich nghi, và lúc này có thể nói chúng không sống. Và các động vật biến nhiệt thường chống lại sự thay đổi môi trường bằng cách là ngủ đông, phơi năg. Và những lúc này hoạt động của chúng sẽ bị giảm đi rất nhiều hoặc ko hoạt động. CÒn đối với các loài đẳng nhiệt thị khác. cấu tạo cơ thể của chúng thích nghi hơn với môi trường, ví dụ; loìa chim. gấu bắc mỹ...có lông dày để chống rét....và dĩ nhiên nó sẽ thích nghi cao hơn

3. Một SV sống trong MT chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ntn? hãy trình bày quy luật giới hạn sinh thái
Một sinh vật sống cả con người đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh và con người. Giới hạn sinh thái tức là khả năng chịu đựng giới hạn đối với 1 yếu tố nào đó của cơ thể sinh vật. Vd: cá rô phi chịu được nhiệt độ từ 5,6 -42 độ C.

4. Sự thích nghi của SV với MT thể hiện ở những điểm nào? Nêu thí dụ minh học
Đó là phương thức sống, phương thức sinh sản....
VD: cá do sống bơi lội ở môi trường nước nên có vây.......
5. Thực vật ở chân núi và đỉnh núi có j # về số lượng (số cá thể, số loài), về hình dạng. Giải thích vì sao có sự # đó? (tính độ cao từ chân núi đến đỉnh núi > 1500m)
Đương nhiên ở chân núi thì số lượng loài sẽ nhiều hơn, còn số cá thê trong loài thì còn tùy xem loài ở chân núi là loài gì nữa. Có khi loài đó chỉ thích nghi sống ở đỉnh núi nhưng vẫn có 1 vài cá thể sống ở chân núi. Còn hình dạng thì có lẽ các loài lá kim sẽ phát triển nhiều hơn, vì như vậy sẽ tránh được sự thoát hơi nước rất nhiều, tráng bị đốt cháy bởi ánh sáng mặt trời.Nói chung là câu tạo phù hợp để giảm thiệu sự tác động của khí hậu

Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu, sách sinh học để biết rõ hơn.
 
Động vật đẳng nhiệt sẽ có giới hạn về nhiệt rộng hơn và thích nghi cao hơn với sự thay dổi nhiệt độ môi trường. Đối với những loài biến nhiệt thì chúng thường chỉ sống và tồn tại được ở 1 giới hạn nhiệt độ thấp. Như ếch nhái đi ngủ đông chỉ là sự thich nghi, và lúc này có thể nói chúng không sống. Và các động vật biến nhiệt thường chống lại sự thay đổi môi trường bằng cách là ngủ đông, phơi năg. Và những lúc này hoạt động của chúng sẽ bị giảm đi rất nhiều hoặc ko hoạt động. CÒn đối với các loài đẳng nhiệt thị khác. cấu tạo cơ thể của chúng thích nghi hơn với môi trường, ví dụ; loìa chim. gấu bắc mỹ...có lông dày để chống rét....và dĩ nhiên nó sẽ thích nghi cao hơn


Một sinh vật sống cả con người đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh và con người. Giới hạn sinh thái tức là khả năng chịu đựng giới hạn đối với 1 yếu tố nào đó của cơ thể sinh vật. Vd: cá rô phi chịu được nhiệt độ từ 5,6 -42 độ C.


Đó là phương thức sống, phương thức sinh sản....
VD: cá do sống bơi lội ở môi trường nước nên có vây.......

Đương nhiên ở chân núi thì số lượng loài sẽ nhiều hơn, còn số cá thê trong loài thì còn tùy xem loài ở chân núi là loài gì nữa. Có khi loài đó chỉ thích nghi sống ở đỉnh núi nhưng vẫn có 1 vài cá thể sống ở chân núi. Còn hình dạng thì có lẽ các loài lá kim sẽ phát triển nhiều hơn, vì như vậy sẽ tránh được sự thoát hơi nước rất nhiều, tráng bị đốt cháy bởi ánh sáng mặt trời.Nói chung là câu tạo phù hợp để giảm thiệu sự tác động của khí hậu

Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các tài liệu, sách sinh học để biết rõ hơn.
Có bài giải câu 1 không vậy cậu ?
 
Mọi người làm giúp mình mấy câu này với. :please:
Câu 1: Vật nuôi ở giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ?
A Phôi thai
B Sơ sinh
C Gần trưởng thành
D Trưởng thành

Câu 2:
Cây trồng ở giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ? A Nảy mầm
B Cây non
C Sắp ra hoa
D Nở hoa

Câu 3:
Với cây lúa ánh sáng có vai trò quan trọng nhất vào thời điểm nào ?
A Hạt nảy mầm
B Mạ non
C Gần trổ bông
D Hình thành hạt

Câu 4:
Câu nào là đúng?
A Cường độ chiếu sáng tăng, lá phía trong quang hợp mạnh hơn lá phía ngoài
B Cường độ chiếu sáng tăng, lá phía ngoài quang hợp mạnh hơn lá trong
C Cường độ chiếu sáng yếu, lá trong quang hợp mạnh hơn lá ngoài
[FONT=&quot]D Cường độ chiếu sáng yếu, lá ngoài quang hợp mạnh hơn lá trong [/FONT]
 
Câu 29: Trong một hồ nước bị nhiễm độc thuốc trừ sâu do một số người dân rửa bình phun xuống đó. Chuỗi thức ăn nào sau đây có hại nhất đối với sức khỏe của con người ?
A. Tảo đơn bào -> động vật phù du -> cá -> người.
B. Tảo đơn bào -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> chim -> người.
C. Tảo đơn bào -> cá -> người.
D. Tảo đơn bào -> thân mềm -> cá -> người
đáp án là B có ai giải thích dc ko???
 
Theo mình nghĩ thì ỡ chuỗi thức ăn càng dài lượng độc tố tích tụ qua các bậc dinh dưỡng càng lớn nên chuỗi thức ăn càng dài càng gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật đứng cuối nên câu B là phù hợp nhất. Không biết có đúng không nữa nhưng theo mình nghĩ là như vậy:mrgreen::mrgreen::mrgreen:
 
Giúp mình câu này với, làm mãi không ra đáp án:
Quần thể nấm men cứ 1h sẽ tăng 1/2 thì từ 10 tế bào nấm men sau 6h sẽ sinh ra số tế bào là?
 
Số tế bào ban đầu là A thì sau 1 h số tế bào là 3/2*A
Sau n h thì số thế bào là (3/2)^n*A.
Thay số vào => kết quả ~ 114 tế bào.
Hix, Sao số xấu thế??
 
Nếu là (3/2)^n thì đâu có đúng nhỉ. Đây là cấp số cộng công sai 1/2 mà. Không áp dụng cấp số cộng mà cho nó tăng 1 nửa từ từ qua 6h cũng ra, nhưng chả thấy đáp án. Không biết có nhầm gì không?
 
Làm như bạn Bumbaheo là đúng mà, cứ sau 1h thì số TB trong quần thể lại tăng thêm 1.5 lần, sau 6h sẽ tăng 1.5^6 lần mà:)
 
Sao lại thế nhỉ, mình làm từ từ nhé:
+ Ban đầu có 10 tế bào:
-Sau 1h sẽ có 10+5=15
-Sau 2h sẽ có 15+ 7,5=22,5
-Sau 3h sẽ có 22,5+ 11,25=33,75 ......
+ Làm như thế có đúng không?
 
Sao lại thế nhỉ, mình làm từ từ nhé:
+ Ban đầu có 10 tế bào:
-Sau 1h sẽ có 10+5=15
-Sau 2h sẽ có 15+ 7,5=22,5
-Sau 3h sẽ có 22,5+ 11,25=33,75 ......
+ Làm như thế có đúng không?
Làm thế cũng đúng. Cả hai cách đều cho 1 kết quả. Nhưng khi số thế hệ tăng thì làm mất thời gian hơn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top