Bóng đè

Whiskey

Junior Member
Từ nhỏ tới giờ mình rất hay bị bóng đè mỗi khi ngủ, nhất là chạng vạng. Điều đó làm mình rất khổ sở, rất hiếm khj mình mới có một giấc ngủ yên ổn không mộng mị. Càng về sau thì giấc mơ ngày càng quái (mình ko biết phải nói từ này thế nào?) và càng ngày ảnh hưởng của nó tới cuộc sống ngày càng nghiêm trọng. Nửa đêm giật mình tỉnh giấc mồ hôi nhễ nhại đôi lúc toàn thân tê cứng. Nói mọi người đừng cười chứ tới 18 tuổi mình vẫn phải ngủ với mẹ vì mẹ sợ có chuyện gì, nửa đêm mẹ mình phải thức xoa bóp tay chân cho mình khỏi phải bị tê.
Mình muốn hỏi là có ai biết cụ thể về hiện tượng bóng đè, tài liệu, những biện pháp thì giúp đỡ mình với.
(y)(y)(y)
 
Từ nhỏ tới giờ mình rất hay bị bóng đè mỗi khi ngủ, nhất là chạng vạng. Điều đó làm mình rất khổ sở, rất hiếm khj mình mới có một giấc ngủ yên ổn không mộng mị. Càng về sau thì giấc mơ ngày càng quái (mình ko biết phải nói từ này thế nào?) và càng ngày ảnh hưởng của nó tới cuộc sống ngày càng nghiêm trọng. Nửa đêm giật mình tỉnh giấc mồ hôi nhễ nhại đôi lúc toàn thân tê cứng. Nói mọi người đừng cười chứ tới 18 tuổi mình vẫn phải ngủ với mẹ vì mẹ sợ có chuyện gì, nửa đêm mẹ mình phải thức xoa bóp tay chân cho mình khỏi phải bị tê.
Mình muốn hỏi là có ai biết cụ thể về hiện tượng bóng đè, tài liệu, những biện pháp thì giúp đỡ mình với.
(y)(y)(y)
Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu., người nằm cạnh có thể nghe những tiếng ú ớ không rõ, có người phát ra âm thanh như tiếng rên. Nếu bạn được ghi điện não lúc này thì thấy điện não giống như lúc thức (mặc dù bạn đang ngủ). Bạn biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người vẫn còn tỉnh một nửa. Trong giai đoạn “chập chờn” dễ sinh ra những giấc mơ, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.
Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khỏe nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần. Bóng cũng sẽ "đè” những bạn bị suy nhược cơ thể vì một bệnh nào đó, kể cả việc nhiễm “vườn bách thú ký sinh trùng trong ruột”.
Để đề phòng bóng đè, bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: nằm nghiêng bên phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.
Bóng đè là một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là “bảo vệ cơ thể trước những giấc mơ”. Cụ thể là khi ta ngủ cơ thể đã phát lệnh “khóa” một số cử động nên khi bạn nằm mơ chỉ thấy tay chân quờ quạng, không đến mức “động thủ”. Bằng không thì bạn thấy thằng cha nào đó muốn cho một quả đấm, chẳng may đấm phải… má mình thì thôi rồi. Vì thế khi bị hiện tượng như bạn mô tả, lúc thức dậy bạn vẫn còn thấy “tay chân cứng ngắc”, não chưa kịp “mở khóa” giúp trung khu vận động họat động trở lại là vậy.
Bạn nên tập một môn thể thao nào đó và nếu có stress cần giải tỏa stress ngay. Còn nếu cơ thể bạn rất yếu càng nên “nâng cấp” sẽ tránh được “bóng đè”.
BS LÊ THÚY TƯƠI
 
Bóng đè thực ra là một hiện tượng mộng mị. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa. Dòng điện não ghi được trong giấc mơ này cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức. Thế nhưng con ngươi của mắt tít lại như đang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế.

Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.

Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần.

Để đề phòng bóng đè, bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: Nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.

Đôi khi bóng đè là do mệt mỏi strees.... Khi bạn nằm chuẩn bị ngủ. Do mệt mỏi dây thần kinh của một số cơ quan trên cơ thể có thể nói là "ngủ" có nghĩa là sự kết nối với dây thân kinh trung ương ko còn hoạt động nũa.

Hướng điều trị chủ yếu nên thay đổi lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,…. đi dã ngoại, pic-nic,… Có thể đi bộ buổi tối, trước khi đi ngủ tắm nước ấm,… giúp cho giấc ngủ sâu.

Khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh (còn gọi là nhịp xoang nhanh), thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mạn tímh.

Trong sinh hoạt hàng ngày thường gặp nhịp tim nhanh sau khi hút thuốc lá nhiều, rượu,cà phê hoặc bị hốt hoảng, giật mình làm nhịp tim nhanh, cũng có người chỉ than phiền ở mức độ hồi hộp.

Nếu nhịp tim nhanh do sinh lý như có một sự việc đột ngột, bất ngờ, giật mìnhhay hoảng hốt, hồi hộp gây phản xạ làm nhịp tim nhanh thì không cần phải điều trị, chỉ là tăng nhịp tim sinh lý bình thường, khi ấy hãy hít thở chậm và sâu vài phút nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Những trường hợp do hút thuốc lá nhiều, uống cà phê, rượu... thì nên ngưng dùng những chất kích thích thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên để xác định bạn có phải rối loạn nhịp tim hay không và xác định nguyên nhân, cần phải làm điện tâm đồ, trong một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể tiến hành các phương pháp phức tạp hơn như theo dõi trên máy Monitoring hay phương pháp Holter. Vì vậy bạn cần được khám bác sĩ chuyên khoa về tim mạch.

Chúc bạn sức khoẻ!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
 
Việc con trai 18t mà còn ngủ với mẹ là chuyện thường ngày bạn ha. Không có gì fai lo ngại & xấu hổ đâu:rose:. Vì để giúp bảo vệ cho chính bạn, kéo bạn ra khỏi giấc mộng mị & tránh co cứng ng, thì mẹ bạn đã ngủ cùng, xoa bóp cho bạn lúc bạn bắt đầu cơn này. Nếu hiện tượng còn tiếp tục, bạn nên đi khám ở các BV tâm thần, khoa chữa về giấc ngủ - rối loạn giấc ngủ & có thể bs sẽ cho bạn đi kèm với việc chữa khoa tâm lý ha! Yên tâm nhe!
 
Trước đây mình cũng hay bị lắm !!! mình hoàn toàn tỉnh táo ... Trước khi bị bóng đè mình còn nghe như có gì đó ù vào tay rồi mới bị nữa ... Mình không la mà chỉ lên gân một lúc mới hết !!!. Thậm chí vừa hết song lại bị tiếp nữa đó ... Nếu mình nằm chung với em mình và ôm cánh tay nó thì sẽ không bị sao cả kì vậy đó :botay:
 
Hiện tượng này như tôi đã nêu trên thì do 1 phần là đầu óc quá căng thẳng, lo lắng hay sức ép và giấc ngủ bị rối loạn. Cũng có khi, nó là dấu hiệu của bệnh tim mạch nhưng thường là trường hợp hiếm gặp.:akay:

Các bạn thường lâm vào giai đoạn bất lực, muốn la hét, kêu cứu mà không thể vận động mình được, khi đó, chính là lúc thần kinh đang bị kích thích mạnh mẽ nhất.:sad: Ngoài ra, còn đi kèm khó thở, căng cứng, ức chế mọi cử động khiến bạn lo lắng, tuy thế, hãy yên tâm đi vì hiện tượng này chỉ nhất thời & sẽ hết ngay sau đó, không gây nguy hiểm gì đến tính mạng của bạn.
Nếu cảm thấy bị Bóng đè quá lâu dài, khiến bạn mất tập trung tr công việc, mệt mỏi, uể oải chuyển sang chán ăn... thì bạn nên đến gặp BS chuyên khoa thần kinh - tâm lý để được điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp khác giúp bạn thấy thoải mái đầu óc, thư giãn hơn.:chuan: Ở nhà, bạn cũng nên tự cho mình các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có thể là Yoga, các lớp tập thiền hoặc tập có nhạc... Lập cho mình chế độ ăn hợp lý, uống nhiều nước & ăn nhiều rau quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể. Thường xuyên tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, tăng sức chịu đựng thích nghi cho cơ thể.
Trc khi đi ngủ hay nằm nghỉ, bạn cần nới rộng quần áo, buồng nằm thoáng khí:rose:, toàn thân càng thả lỏng sẽ càng ổn định. Đặt đầu nằm bằng gối mềm, không để cột sống cong vẹo sang nhiều phía & tránh để tay lên ngực - điều này sẽ "giúp" bạn có những cơn bóng đè nặng nề, giấc mộng khủng khiếp hơn nữa. Bạn có thể xin y lệnh bs dùng kèm thuốc an thần để có đc giấc ngủ sâu ngon hơn!
Chúc các bạn khỏe mạnh & học tập tốt!:cuchuoi:






 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top