Bioinformatics - Một chuyên ngành không mấy hấp dẫn SV ở VN

nhoc_nam_1

Senior Member
Bioinformatics - Một chuyên ngành không mấy hấp d?

Thật ra , khi nhoc_nam_1 mới vào ĐH , các thầy cô đều ra sức "quảng cáo" cho chuyên ngành mới này . Trong các sách vở , người ta cũng "ca tụng" bioinformatics như "sự kết hợp vĩ đại giữa CNTT và CNSH" . Nhưng thực tế ở VN thì thế nào ?

Theo mình biết , ở ngành CNSH trường ĐH KHTN ( TP HCM ) , số lượng SV chọn chuyên ngành bioinformatics chỉ đếm trên đầu ngón tay . Chương trình học của chuyên ngành này cũng rất sơ sài , chỉ có 3 môn liên quan đến informatics là :
_ Lập trình trong sinh học
_ Cơ sở dữ liệu trong sinh học
_ Genomics và Proteomics

Kết quả học tập của các anh chị năm trước theo học chuyên ngành này cũng không khả quan mấy ( xem kết quả tại website của trường ) ( 1 VD : 1 SV theo học chuyên ngành này có kết quả các môn trên theo thứ tự là 6.0 - 5.5 -5.0 ) . Như vậy , học xong chuyên ngành này thì SV chỉ được cái nửa nạc nửa mỡ ( vừa biết chút ít về Bio vừa biết chút ít về Info ) . Với kiến thức về Info ít ỏi như thế , SV chỉ có thể truy xuất , truy vấn các CSDL về bộ gien ( ngân hàng gien ) của NN nhưng lại không có khả năng xây dựng , quản lí các CSDL khổng lồ như vậy.

Khi ra trường , liệu bạn có kiếm được việc làm liên quan đến chuyên ngành bạn đã chọn ? ( trừ khi bạn ở lại trường làm giảng viên )

Nhoc_nam_1 nói ra những điều này không có ý phủ nhận vai trò của bioinformatics , làm nản chí các bạn thật sự muốn theo đuổi chuyên ngành này mà chỉ muốn nêu lên thực trạng của việc dạy và học chuyên ngành này ở VN . Rất mong được nhận ý kiến trao đổi của các anh chị có kinh nghiệm .
 
Đúng là tin sinh ở Việt Nam hiện không mấy phát triển.Tui đang học ở ĐHKHTN-HN nhưng cả khóa tôi không có ai theo tin-sinh cả.Nhưng tôi rất quan tâm đến vấn đề này.Nếu để ý chúng ta sẽ thấy vai trò của toán học trong sinh học là rất quan trọng và ngày nay với sự phát triển của CNTT thì lợi ích của việc ứng dụng của tin học vào sinh học ngày càng lớn.Những công bố SH trong vài năm vùa qua đều phải có sự giúp đỡ rất nhiều của tin học.Nhưng quả thật là nguồn lực của chúng ta về môn học mới mẻ này còn quá yếu.Theo tôi bioinformatics không chỉ dành cho các SV khoa sinh mà còn dành cho cả các SV CNTT nữa
 
Theo tôi việc theo học BI từ thời SV ở VN hiện nay là không thích hợp do

1. Đội ngũ giảng dạy, chưa chắc những thầy giáo giảng dạy môn này đã được đào tạo một cách chính quy, bài bản.

2. Thông thường để có thể đi theo BI một cách chuyên sâu thì trước hết phải được đào tạo chính quy về Biology hoặc Informatics trước đã. Sau đó mới học cái phần còn lại để kết hợp thành BI. Nếu học cả hai ngay từ thời SV thì dễ bị nửa nạc nửa mỡ như nhoc_nam_1 nói.

3. Một vấn đề nữa là nếu muốn đi sâu vào bất cứ lĩnh vực gì có sự tham gia của Informatics thì cần phải có khả năng cặm cụi bên cái máy tính trước đã. Cứ xem các đại ca học chuyên mỗi về Informatics mà đã dành hầu như toàn bộ thời gian bên cái Computer rồi.

Thế nên theo tôi thấy thì trong HCM những người được đào tạo về CNTT nghiên cứu phát triển BI lại khá hơn là dân Biology chúng mình.
 
Bạn là SV SH/CNSH ? Bạn quan tâm đến BI ? Nhưng bạn lại biết rằng hiện tại , BI rất kém phát triển ở VN , vậy bạn sẽ chọn hướng đi nào ?

1. Đối với những bạn chỉ xem BI là một công cụ :
Học 1 chuyên ngành khác nhưng học dự thính các môn chuyên ngành của BI ở trường ĐH để có thêm kiến thức . Đây là hướng đi phù hợp nhất đối với đa số các bạn SV .

2. Bạn thật sự muốn theo đuổi BI :
Cố gắng học giỏi ở năm nhất để có thể học thêm ngành Informatics cùng lúc với ngành SH/CNSH ở trường ĐH . Như vậy , bạn có thể kết hợp cả 2 ngành này với nhau . Sau khi tốt nghiệp , bạn vừa có thể làm về SH/CNSH vừa có thể làm về CNTT tùy thích . Hướng này khó thực hiện vì bạn phải vượt qua năm 1 với điểm trung bình tích lũy >=8.0 và không bị rớt môn nào . Ngòai ra , bạn phải được nhà trường cho phép học thêm 1 ngành khác .
Hoặc học xong SH/CNSH . Sau đó , lấy bằng 2 về CNTT .
Còn 1 cách khác là : bạn theo học các khóa CNTT ở các trung tâm để nắm kiến thức về lập trình , thuật tóan và cơ sở dữ liệu để có thể học tốt BI .
Về việc làm sau tốt nghiệp , tốt nhất bạn nên cố gắng học giỏi để được trường giữ lại làm giảng viên . Như vậy , bạn mới có nhiều cơ hội theo đuổi chuyên ngành bạn đã chọn . Theo mình biết , các anh chị học BI đều được giữ lại ở trường ĐH Quốc gia Tp.HCM .
Nếu bạn muốn học lấy MA hoặc PhD , tốt nhất là tìm HB đi du học , Ở VN mình , không có trường ĐH nào đào tạo được MA hoặc PhD về BI đâu .

Nhoc_nam_1 rất đắn đo khi chọn chuyên ngành ( BI nghe thì thích thật nhưng sự thật thì … ) . Có lẽ theo hướng 1 là phù hợp nhất .
Xin các bác đóng góp thêm ý kiến .
 
nhoc_nam_1, bạn nghĩ thế là sai rồi.
BI là một ngành phát triển nhanh và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
Hiện theo mình biết thì ở ĐH KHTN tp. HCM thì ở đây chỉ là 1 nhóm nhỏ trong khoa Sinh học, nằm trong bộ môn Công nghệ sinh học. Nhóm này đang phát triển, hiện nhiều giảng viên đang theo học ở Đức về ngành này.
 
Bioinformatics hãy chỉ rõ chỗ sai của mình . Mình không hiểu rõ ý bạn lắm . Rõ ràng , mình không phủ nhận BI phát triển nhanh và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu , nhưng đó là trên thế giới , còn ở VN thì sao ?
Nếu bạn đã hoặc đang theo đuổi ngành này thì bạn có thể kể về kinh nghiệm học tập hoặc làm việc của bạn được không ? Mình cần biết rõ hướng phát triển / cơ hội học lên cao / cơ hội làm việc của chuyên ngành này ở VN .
Chuyện có những giảng viên học ở Đức là sao vậy ? Đó là HB NN cấp phải không ?
 
Trả lời tiếp

ở ngành CNSH trường ĐH KHTN ( TP HCM ) , số lượng SV chọn chuyên ngành bioinformatics chỉ đếm trên đầu ngón tay . Chương trình học của chuyên ngành này cũng rất sơ sài , chỉ có 3 môn liên quan đến informatics là :
_ Lập trình trong sinh học
_ Cơ sở dữ liệu trong sinh học
_ Genomics và Proteomics

Sai ở chổ - BI chỉ là 1 hướng nghiên cứu nhỏ của Bộ môn CNSH -Khoa Sinh Học của Trường ĐH KHTN. BI cần kiến thức tổng quát chứ kg chỉ ba môn học đó. Các bạn ở hướng này học đầy đủ các môn như 1 sinh viên CNSH. chỉ khi nào vào BI mới tham gia vào nghiên cứu. và vì nó chưa là 1 chuyên ngành thật sự nên rất ít SV theo học.
Ờ VN, Ngành này đang được Đức hổ trợ đào tạo và nghiên cứu cả Hà Nội và Tp.HCM.

Còn việc làm sau khi ra Trường của ngành này hả? Bạn khỏi lo, nếu bạn học khá giỏi, có vốn ngọai ngử thì Bạn có thể làm bất cứ việc gì liên quan đến chuyên môn của bạn. Kiến thức của bạn học ở trường ĐH chỉ là cái nền để bạn xây cái nhà của mình, kiến thức đó dạy cho bạn cách lập luận logic, các suy nghĩ, cách đặt cấn đề và giải quyết vấn đề. khi có nó + sự năng động của bạn thì bạn có thể kiếm 1 việc làm như ý

Còn về việc đào tạo MSc., PhD về ngành này thì bạn phải đi học nước ngòai. CƠ hội đi học bây giờ rất nhiều, bạn chỉ cần đủ điều kiện:
- Học lực khá giỏi,
- Toefl từ 550 trở lên
Bạn có thể vào web và tìm sẽ thấy rất nhiều học bổng cho ngành này.

Sorry, mình kg học về BI nên kg có kinh nghiệm về nó nhưng mình làm 1 ngành hàng xóm của BI đó là CI.
 
Bioinformatics said:
nhoc_nam_1, bạn nghĩ thế là sai rồi.
BI là một ngành phát triển nhanh và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
Hiện theo mình biết thì ở ĐH KHTN tp. HCM thì ở đây chỉ là 1 nhóm nhỏ trong khoa Sinh học, nằm trong bộ môn Công nghệ sinh học. Nhóm này đang phát triển, hiện nhiều giảng viên đang theo học ở Đức về ngành này.
Đúng vậy, Bioinformatics là ngành khoa học mới, và tôi cũng tin rằng nó sẽ là một hướng phát triển nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, để theo đuổi được nó, tôi tin bạn cần một nền tảng về toán tin và dĩ nhiên là cả về Sinh học nữa.
Bioinformatics - ko phải là dùng tin học như một công cụ để nghiên cứu sinh học đâu, mà bạn nên nghĩ rằng sinh học chỉ là một lĩnh vực để Tin học nghiên cứu...:)
CHúc các bạn sớm có sự chọn lựa đúng đắn về ngành học mà bạn sẽ theo sau này...
:)
 
Một vài ý kiến về Bioinformatics

ruanhocon said:
Bioinformatics said:
nhoc_nam_1, bạn nghĩ thế là sai rồi.
BI là một ngành phát triển nhanh và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
Hiện theo mình biết thì ở ĐH KHTN tp. HCM thì ở đây chỉ là 1 nhóm nhỏ trong khoa Sinh học, nằm trong bộ môn Công nghệ sinh học. Nhóm này đang phát triển, hiện nhiều giảng viên đang theo học ở Đức về ngành này.
Đúng vậy, Bioinformatics là ngành khoa học mới, và tôi cũng tin rằng nó sẽ là một hướng phát triển nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, để theo đuổi được nó, tôi tin bạn cần một nền tảng về toán tin và dĩ nhiên là cả về Sinh học nữa.
Bioinformatics - ko phải là dùng tin học như một công cụ để nghiên cứu sinh học đâu, mà bạn nên nghĩ rằng sinh học chỉ là một lĩnh vực để Tin học nghiên cứu...:)
CHúc các bạn sớm có sự chọn lựa đúng đắn về ngành học mà bạn sẽ theo sau này...
:)

theo tôi, ruanhocon đưa ra nhận xét dường như chưa được đầy đủ lắm bởi vì hiện nay Bioinformatics đang phát triển theo hai hướng chính đó là xây dựng những ngân hàng dữ liệu và mô phỏng cấu trúc cũng như quá trình tương tác của các protêin, các hợp chất tổng hợp nhân tạo..... Đối với việc xây dựng database về một đối tượng sinh học cụ thể nào đó, chúng ta không nhưng cần có kiến thức về sinh học mà phải biết thêm về các thuật toán, các phương pháp xử lý dữ liệu trong toán tin . Đối với việc mô phỏng cấu trúc thì việc hiểu được quá trình tương tác lý - hóa của các phân tử sinh học là rất quan trọng. Chúng ta phải nắm vững những kiến thức về nhiệt động học, về hóa học lượng tử cũng như một số lĩnh vực khác thì mới có thể giải quyết được các bài toán về mô phỏng. Trong hướng nghiên cứu này chủ yếu vẫn là ứng dụng các phần mềm sinh học để mô phỏng cấu trúc của prôtêin. Nói tóm lại, chúng ta nên hiểu rằng bioinformatics là một chuyên ngành trong đó chúng ta ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề về sinh học chứ sinh học không phải là đối tượng nghiên cứu của Tin học.

Như các bạn đã đề cập đến ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho Bioinformatics chưa thực sự được chú ý phát triển ở VN. Nhưng theo ý kiến của tôi thì một phần lớn có lẽ là do các nhà quản lý chưa có một định hướng phát triển rõ ràng cho lĩnh vực này và chúng ta vẫn còn thiếu kinh phí thực hiện. Để đầu tư cho một phòng thí nghiệm về Bioinformatics thì kinh phí ban đầu cũng khá lớn, ngoài ra thì các phần mềm dùng cho nghiên cứu cũng khá là đắt. Đối với một cá nhân hay một nhóm nghiên cứu thì điều này nằm ngoài tầm khả năng của họ. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, Bioinformatics sẽ thực sự trở thành một chuyên ngành đào tạo trong các trường đại học.
 
Em thấy các bác tiền hô hậu ủng cho cái bioinformatics này môt cách quá mưc hay sao ấý. Theo em, bioinformatics chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ cho cac nghiên cứu của các nhà sinh học. nó cũng giống như việc ứng dụng tin học trong các ngành khác (tin học ứng dụng trong kinh tế, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, giao thông, etc.) đúng không hở các bác.
bioinformatics chăng qua cũng chủ yếu bao gồm các phần mềm hay các cơ sở dữ liêu sinh học thôi đúng không. nếu vậy thì các nhà sinh học trên thế giới cũng sẽ dụng nó hàng ngày giống như chúng ta vẫn dùng google để tìm thông tin dùng trình duyệt web để vào internet, dùng winnamp để nghe nhac etc... Ý của em là nó sẽ là công cụ và là công cụ đắc lực cho các nhà sinh học.

mong các bác chỉ giáo
 
bạn có nghe Pizza chưa?

bạn từng ăn pizza của mấy cửa tiệm ViệtNam là chưa?

bạn từng nếm pizza chính gốc do Ý làm chưa.

nghe pizza là 1 chuyện, ăn "pizza" do Vn làm là 1 chuyện, ăn đúng pizza do Ý làm lại là chuyện khác.

Đó, nghe bạn nói cứ như bạn chỉ mới nghe nói đến pizza đã lên tiếng: pizzaa cũng giống mọi món ăn khác trên đời mà con người đều có thể ăn.

Ít nhất hãy 1 lần nếm pizza,dù là Pizza made in Vn cũng được, để biết coi nó là cái gì, khi đó điều kiện ăn pizza thật của Ý làm sẽ biết.
 
To anh Lonxon:
tai sao anh lại đem so sanh ăn Pizza ở đây nhỉ??? mấy cái loài Pizza em đã hân hạnh được thử qua em không thich nó lắm (hỏi nhỏ anh nhé: anh đã nếm qua Pizza chua ma cũng muốn bàn luận về Pizza?)

em mới đoc qua bioinformatics thì nó cũng chỉ là CONG CU giup nhà khoa sinh học thuận tiên và dễ dàng trong nghiên cứu thôi. ha ha.
nếu anh có bản lĩnh về biôinformatics, anh cứ việc phản bác ý kiến của em.
em tự nhân là kẻ hậu bối (đang học chuyên sinh thôi) nhưng cũng liều mạng nghêng chiến với anh đây (nghe khẩu khí của anh trong forum này thì it nhất hiên nay anh cũng là nghiên cứu viên hoặc thậm chí là giáo viên về sinh học cũng nên). Nhưng em cóc sợ he he. Các cụ nhà ta bảo không liều không nổi danh anh nhỉ he he
hy vọng được lãnh giáo vài chiêu của anh.

Em xin nói trước là tranh cãi dựa trên lý lẽ và hiểu biết về bioinformatics chứa không được lạm dụng các kiến thức khác (đặc biệt là kiến thức chợ búa he he)
 
ý tôi nói:

nghe về bioinformatics là một chuyện, nghe/thấy/trực tiếp làm bioinformatics ở Vn là một chuyện và nghe/thấy/trực tiếp làm bioinformatics ở những trung tâm trường ĐH ÂuMỹ lại là chuyện khác.

Tôi mong rằng có 1 dịp nào đó được bạn mời đi ăn pizza.

Ở SHVN này có 1chuyên gia về Bioinformatics, người đã mạnh dạn đưa ra 1 định nghĩa về Bioinformatics made in VietNam đấy. Bạn chịu khó 1 chút đọc hết các topic trong SHVn chắc chắn sẽ thấy vị cao danh này.

Tôi thật sự ái ngại thưa rằng tôi vẫn còn là SV mà ngành tôi học chỉ có xài mấy cái công cụ vớ vẩn do BI chế tạo, chứ tuyệt nhiên kô phải là dân BI đúng nghĩa. Nên chắc chắn chẳng đủ kiến thức mà nhận lời thách đấu với bạn, lại càng kô có kiến thức chợ búa để đem ra xài.

Chúc bạn sớm tìm được niềm vui nơi BI và cả pizza.
 
To anh Soledad
Phòng thí nghiệm về bioinformatics cần những gì hả anh, theo em nó chỉ đơn thuần là một phòng máy tính với các máy tính kết nối với internet. Còn cac phần mềm thì rất nhiều trên internet và hầu hết là phần mềm miễn phí các anh có thể download về dùng. Còn cơ sở dữ liêu thì có sẵn ở NCBI rồi. Hiện nay chúng ta thiếu là thiều đề tài, thiếu ý đầu tư vào nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng công cụ Bioinformatics thôi ạ.
 
Bạn thân mến, chúc mừng bạn, tuy mới chập chững vào năm đầu của ngành Sinh học nhưng bạn có đầu óc lãnh đạo rồi đấy. Cái này cỡ tầm phó trưởng khoa trở lên à nghen. Tui có quen 1 anh đang làm Tiến sỹ về Hóa Máy tính tức dùng công cụ máy tính để tính tóan triển khai, mô phỏng các công thức thí nghiệm hóa học thay vì phải làm thực nghiệm. Anh ấy kể, ngày anh chuẩn bị làm thạc sỹ về cái ngành Hóa Máy tính này,một anh TS khác đi học ở Nhật về hẳn hỏi khuyên anh ấy là đừng có làm vì "mấy cái trò này ở Nhật,bọn con nít học sinh phổ thông làm hết cả rồi". Khi anh xong Thạc sỹ về cái này, lập phòng TN Hóa-Tin học,với dự trù kinh phí không rẻ chút nào thì nhiều vị lãnh đạo của khoa và trường nói y chang như bạn vậy đó, mạng phép sử dụng câu của bạn và chỉnh chút xíu

"Phòng thí nghiệm về hóa tin chỉ một phòng máy tính với các máy tính kết nối với internet. Còn các phần mềm thì rất nhiều trên internet và hầu hết là phần mềm miễn phí bán ở ngòai của hàng có 10 ngàn một dĩa. Còn cơ sở dữ liêu thì có sẵn ở NET rồi. Hiện nay chúng ta thiếu là thiều đề tài, thiếu ý đầu tư vào nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng công cụ informatics thôi".

Nghe bạn phát biểu sao tui nhớ anh bạn tui quá.
 
To anh Lonxon:
vay la em hiểu nhầm ý của anh, cho em xin lỗi nghe. Ý em nói Bioinformatics chỉ là công cụ, là vì, các nhà sinh học đặc biệt là những người làm về sinh học phân tử trên thế giơi, họ sử dụng các công cụ bioinformatics thường xuyên và thâm chí có những công cụ họ sử dụng hàng ngày như BLAST chẳng hạn (gần giống như anh em mình dùng google vậy). Nhưng việc dùng các công cụ Bioinformatics không thay thế được các thí nghiêm của họ. Kết quả của việc sử dụng bioinformatics "thường" là kết quả có tính chất phỏng đoán. Từ kết quả này các nhà sinh học sẽ tiến hành các thí nghiêm và dùng kết quả thí nghiêm để phân tích, so sánh và từ đó mới đưa ra các kết luận.

Mặc dù bioinformatics "thường" không thể thay thế được những công việc trong phòng thí nghiêm song cũng phải thừa nhận rằng bioinformatics là một công cụ tuyệt vời trong tay các nhà sinh học chúng ta.


Anh Lonxon ở tỉnh/thành nào của VN vậy. Hy vọng sẽ có ngày tương kiến hi hi.
 
lonxon said:
Bạn thân mến, chúc mừng bạn, tuy mới chập chững vào năm đầu của ngành Sinh học nhưng bạn có đầu óc lãnh đạo rồi đấy. Cái này cỡ tầm phó trưởng khoa trở lên à nghen. Tui có quen 1 anh đang làm Tiến sỹ về Hóa Máy tính tức dùng công cụ máy tính để tính tóan triển khai, mô phỏng các công thức thí nghiệm hóa học thay vì phải làm thực nghiệm. Anh ấy kể, ngày anh chuẩn bị làm thạc sỹ về cái ngành Hóa Máy tính này,một anh TS khác đi học ở Nhật về hẳn hỏi khuyên anh ấy là đừng có làm vì "mấy cái trò này ở Nhật,bọn con nít học sinh phổ thông làm hết cả rồi". Khi anh xong Thạc sỹ về cái này, lập phòng TN Hóa-Tin học,với dự trù kinh phí không rẻ chút nào thì nhiều vị lãnh đạo của khoa và trường nói y chang như bạn vậy đó, mạng phép sử dụng câu của bạn và chỉnh chút xíu

"Phòng thí nghiệm về hóa tin chỉ một phòng máy tính với các máy tính kết nối với internet. Còn các phần mềm thì rất nhiều trên internet và hầu hết là phần mềm miễn phí bán ở ngòai của hàng có 10 ngàn một dĩa. Còn cơ sở dữ liêu thì có sẵn ở NET rồi. Hiện nay chúng ta thiếu là thiều đề tài, thiếu ý đầu tư vào nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng công cụ informatics thôi".

Nghe bạn phát biểu sao tui nhớ anh bạn tui quá.



Bác lại trọc quê em rồi, em vào đây để thảo luận không ngoài mục đích nâng cao kiến thức, học hỏi từ các anh chị đi trước, từ bạn bè v.v...
Đã nói là học thì tất nhiên là có chỗ không biết để học hỏi rồi đúng không ạ.
Hy vọng được bác lonxon và các anh, chị chỉ giáo.
 
Tôi đùa với bạn cho vui ấy mà, sẵn tiện có chị moony đang sẵn lòng nghĩa hiệp, bạn thử nhờ chị ấy dò tìm mấy bài review về bioinformatics để bạn đọc, sẽ có nhiều cái thú vị,vừa để chứng tỏ những lời chị moony mong muốn giúp đỡ mọi người là SỰ THẬT, đồng thời tạo mối thâm giao chổ chị em bạn gái

bạn vào trang web NCBI

đánh keyword là bioinformatics review

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/gquery/gquery.fcgi?term=bioinformatics+review

rồi lựa bài, copy tựa đề rồi nhờ chị ấy lấy giúp

Hoặc hỏi chỗ chị ấy có ebook nào về Bioinformatics không thì load xuống rồi gửi cho bạn đọc.

Tôi nói chuyện hòan tòan nghiêm túc đấy


ví dụ như mấy bài này

Cherkasov AR. Related Articles, Links
Review on "Bioinformatics, Biocomputing and Perl" by Michael Moorhouse and Paul Barry.
Biomed Eng Online. 2004 Oct 12;3(1):33 [Epub ahead of print]
PMID: 15479476 [PubMed - as supplied by publisher]

Gilbert D. Related Articles, Links
Bioinformatics software resources.
Brief Bioinform. 2004 Sep;5(3):300-4.
PMID: 15383216 [PubMed - in process]

Ishii N, Robert M, Nakayama Y, Kanai A, Tomita M. Related Articles, Links
Toward large-scale modeling of the microbial cell for computer simulation.
J Biotechnol. 2004 Sep 30;113(1-3):281-94.
PMID: 15380661 [PubMed - in process

Lacroix Z, Raschid L, Eckman BA. Related Articles, Links
Techniques for optimization of queries on integrated biological resources.
J Bioinform Comput Biol. 2004 Jun;2(2):375-411. Review.
PMID: 15297988 [PubMed - indexed for MEDLINE]


Liu H, Wong L. Related Articles, Links
Data mining tools for biological sequences.
J Bioinform Comput Biol. 2003 Apr;1(1):139-67. Review.
PMID: 15290785 [PubMed - indexed for MEDLINE]


Chou KC. Related Articles, Links
Structural bioinformatics and its impact to biomedical science.
Curr Med Chem. 2004 Aug;11(16):2105-34.
PMID: 15279552 [PubMed - in process]


Wiemer JC, Prokudin A. Related Articles, Links
Bioinformatics in proteomics: application, terminology, and pitfalls.
Pathol Res Pract. 2004;200(2):173-8.
PMID: 15237926 [PubMed - in process]


White CN, Chan DW, Zhang Z. Related Articles, Links
Bioinformatics strategies for proteomic profiling.
Clin Biochem. 2004 Jul;37(7):636-41.
PMID: 15234244 [PubMed - in process]


Maojo V, Martin-Sanchez F. Related Articles, Links
Bioinformatics: towards new directions for public health.
Methods Inf Med. 2004;43(3):208-14. Review.
PMID: 15227550 [PubMed - indexed for MEDLINE]


Umar A. Related Articles, Links
Applications of bioinformatics in cancer detection: a lexicon of bioinformatics terms.
Ann N Y Acad Sci. 2004 May;1020:263-76. Review.
PMID: 15208197 [PubMed - indexed for MEDLINE]



và còn nhiều nữa
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top