Bình chọn những sự kiện sinh học nổi bật 2006

Trương Xuân Đại

Senior Member
Năm 2006 đã qua đi nhưng để lại những dấu ấn của các sự kiện sinh học trên thế giới.Chúng ta cùng nhìn lại và bình chọn nha.
 
Tóm tắt bài báo:
Khám phá có tính đột phát nhất trong năm nay chính là lời giải của bài toán thế kỷ Poincaré (Do nhà Toán học Poincaré đưa ra vào đầu thế kỷ trước về lĩnh vực topo hình học). Điểm nhấn ở đây là người giải ra bài toán, một nhà Toán học Nga gốc Do Thái Grigory Perelman không đăng tải lời giải mà chỉ thảy lên một forum toán học. Trong 2 năm các nhà Toán học hàng đầu thế giới như Wiley, Khâu Thành Đồng săm soi lời giải vẫn không phát hiện ra lỗi và công nhận Perelman đã giải được bài toán này. Perelman được nhận giải Clay 1 triệu và giải Fields dành cho nhà toán học xuất sắc nhất 4 năm một lần, nhưng ông đều từ chối hai giải này, biện hộ là không có tiền đi dự.
Về sinh học hiển nhiên sự kiện lớn nhất là sự công nhận tính đột phá của RNAi (RNA interference - Điều hòa gene bằng các mảnh RNA) bằng giải Nobel cho hai người phát hiện ra cơ chế của hiện tượng này. RNAi là một công cụ hết sức hữu hiệu để nghiên cứu biểu hiện gene cũng như chữa các bệnh do gene.
Về tai tiếng nhất của tạp chí Science chính là hai bài báo của Huang Woo Suk về tế bào gốc và scandal sau đó khi vụ việc vỡ lỡ.
 
Sau khi đọc thêm một số thông tin thì mới nhìn nhận được vấn đề rõ hơn một chút:
- Perelman đã từ chối giải thưởng không phải vì "chảnh" mà vì ông là người làm Toán chân chính cuối cùng: "người khám phá không quan trọng bằng chính khám phá". Chính vì sự "lăng xê" của báo chí, vì những vấn đề đạo đức trong Toán học (Sau khi Perelman công bố lời giải thô trên mạng thì có gần chục nhóm "ăn theo" bằng cách bổ sung thêm để chứng minh cho hoàn chỉnh, mà một trong số đó là 2 nhà Toán học Trung Quốc; nhưng GS Khâu Thành Đồng đã lăng xê 2 nhà Toán học Trung Quốc này lên trong khi hạ thấp vai trò của Perelman xuống - Perelman cho rằng thế giới Toán hiện nay đã suy đồi và người ta chỉ chăm chăm vào những giải thưởng hoặc chức danh này nọ, chính vì vậy ông đã bỏ làm Toán luôn sau khi nghe tin được giải Fields).
- Năm ngoái sự kiện Thuyết Tiến Hóa là khám phá quan trọng nhất thì nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra gay gắt ở Hoa Kỳ, cái nôi của các nhóm Fundamentalist (Bảo thủ tôn giáo). Theo đại bộ phận dân theo Thiên Chúa ở Mỹ thì thuyết tiến hóa không thể chấp nhận được và cho đến nay người ta nghiên cứu nó trên tinh thần là "giả thuyết - hypothesis" chứ không phải là một "chân lý-fact". Chính vì vậy việc chọn thuyết tiến hóa là khám phá quan trọng nhất trong năm, Science đã tạo nên một cuộc tranh luận mang màu sắc chính trị và tôn giáo nhiều hơn là khoa học.
 
Đọc một loạt bài về Perelman tự nhiên nghĩ tới kiếm hiệp: lòng còn tạp niệm (hư danh, tiền tài) thì không thể đạt tới đỉnh cao của đạo (võ học hay khoa học).

http://www.newyorker.com/printables/fact/060828fa_fact2

Shing Tung Yau (Khâu Thành Đồng) là một nhà Toán học Trung Quốc lỗi lạc, và là nhà Toán học ảnh hưởng nhất đối với ngành vật lý ở thế kỷ 20 và 21. Từ một học sinh nghèo phải đi dạy thêm để kiếm sống, nuôi gia đình 8 anh chị em, ông đã nỗ lực vươn lên, trở thành nhà Toán học nổi tiếng nhất thế giới ở lứa tuổi 20. Ông là người rất nhiệt huyết trong việc gây dựng và phát triển nền toán học Trung Quốc ngày nay, với số lượng nghiên cứu sinh do ông hướng dẫn lên tới hơn 50 người, trong đó hơn 1/4 hiện là GS ở 4 đại học lớn nhất của Mỹ: Princeton, Harvard, Stanford và MIT. Ông cũng là bạn thân của Stephan Hawking, Hamilton và những nhà Toán học lỗi lạc nhất trên thế giới hiện nay. Mọi người đều đồng ý ông là một thiên tài thế kỷ, một bộ óc siêu việt làm việc không biết mệt mỏi. Cống hiến nổi bật nhất của ông là không gian Calabi-Yau và phương trình cho Thuyết tương đối rộng của Enstein. Không gian Calabi-Yau là nền tảng Toán học cho sự ra đời của lý thuyết Chuỗi (String theory), hay còn gọi là Lý thuyết của vạn vật (Theory of everything).

Perelman là một nhà Toán học người Nga nhút nhát và có phần hơi "gàn". Có lần ông đến Mỹ và người ta thấy móng tay ông dài chín mé, hỏi tại sao ông không cắt? Ông trả lời là móng tay sinh ra để mọc, vậy thì cứ để nó mọc. Một lần khác ĐH Stanford hỏi ông CV để điền vào giấy mời; ông trả lời nếu người ta biết công trình của ông thì đã không cần CV còn nếu người ta cần CV nghĩa là người ta không hiểu công trình của ông. Khi thỉnh giảng cho MIT, Harvard hay Stanford ông đều ăn mặc rất Nga: bánh mì, sữa và nước lã.

Năm 2003 Perelman đưa chứng minh của mình cho bài toán Hình học hóa, một trường hợp tổng quát của bài toán Poincare lên mạng. Mặc dù đấy chỉ là phác thảo lời giải nhưng trong Toán học ý tưởng đúng và lời giải đúng thường được xem như nhau. Mặc dù Hamilton là người khởi xướng ra chương trình chứng minh bài toán Poincare nhưng ông bị tắc ở phần "điếu xì gà", và Yau, mặc dù biết Ricci flow dùng để chứng minh bài toán Hình học hóa, cũng tịt ở phần này. Thế nhưng từ sau khi Perelman công bố lời giải phác thảo, Yau đã tập hợp học trò mình lại, bắt họ đọc và hiểu cho đuợc lời giải của Perelman, rồi viết ra lời giải đầy đủ. Sau đó Yau tổ chức một hội nghị quốc tế về Vật lý lý thuyết ở Bắc Kinh, mời Stephen Hawking tham dự và phát biểu một bài về "các nhà Toán học Trung Quốc chứng minh được bài toán thế kỷ", trong đó phần công lớn 50% là dành cho Hamilton, 30% dành cho 2 học trò của mình, 20% còn lại dành cho Thurston và Perelman. Câu chuyện trở nên lố bịch trong giới Toán học khi lời giải hoàn chỉnh của 2 học trò của Yau được chứng minh là có lỗi. Và chính Perelman đã khẳng đinh hai nhà Toán học Trung Quốc không hiểu lời giải của mình nên đã mất công đi tự chứng minh lại. Ngay sau đó Yau viết một bài báo công kích giới khoa học Trung Quốc là ăn hại, vòi vĩnh tiền trong khi lơ là nhiệm vụ giảng dạy. Ông ta còn công kích Điền Cương, học trò ưu tú nhất của mình, hiện là GS ở MIT vì tội ăn cắp công trình, mà không có chứng cứ chứng minh. Theo báo New Yorker, Yau đang muốn kế vị Trần Tỉnh Thân (Shing Shen Chern) làm nhà Toán học Trung Quốc lỗi lạc nhất thời đại, đồng thời ảnh hưởng nhất đến giới chính khách ở Bắc Kinh, nhưng về mặt này thì Điền Cương đang thắng thế ông nên mới có chuyện bôi nhọ thanh danh học trò của mình.

Bài viết của tạp chí New Yorker đã khiến Yau mất mặt, nên hiện ông lập ra một trang web gọi là doctoryau.com để kêu gọi các nhà Toán học giúp ông "đòi lại công bằng". Tạp chí Newyorker từ chối xin lỗi ông, mặc dù có hơn 10 nhà Toán học hàng đầu thế giới ký tên vào bản kiến nghị.

Vụ việc này cũng khiến Perelman chán nản với giới làm Toán, và tuyên bố

Bài học của vụ việc này là: Trong khoa học, chính trị, tôn giáo hay chủ nghĩa dân tộc đều có thể gây nguy hại đến đạo đức khoa học. Có lẽ chúng ta cũng không nên băn khoăn liệu VN sẽ có nhà khoa học được giải Nobel hay không. Khoa học là không biên giới và một khi anh đã nghĩ ra ngoài khoa học thì khi đó khoa học chỉ còn là một phương tiện tiêu khiển đại chúng.

The discovery is more important than the discoverer.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top